Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/07/2008 20:59 (GMT+7)

Một số bài thuốc nam chữa trị rắn cắn

1. Giã cành, lá cây kim vàng 20 – 30 gr (dùng tươi) với 0,5 – 5 gr phèn chua. Lấy một ít đắp vết thương. Cho 80 ml nước sôi để nguội vào thuốc, còn lại khuấy đều gạn nước cho nạn nhân uống. 30 phút uống một lần, ngày 8 lần (ban đầu uống nhiều đợt hơn). Thuốc đắng, cay, chua, chát khó uống, có thể thêm cam thảo bắc hoặc đường cho dễ uống, uống dần dần ít một (nếu đã bị nôn).

2. Bạch hoa xà thiệt thảo (cây lưỡi rắn hoa trắng). Lấy cành và lá tươi 30 – 100 gr, giã nhuyễn. Dùng một ít đắp chỗ dấu răng. Số còn lại cho nước sôi để nguội, khuấy đều, gạn cho nạn nhân uống hoặc sấy lấy nước mà dùng. Ngày uống 3 – 4 lần.

3. Hạt chanh khô 30 – 50 gr (dùng hạt tươi, lượng gấp đôi), giã nát, lấy một ít đắp nơi rắn cắn. Số còn lại cho nước sôi để nguội khuấy đều, lọc cho nạn nhân uống. Ngày 2 – 3 lần.

4. Phèn chua 15 gr, cam thảo bắc 15 gr, tán thành bột, mỗi lần 3 – 6 gr, ngày 2 – 3 lần. Người bị loét dạ dày không dùng bài thuốc này! (4 bài thuốc kể trên cần sử dụng hợp lý tùy lứa tuổi và thể trạng).

5. Thuốc hút nọc. Đồng bào Êđê lấy hạt bok chue (bochoe), tách đôi hạt nhúng nước, vẩy khô, áp mặt trong của hạt vào dấu răng. Hạt no máu, chất độc sẽ tự nhả ra. Tiếp tục làm đợt khác.

Đây là kinh nghiệm xử lý rắn độc cắn, nó chưa thể cứu sống nạn nhân trong mọi trường hợp! Sau khi sơ, cấp cứu, tiên lượng triệu chứng xấu, cần cho người rủi ro đi bệnh viện để tiêm thuốc kháng sinh chống độc.

Cách chữa trị rắn độc cắn của Sãi cả Tích Thắt Lô

Ông thầy nổi tiếng này có khá nhiều đệ tử rải rác khắp nơi. Khi những người dân Bảy Núi bị rắn độc cắn mà các đệ tử đều “bó tay” thì y như rằng, họ sẽ bảo bệnh nhân tìm gấp đến gặp thầy của họ để nhờ cứu mạng. Theo nhiều thầy chữa rắn, Sãi cả còn giữ lại riêng mình bài thuốc đặc trị mà theo tương truyền, trước khi mất “cao tăng” Tích Thắt Lô đã “bật mí” lại cho người đệ tử ruột. Theo những người bị rắn cắn kể lại, tùy loại rắn mà ông có cách chữa trị khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là 3 bước căn bản và nó chính xác là “khắc tinh” của “sát thủ” chàm quạp. Người viết xin được san sẻ những thông tin thú vị này:

Bước 1: Ông luôn cầm trên tay một chén nước trong vắt (đến giờ không ai biết nước đó là gì, lấy ở đâu?), tay kia cầm 3 cây nhang nghi ngút khói. Đặt người bệnh ngồi lên chiếc ghế một cách thả lỏng (nếu quá yếu có thể nằm trên giường). “Cao tăng” nhắm mắt lại, miệng lẩm bẩm những “câu thần chú” rất lạ, nghe rất êm tai. Sau đó, ngậm một nửa lượng nước trong chén vào miệng, phun lên vết thương đã sưng tấy, nửa chén nước còn lại đổ nhè nhẹ lên đỉnh đầu. Miệng tiếp tục những “câu thần chú”, dùng 3 cây nhang vuốt nhẹ từ đỉnh đầu cho đến ngón chân cái.

Bước 2: Ông cho người bị rắn độc cắn uống một chén thuốc (màu xanh đen) còn cặn bã thuốc thì đắp lên vết thương với lời nhắn: “Gần 2 giờ sau, cả người sẽ cồn cào khó chịu, nôn ra máu bầm, đó là tín hiệu tốt, xin đừng sợ”!. Thực tế, người bệnh luôn có những biểu hiện như thế sau khi trở về nhà và lẽ đương nhiên bị giảm hẳn độc tố.

Bước 3: Để nọc độc dứt hẳn, không để lại dị tật đáng tiếc, “cao tăng” hướng dẫn người thân của bệnh nhân, phải tìm cho bằng được trái trúc (trái Chanh núm ở Thất Sơn), bổ ra lấy hạt, bổ hạt lấy nhân màu trắng xanh rất nhỏ bên trong, đắp lên vết thương để kéo hết độc tố ra ngoài. Mỗi lần đắp thuốc cách nhau 12 giờ và kéo dài trong 3 ngày.

Huyền thoại

Có những chuyện rất lạ quanh cách chữa rắn độc của Sãi cả Tích Thắt Lô mà người dân cùng Bí thư xã Đặng Hồng Định chứng kiến. Người dân ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên đã phải sững sờ và trầm trồ thán phục “cao tăng” với 2 vụ chữa rắn chàm quạp cắn rất nặng. Vụ thế nhất, bà Lê Thị Tỏ bị rắn cắn chỉ còn những hơi thở cuối cùng nhưng không ai biết do loại rắn nào gây ra, điều đó rất khó chữa trị vì không biết căn nguyên để giải trừ. Mọi người đang hoang mang thì “cao tăng” cho lập bàn hương án và miệng lẩm bẩm gì đó đến toát mồ hôi trán, người ta bỗng kinh ngạc vì rắn độc lừ lừ bò trong bụi rậm ngoan ngoãn tiến đến bên ông, xem kỹ thì mới biết là chàm quạp. Vụ thứ hai, anh Nguyễn Văn Lâm bị chàm quạp lửa cắn phải, đến khi mời được Sãi cả về thì hầu như anh đã chết (xương sống cứng lại, mắt đứng tròng, máu lỗ chân lông rịn chảy, chỉ còn thoi thóp hơi thở cuối), “cao tăng” nhẹ giọng: “nếu muốn sống phải hy sinh một con mắt” và ông đã dùng “nội công” tống hết chất kịch độc trào ra từ con mắt trái và cuối cùng… anh Lâm đã sống dậy!

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.