Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 14/10/2005 14:46 (GMT+7)

Minh Trị Thiên Hoàng - Người đặt nền móng cho sự 'Thần kỳ Nhật Bản'

Thực hành cải cách đồng bộ

Đánh giá và lý giải về sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, chúng ta không thể không nhắc đến sự lãnh đạo tài tình sáng suốt và tầm nhìn xa, trông rộng của Minh Trị Thiên Hoàng, người đã tiến hành những cải cách chính trị, xã hội phi thường, đem lại sự thịnh vượng cho Nhật Bản thông qua chính sách tự cường bằng con đường tích cực. Sinh năm 1852, lên ngôi năm 1868 khi mới 15 tuổi, hoàng tử Mutsohito đã sớm nhận thấy thực trạng suy kiệt, bi đát của đất nước cũng như nhận thấy nguy cơ của chủ nghĩa thực dân phương Tây đang ngày càng hiển hiện, đe dọa nền độc lập dân tộc. Trước tình hình đó , ông cùng với những người theo chủ nghĩa dân tộc cấp tiến quyết tâm đưa đất Nhật trở nên hùng mạnh. Biểu hiện đầu tiên của quyết tâm này là ngay sau khi lên ngôi, Mutsohito đã lấy niên hiệu là Minh Trị (Meiji - tức nền chính trị sáng suốt).

Thành phố Tokyo
Thành phố Tokyo
Để có thể tiến hành công cuộc duy tân, cải biến xã hội, thì việc đầu tiên phải xóa bỏ nền chính trị cổ truyền với chính sách phân quyền mà chế độ Mạc phủ do tướng quân (Shogun) dòng họTokugawa điều khiển. Nước Nhật vào thời kỳ này có tới hàng trăm công quốc với thể chế chính trị , pháp chế, tiền tệ, quan thuế và cả đo lường riêng. Các lãnh chúa phong kiến với bộ máy thống trị quảnlý lãnh địa, tự cô lập mình bằng thanh gươm võ sĩ, trong khi cả xã hội Nhật là một nền nông nghiệp lạc hậu, nền giáo dục bị khép kín, chính trị thì bảo thủ, văn hóa chậm phát triển…

Đòi hỏi bức thiết trước nhu cầu phát triển lúc này là phải thay đổi cơ cấu chính trị, mở cửa ra bên ngoài, học tập phương Tây là con đường tối ưu mà Minh Trị đã lựa chọn. Tuy nhiên, những biện pháp mới của ông gặp phải sự chống đối gay gắt từ lực lượng bảo thủ, đứng đầu là tướng quân Tokugawa Keiki.

Ngày 07/01/1868, phái bảo thủ tập hợp lực lượng chống lại triều đình, Minh Trị liền cử các lãnh chúa cấp tiến là Satsuma và Choshu đem quân tiến đánh và giành thắng lợi lớn. Đến năm 1869, khi đô đốc Enomoto đầu hàng triều đình thì sự chống đối cuối cùng của lực lượng ủng hộ Shogun mới chấm dứt hoàn toàn.

Sau thắng lợi, Minh Trị Thiên Hoàng tuyên bố xóa bỏ chế độ Mạc phủ tồn tại gần 3 thế kỷ và thiết lập một chính quyền mới thống nhất với quyền lực tập trung về tay Thiên Hoàng. Ngày 06/04/1868, đường lối duy tân cải cách của Minh Trị chính thức được công bố khi ông cùng triều đình long trọng tuyên thệ đưa nước Nhật theo con đường duy tân.

Để đoạn tuyệt với quá khứ và xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa công cuộc duy tân vĩ đại, năm 1869, Minh Trị dời đô từ Kyoto về Edo và đặt tên cho kinh đô mới là Tokyo. Trong những năm tiếp theo đó, Minh Trị thi hành hàng loạt cải cách về quân đội, kinh tế, văn hóa, giáo dục; cho tự do nội thương, ngoại thương; thừa nhận quyền tư hữu đất đai… Về chính quyền, năm 1871, Minh Trị cử một phái đoàn đi 12 nước trên thế giới để học tập mô hình tổ chức, sau đó chính quyền được chia thành 3 ngành phân lập: Lập pháp gồm Viện quý tộc (hoàng thân, lãnh chúa, võ sĩ) và Viện dân chúng (gồm những người có uy tín, năng lực được tuyển chọn ở các địa phương) với chức năng là cơ quan cố vấn cho chính phủ về chính trị. Hành pháp do một tổng lý đại thần và 7 cục, mỗi cục do một đại thần điều khiển. Về tư pháp do Bộ Hình đảm trách nhiệm vụ kiểm sát và xét xử; năm 1871 thành lập Tòa án đầu tiên, đến năm 1875 lập Viện kiểm sát, Tòa thượng thẩm và tòa án ở các địa phương. Ngày 13/09/1871, Minh Trị cho lập thêm một Trung viện (Seiin) để điều hành hai ngành lập pháp và hành pháp. Ngày 11/02/1889, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nhật được công bổ trong đó quy định việc thành lập 2 viện lập pháp: Hạ viện và Thượng viện, đánh dấu mốc Nhật Bản trở thành quốc gia quân chủ lập hiến.

Giáo dục, yếu tố chiến lược hàng đầu

Đặc biệt, trong lĩnh vực cải cách giáo dục, Minh Trị rất quan tâm. Theo ông, công cuộc duy tân muốn thành công thì trước hết phải nâng cao trình độ hiểu biết của người dân để họ hiểu và tham gia tích cực vào sự phát triển của đất nước, đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình mới. Bên cạnh những yếu tố tích cực của nền giáo dục truyền thống, Minh Trị kiên quyết loại bỏ những hạn chế và những sai lầm không đem lại lợi ích cho sự tiến bộ của nước Nhật.

Năm 1889, sắc lệnh giáo dục được ban hành, đề ra mục đích và phương hướng của nền giáo dục mới là đem lại những giá trị tinh thần tiến bộ; khuyến khích người dân thực hiện nền tảng Nho giáo, đề cao tinh thần thượng võ truyền thống và kết hợp với học tập văn hóa phương Tây. Hoạt động giáo dục được mở rộng cho mọi tầng lớp nhân dân, kể cả phụ nữ. Bên cạnh giáo dục lý luận còn quan tâm đến giáo dục kỹ thuật thực nghiệm, vừa giáo dục dân sự vừa giáo dục quân sự.

Năm 1871, Bộ giáo dục được thành lập nhằm phụ trách, quản lý các hoạt động giáo dục, đồng thời quyết định chương trình giáo dục. Đến năm 1872, Bộ Giáo dục ban hành học chế đưa nền giáo dục Nhật Bản phát triển sang một giai đoạn mới; chế độ giáo dục được áp dụng trong toàn quốc, các trường học, cơ sở đào tạo được mở khắp lãnh thổ gồm nhiều cấp (từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học, đại học). Chính sách cưỡng bức giáo dục được thực hiện mạnh mẽ, đặc biệt là giáo dục sơ cấp dành cho trẻ em từ 6-14 tuổi. Mọi chi phí cho cấp học này đều được chính quyền đài thọ.

Các giai đoạn học cũng được phân chia thành những khoảng thời gian và mức độ giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi; các ngành học, môn học được sắp xếp phù hợp, khoa học. Ngoài ra, Chính phủ Nhật còn cử một lượng lớn học sinh đi du học ở nước ngoài để khi trở về, những người ưu tú nhất sẽ là lực lượng quan trọng đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Đội ngũ giáo viên cũng được quan tâm đặc biệt, được nhiều sự ưu đãi tốt; ngoài số giáo viên nước ngoài được thuê thì Nhật Bản tăng cường công tác đào tạo để nâng cao cả về số lượng và chất lượng giáo viên bản địa…

Chính những chính sách đúng đắn đó đã biến cả nước Nhật thành một xã hội học tập với quyết tâm cao độ, “học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây”. Chương trình cải cách trong lĩnh vực giáo dục thời Minh Trị đã đem lại những hiệu quả rất tốt đẹp, mang tính toàn diện rộng lớn đối với toàn thể nhân dân. Nó vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, đáp ứng được sự đòi hỏi của sự phát triển của nước Nhật trong giai đoạn chuyển biến. Có thể nói, nền giáo dục mà Minh Trị đã xây dựng và phát triển đã trở thành nền tảng tinh thần và vật chất cho sự phát triển của xã hội Nhật Bản. Nhờ có giáo dục mà công cuộc duy tân đã thành công. Nhật Bản nhanh chóng phát triển đuổi kịp các nước Âu - Mỹ, nêu tấm gương sáng kích thích tự cường vì độc lập và tiến bộ. Giáo dục chính là chìa khóa để nước Nhật bước vào thế giới phát triển, trở thành một cường quốc trong sự kinh ngạc của thế giới và sự ngưỡng mộ của nhiều dân tộc Á châu

Tạp chí Nhà quản lýsố 27 tháng 09/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.