Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/09/2006 21:43 (GMT+7)

Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng): Thị trấn bệnh tật

Minh Đức cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20 km về phía Bắc với hàng chục nhà máy, xí nghiệp vây xung quanh. Đến Minh Đức những ngày này chúng tôi nhận thấy sự hoang mang, lo lắng trên gương mặt từng người dân nơi đây về nguy cơmắc căn bệnh chết người này.

Những con số báo động

Gần sáu năm qua, BS Vũ Thị Thành, trưởng Trạm y tế thị trấn đã làm công việc mà chẳng ai muốn là ghi chép tên, tuổi các bệnh nhân bị ung thưtrong toàn thị trấn. Từ năm 2001, bệnh ung thưđã xuất hiện ở đây. Số người mắc bệnh tăng dần theo từng năm. Đột biến nhất là sáu tháng đầu năm 2006, toàn thị trấn có tới 16/ 29 người chết vì ung thư(chiếm 55,1 %). Chủ yếu bị ung thưdạ dày, vòm họng và phổi. Người bệnh hầu hết đều chết ở độ tuổi còn sức lao động, trong đó nam giới chiếm 65,67%”.

Hiện tại, Minh Đức còn 5 ca ung thưđang nằm chờ chết. Anh Bùi Văn Mạnh (37 tuổi) ở khu Chiến Thắng bị ung thưthực quản đã 6 tháng nay. Bệnh tật của chồng, cuộc sống của mẹ già và đứa con gái 6 tháng tuổi, giờ dồn cả lên đôi vai gầy của chị Phạm Thị Thắm, vợ anh. Biết bệnh chồng không chữađược, nhưng chị vẫn cắn răng vay mượn mua thuốc Nam cho anh uống. Nhưng đã ba hôm nay, bệnh tình của anh Mạnh càng nặng. Anh không ngồi dậyđược. Ngôi nhà nhỏ sát cánh đồng vốn đã vắng vẻ giờ lại nhuốm không khí tang tóc.

Anh Bùi Văn Chung (50 tuổi) ở khu Quyết Tâm bị ung thưdạ dày giai đoạn cuối. Cách đây 9 tháng, vợ anh là chị Đàm Thị Lợi (48 tuổi) đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo này. Gia tài nhà anh chẳng có gì đáng giá ngoài mấy chiếc giường cũ và một số đồ gia dụng rẻ tiền. Giờ đây anh Chung đang phải giành giật sự sống từng ngày, từng giờ với bệnh tật. Biết lấy ai lo cho mẹ già và đứa con trai út của anh còn đang tuổi đến trường.

Còn nhiều, nhiều nữa những gia đình có người thân đã ra đi vì ung thưtrong thị trấn công nghiệp này. Người chết ra đi trong đau đớn, còn người sống ở lại trong sự sợ hãi bệnh tật. “Việc quá nhiều người bị ung thưrõ ràng là phải có nguyên nhân chứ”- ông Phạm Quang Hùng (52 tuổi) đang điều trị ung thưvòm họng trăn trở.

Chết ngạt vì bụi

Cái dễ nhận thấy bằng mắt đối với bất kỳ người nào đến Minh Đức là bụi. “Bụi không chỗ nào mà thở. Chúng tôi đã sống với bụi, ngủ với bụi, ăn với bụi từ các nhà máy xi măng, hoá chất, đất đèn từ nhiều năm nay rồi”- ông Vũ Văn Khánh, khu Thắng Lợi bức xúc. Vây quanh thị trấn Minh Đức là hơn 10 nhà máy, xí nghiệp lớn như: Xi măng Chinfon, Xi măng Hải Phòng, Đóng tàu Phà Rừng, Hóa chất và Đất đèn Tràng Kênh, Đá phụ gia và xây dựng Minh Đức...

Khoảng cách từ nhà các hộ dân khu Thắng Lợi đến xưởng sản xuất của nhà máy Hoá chất và đất đèn Tràng Kênh chưa đến 200m. Chị Bùi Thị Phú (34 tuổi) ở khu Thắng Lợi phản ánh: “Ngày đêm hai ống khói nhà máy Hóa chất và Đất đèn nhả khí thải chúng tôi hít đủ. Bụi đất đèn theo gió bám đầy vào quần áo, mái nhà và cây cối xung quanh. Sợ nhất là mỗi khi khói của nhà máy đất đèn bay ra mùi ngai ngái rất khó ngửi”.

Phần lớn dây chuyền sản xuất của các nhà máy nhưxi măng Chinfon, Xi măng Hải Phòng ở trên cao, nên bụi đá, bụi xi măng liên tục phát tán vào môi trường và các nhà dân trong thị trấn ở ngay phía dưới phải hứng trọn. Bà Dương Thị Tự than thở: “Khi nhà máy xi măng xả thải, các hộ gia đình trong xóm Chiến Thắng chẳng ai dám mở cửa. Mở ra bụi bay vào nhà lau không kịp. Mỗi ngày tôi phải lau nhà cả chục lần mà vẫn không hết bụi. Cứ mãi thế này, chúng tôi đến chết ngạt vì bụi mất thôi.”

Đó là chưa kể đến hàng trăm xe trọng tải lớn, nhỏ hằng ngày chở clinker, đá vôi, đất sét từ các mỏ khai thác về nơi tiêu thụ với mật độ lớn và không có vải bạt che phủ chạy qua thị trấn khiến môi trường nơi đây đã bị ô nhiễm lại càng ô nhiễm thêm. Những cột bụi đặc quánh cuốn theo chiều gió chui vào từng căn nhà và đến từng bữa ăn, giấc ngủ của mỗi người dân Minh Đức.

Điều đáng lo ngại là hàng nghìn học sinh từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các trường tiểu học, THCS hằng ngày vẫn đến trường học cùng với bụi. Cả trạm y tế của thị trấn cũng nằm trong vùng bụi. Nhiều lần dân thị trấn   dùng đá chặn không cho xe ô tô chạy qua nhưng chỉđược vài hôm rồi đâu lại vào đó.

Lo nhất là nước ăn

Người dân Minh Đức đã tìm mọi cách để hạn chế tác hại của bụi đối với gia đình mình. Chúng tôi toát cả mồ hôi hột khi thấy nhiều người dân, trong đó có cả trẻ nhỏ đang trời mưa bò lên quét mái nhà. “Các cháu phải lên quét mái nhà mỗi khi có mưa. Mỗi lần quét thuđược cả ba bốn kg bụi. Nếu không quét bụi thì phải đợi đến đợt mưa thứ hai mới dám hứng nướcđưa vào bể để dùng”- ông Phan Văn Lịch (60 tuổi) ở Thắng Lợi giải thích.

Không hứng nước mưa thì không có nước ăn. Nhưng hứng vào trong bể nước đóng cặn đen xì. Chị Lê Thị Thuỳ chỉ tay vào bể chứa nước mưa than thở: Tôi vừa vệ sinh bể sạch sẽ mà qua hai trận mưa đáy bể cặn đã dày hàng tấc rồi”.

“Nước sinh hoạt ở đây không bảo đảm”- BS Vũ Thị Thành cảnh báo. Nước ngầm bị hoá chất ô nhiễm. Nhiều hộ thuộc khu Hoàng Tôn khoan giếng gặp nước thối không sử dụngđược. Còn các khu khác, nước giếng chỉ dám dùng vào việc tắm, rửa.

Cho đến thời điểm này, Minh Đức vẫn chưa có hệ thống nước máy. Để có nước ăn, gần như100% hộ gia đình trong thị trấn đã phải lọc nước mưa qua bình lọc. “Chúng tôi lo nhất là nước ăn. Chẳng ai dám khẳng định nước lọc qua bình có đảm bảo vệ sinh và không ô nhiễm” - chị Thùy hoài nghi.

Thảm họa môi trường đang treo lơlửng trên đầu người dân vô tội ở thị trấn Minh Đức. Trước sự bức xúc của người dân, chính quyền xã đã đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường về quan chắc môi trường để có giải pháp xử lý. Kết quả ra sao và đến bao giờ tìm rađược nguyên nhân dẫn đến căn bệnh quái ác đang hoành hành ở thị trấn Minh Đức... vẫn là câu hỏi chưa có sự trả lời cho người dân Minh Đức.

GS Nguyễn Bá Đức- Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội):

Ðể kết luận, cần có hội đồng chuyên môn

Không thể căn cứ vào lời nói, số liệu của một số người để khẳng định về chuyện xuất hiện làng ung thư. Cho dù đó là thông tin của trưởng Trạm y tế địa phương, một người có chuyên môn về y tế, cũng vậy thôi. Để có kết luận, cần phải có một hội đồng chuyên môn xuống tận nơi nắm tình hình, tìm hiểu và phân tích kỹ. Những việc này không thể tiến hành xong trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một thời gian tương đối dài. Ví nhưlàng ung thưở Thạch Sơn ở Phú Thọ, cho đến thời điểm này, hội đồng chuyên môn (Bệnh viện K là một thành viên) đãđược thành lập, vẫn đang tiến hành nghiên cứu và chưađưa ra bất kỳ kết luận gì.         

Nguồn: KH&ĐS Số 58 Thứ Sáu 21/7/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.