Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/06/2006 00:20 (GMT+7)

Kinh nghiệm đốn tạo tán cho nhãn

Đốn tỉa tạo hình

(Đốn cơ bản)

Thực hiện trong 3 năm đầu sau trồng. Khi cây nhãn vừa bén rễ hồi xanh, ra lộc và lá mới cần đốn tạo hình ngay, tiến hành cắt ngọn thân chính cách mặt đất 50-60cm để thân chính nảy các cành cấp 1 mới đều nhau. Khi chồi ở phía dưới vết cắt mọc, chọn và giữ lại 3 cành cấp 1 có đường kính cành tương đối đồng đều, cân đối hướng về 3 phía khác nhau để tạo bộ khung (cành khung cấp 1) chính. Để cành khung cấp 1 ra 2-3 đợt lộc (dài khoảng 50cm) tiến hành bấm ngọn cho ra cành cấp 2. Trên mỗi cành cấp 1, chỉ để 2-3 mầm khoẻ phân bố đều về các hướng tạo bộ khung cành cấp 2. Khi cành khung cấp 2 mọc dài 50cm, tiếp tục bấm ngọn và cũng chỉ giữ lại 2-3 chồi khoẻ mạnh để tạo bộ cành khung cấp 3. Quá trình này được làm liên tục trong 2 năm đầu để tạo các cành khung cấp 4, cấp 5,… Hết năm thứ 3, cây nhãn đã có bộ tán ổn định và bắt đầu bói quả, bước sang thời kỳ đốn tạo quả.

Mỗi khi cây hình thành lộc mới cần tỉa bỏ những lộc mọc quá dày hoặc mọc ở vị trí không phù hợp để tạo cho cây có bộ tán cân đối.

Đốn tạo quả

(Duy trì hàng năm)

Tiến hành từ năm thứ 4 trở đi. Giữ lại những cành thu và cành đông (không đốn hớt ngọn vì sẽ cắt bỏ những búp sinh ra cành quả). Loại bỏ cành tược, cành la, vũng, bị sâu, bệnh gây hại. Khi đốn cành, dùng dao hay kéo sắc, vết cắt phải gọn, chọn ngày nắng ráo để vết thương giảm chảy nhựa, cây đỡ chột, vết thương nhanh lành sẹo và nhanh nảy những đợt lộc mới.

Đốn tạo quả thường tiến hành theo các đợt sau:

Vụ xuân : Tiến hành vào giữa tháng 2 đến giữa tháng 3; cắt bỏ cành chất lượng kém, cành mang sâu, bệnh hoặc mọc lộn xộn trong tán.

Vụ hè : Tiến hành vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6; cắt bỏ những cành mọc nhỏ, yếu, mọc quá sít nhau, chỉ để 1-2 cành khoẻ mọc trên cành mẹ.

Vụ thu : Tiến hành ngay sau khi thu hoạch quả, tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và cành mọc quá dài. Khi lộc thu hình thành (dài khoảng 10cm), tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và chọn để 1-2 cành trên mỗi cành mẹ.

Vụ đông : Đối với cây nhãn trẻ, sinh trưởng mạnh hoặc gặp năm vụ đông có thời tiết ấm và ẩm, cây sẽ ra 1 đợt lộc đông. Nếu lộc đông có lá non thành thục trước 20/12 thì cây nhãn vẫn có khả năng ra hoa đậu quả vào năm sau. Cách đốn tỉa tương tự như đối với lộc thu. Lộc đông ra muộn sau 20/12 cần tiến hành đốn bỏ.

Để giữ các lộc non mới ra, lá chưa thành thục, bà con cần chú ý phòng trừ các loại sâu hại (bọ cánh cứng). Dùng các loại thuốc trừ sâu như: Sokupi 0,36AS, Karate 2,5EC, Regent 800WG, Padan 95SP phun phòng khi lộc (đọt) nhú dài 5-10cm.

Một số bệnh làm thối lá và quả cũng cần chủ động phòng trừ: sương mai dùng Anpine 80WP, Ridomin (Ricide) 72WP; thán thư dùng thuốc Bavistin (Carbenzim) 50SL, Manage 5WP phun trừ kịp thời khi vết bệnh mới xuất hiện.

Nguồn: Kinh tế nông thôn, số 9 (495), 27/2/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.