Học giả Đài Loan với Phan Bội Châu
Trần Ích Nguyên, chủ nhiệm Khoa Trung văn trường đại học quốc lập Thành Công Đài Loan là một học giả tiêu biểu có tình cảm đặc biệt và có nhiều nghiên cứu về văn học Việt Nam . Mặc dù bận nhiều công việc và ở lứa tuổi trung niên nhưng Trần Ích Nguyên đã có 4 công trình nghiên cứu về văn học Việt Namđược xuất bản ở Việt Nam . Đó là các công trình sau đây: Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều, Thái Đình Lan và tác phẩm Hải Nam tạp trứ, Nghiên cứu tiểu thuyết Hán vănTrung - Việt. " Mối tình" (chữ dùng của Phạm Tú Châu) của Trần Ích Nguyên bắt đầu từ khi ông được giao khảo cứu văn bản tác phẩm Truyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ. Từ tiểu thuyết cổ ông chuyển sang nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian. Tác giả viết một phần (phần V) trong cuốn sách Khảo sát văn hiến Hán - Nôm về công chúa Liễu Hạnh - nữ thần của Việt Nam . Thái Đình Lan là người huyện Bành Hổ, Đài Loan, năm 1835 đậu tiến sĩ trong cuộc thi Hương ở tỉnh Phúc Kiến. Thi xong ông đáp thuyền về Đài Loan. Không ngờ gặp bão thuyền của ông trôi dạt vào cửa biển Thới Cần, tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam . Người Quảng Ngãi thời đó biết ông là người nhà Thanh và thường gọi là "ông Lãm Sinh". Ông được đưa về nước bằng đường bộ, đi qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An, Ninh Bình, Lạng Sơn, đến Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) rồi trở về Bành Hổ (Đài Loan). Để nghiên cứu nhân vật Thái Đình Lan Trần Ích Nguyên đã nhiều lần sang miền Trung Việt Nam điền dã, khảo cứu, sưu tầm, ghi chép và kết quả đó được thể hiện trong công trình nghiên cứu "Thái Đình Lan và tác phẩm Hải Nam tạp trứ".
Giáo sư Trần Ích Nguyên sinh năm 1963, người huyện Chương Hóa, Đài Loan. Năm 1988, ông nhận học vị thạc sĩ, năm 1995 nhận học vị tiến sĩ tại trường đại học Văn hóa Trung Quốc (Đài Loan). Ông là giáo sư giảng dạy văn học cổ điển, văn hóa dân gian, văn hóa Hán vùng Đông Á. Cũng như nghiên cứu sinh La Cảnh Văn Trần Ích Nguyên có cảm tình đặc biệt với nhà cách mạng, yêu nước, nhà văn, nhà thơ Việt Nam là Phan Bội Châu. Tình cảm nồng hậu đó của hai ông được thể hiện trong báo cáo khoa học nhan đề "Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc - Tìm hiểu trường hợp Phan Bội Châu tiếp thu và chuyển hóa các câu chuyện anh hùng dựng nước phương Tây".
Sau đây là các luận điểm mới về Phan Bội Châu của các học giả Đài Loan:
Phan Bội Châu với Mazzini (Ý)
"Khi Phan Bội Châu chủ động đọc các ngôn hành sự tích của các nhân vật đại nghĩa, các lãnh tụ nước ngoài hoặc khi tiếp xúc với họ ông vừa thể hiện trạng thái đồng cảm vừa cảm kích, ngưỡng mộ. Ông cho rằng các nhân vật ấy là tấm gương cho con đường tranh giành độc lập ở Việt Nam ". Hai tác giả dẫn lời của Phan Bội Châu: "Trong Italy tam kiệt, tôi đặc biệt ngưỡng mộ Mazzini. Tôi tâm đắc nhất câu "Giáo dục và bạo động song hành". Một mặt cổ động học sinh xuất dương du học, một mặt kích thích tư tưởng và hành động cách mạng trong dân". Theo hai tác giả chi tiết Truyện ba anh hùng người Ýmà Phan Bội Châu đã dẫn chứng là bài Truyện ba vị anh hùng kiến quốc người Ýcủa Lương Khải Siêu (1873-1929) đã được đăng trên tờ Tân Dân tùng báo(từ tháng 6-12-1902) trước khi Phan Bội Châu sang Nhật (1905).
Một trong ba người mà Phan Bội Châu nêu tên và noi gương, đó là Mazzini. Trong cuốn Truyện ba anh hùng kiến quốc người Ý Lương Khải Siêu nêu đầy đủ "sự tích" của ba người đó là Garibaldi (1810-1861) Cavoun (1810-1861) và Mazzini (1805-1872). Vì sao Lương Khải Siêu cho rằng tình thế nước Ý thời trước độc lập gần giống như Trung Quốc với thời đại của ông. Theo hai tác giả thì Truyện ba anh hùng kiến quốc người Ýcũng không phải là của Lương Khải Siêu mà lúc đầu nó có tên là Truyện ba anh hùng kiến quốcItaly bằng Nhật ngữ mà tác giả là Kumiko Hirata người Nhật (Bình Điền Cửu 1872-1923), do Nhật Bản dân hữu xãxuất bản, năm 1892 và bài viết Camilo B.Cavourcủa Matsumura Kai-seki (1859-1939) viết trong bộ Thái dương(612, Q.4, tháng 1,2-1898) và bổ sung thêm tài liệu của các tác phẩm khác để viết nên. Tác phẩm của Lương Khải Siêu thể hiện mối quan hệ phức tạp về tư tưởng giữa hai nước Trung - Nhật. Khi đọc tác phẩm này Phan Bội Châu đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lương Khải Siêu là "giáo dục và bạo động phải song hành". Từ ảnh hưởng phong trào Duy Tân của Nhật Bản Phan Bội Châu phát động phong trào Duy Tân của Việt Nam và ông chia lực lượng thành hai nhóm: một nhóm "Hòa bình" và một nhóm là "Hành động" (ở Việt Nam thường gọi là "Bạo động") theo tư tưởng cách mạng của Mazzini qua con đường trào lưu tư tưởng Duy Tân tiên tiến của Nhật Bản thời bấy giờ. Vì một lẽ đơn giản là cả hai nhà cách mạng Trung Quốc và Việt Nam là Lương Khải Siêu và Phan Bội Châu đều sang Nhật Bản và chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng ấy.
Phan Bội Châu và Washington (Mỹ)
Washingtonlà người sáng lập ra nước Mỹ. Các giáo sĩ truyền giáo phương Tây khi sang các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc đã tuyên truyền hình tượng Washington một cách tích cực và hữu hiệu. Năm 1838 ở Trung Quốc đã có bài Giản lược ngôn hành Washington đăng hàng tháng trên báo Đông Tây dương khảo. Từ 1842, hình tượng Washington đã chính thức tuyên truyền ở Trung Quốc và được ví như "Hình tượng vua Nghiêu vua Thuấn". Năm 1855, người Nhật Bản mới biết đến hình tượng lịch sử Washington .
Trong tự truyện cũng trong tác phẩm của mình ông không hề nói đến việc ảnh hưởng Washington như trường hợp của Mazzini nước Ý. Như trước khi xuất dương Phan Bội Châu đã tìm đọc cuốn Doanh hoàng chí lượccủa Từ Kế Dư. Theo hai tác giả người Trung Quốc Lê Nhữ Khiêm và Thái Quốc Chiêu dịch mới có ảnh hưởng đến Phan Bội Châu về hình tượng Washington. Điều này thể hiện khá rõ trong tác phẩm Sùng bái giai nhâncủa ông. "Giai nhân" mà Phan Bội Châu nói đến ở đây "là các anh hùng tráng sĩ Việt Nam thời kháng Pháp" mà "Thứ nhất là Cao Thắng, tiếp theo là Đội Hợp, tiếp nữa là Quản Bảo". Phan Bội Châu nhấn mạnh: "Ngày nay tất cả các nước trong năm châu đều công nhận, một vĩ nhân đứng vào bậc nhất thế giới, đó là Washing-ton. Anh em chúng ta say mê muốn học tập, chẳng có ai hơn Washington " ( Sùng bái giai nhân). Sau khi thuật lại cuộc đời và sự nghiệp của Washington Phan Bội Châu cảm thán lên rằng: "Ôi tệ thật! Chẳng lẽ đất nước này không có một Washington hay sao?" Qua dẫn chứng khách quan của hai tác giả Đài Loan có thể khẳng định người Việt Namđầu tiên ca ngợi "giai nhân" Washington là Phan Bội Châu. Cũng theo hai tác giả hoạt động người Trung Quốc là Uông Vinh Bảo cho rằng chế độ tuyển cử tổng thống do Washington đề xướng có thể ví như nền tảng chính trị lý tưởng sơ khai Nghiêu Thuấn ở Trung Quốc thượng cổ. Cả hai nhà cách mạng Phan Bội Châu (Việt Nam) và Uông Vinh Bảo (Trung Quốc) đều cùng đọc tác phẩm Washing-ton tự truyệnvà rút ra bài học sâu sắc và thiết thực. Chính vì tiếp thu tư tưởng cách mạng tân tiến của Washington mà Phan Bội Châu nêu khẩu hiệu "bài Pháp phục Việt". Trong cuốn Nam du Hồng qua lụcPhan Bội Châu đề cập đến tư tưởng "Dân trí trấn dân khí" và "Khai dân trí" tiến bộ của Washing-ton. Hai tác giả nhấn mạnh "Trước thời Phan Bội Châu, nhiều nhà cách mạng Trung Quốc cũng không tìm thấy được nguồn tư tưởng cách mạng trong các câu chuyện về đời sự nghiệp của Washington và đều cho rằng có thể lấy đó khích lệ lòng yêu nước trong nhân dân mình".
Phan Bội Châu với Nhật Bản và Trung Quốc (Đông Á).
Thời bấy giờ Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước lớn ở Đông Á. Trung Quốc gần Việt Nam , có nhiều nét tương đồng về văn hóa nhưng khi "Đông du" Phan Bội Châu quyết định đến Nhật Bản để học tập. Lý do đơn giản để Phan Bội Châu chọn Nhật Bản vì Nhật Bản rất thành công sau cuộc Duy Tân - Minh Trị quyết tâm "học tập, đuổi kịp và vượt phương Tây". Các nhà tri thức và cách mạng lớn của Trung Quốc như Tôn Trung Sơn (1866-1925), Lương Khải Siêu (1873-1929) Chương Thái Viêm (1869-1936) và Lỗ Tấn (1881-1936) đều đến Nhật Bản để học tập con đường cứu nước và dựng nước. Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản và làm quen với các nhà yêu nước cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc đang hoạt động ở Nhật Bản. Phan Bội Châu cũng có những liên hệ nhất định với các đại thần ở Nhật Bản là Okuma Shigenobu (1838-1922) và Inukai Tsuyoshi (1855-1932). Đầu thế kỷ XX trước sự xâm lược của thực dân phương Tây các nước Đông Á nổi lên việc dịch Vong quốc sửtrong đó Trung Quốc là nước đi đầu. Trước khi Phan Bội Châu biên soạn sách Việt Nam vong quốc sửnăm 1904 Lương Khải Siêu đã viết sách Triều Tiên vong quốc sử lượctừ đó ông và Phan Bội Châu đã bút đàm và biết được thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam tình hình rất khẩn trương nên khích lệ Phan Bội Châu dùng "Văn tự bi thống kịch liệt" để viết "nguyên nhân và lịch sử vong quốc của Việt Nam". Năm 1905, Việt Nam vong quốc sửcủa Phan Bội Châu được xuất bản và nhanh chóng đã gây được sự chú ý của các nhân sĩ yêu nước Triều Tiên. Năm 1906, dịch giả người Triều Tiên tên là Huyền Thái (185601925) đã dịch và cho xuất bản cuốn Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu và sau đó (1907, 1908) lại tái bản gây tiếng vang lớn và nó được coi là "sách cần đọc của tuổi thơ" trong sách giáo khoa bậc tiểu học ở Triều Tiên. Ngoài Việt Namvong quốc sử, tác phẩm khác của Phan Bội Châu là Hải ngoại huyết thưđược tác giả Trung Quốc là Triệu Thân (1875-1930) dịch và đăng trên tờ Vân Nam tạp chívà ông nói: "Người Việt Nam Sào Nam Tử viết Hải ngoại huyết thưđể nói với người trong nước, bi thống, khẩn thiết… Than ôi, vì Việt Nammà còn chưa dám làm người Việt Nam ".
Trước khi xuất dương Phan Bội Châu đã tiếp thu "tân trí tân học". Ông đọc rất nhiều sách của các nhà tư tưởng chính trị của Nhật Bản và Trung Quốc. Để "mở mắt nhìn thế giới" ông đặc biệt chú ý đến vùng Đông Á mà trước hết là Nhật Bản. Từ Nhật Bản Phan Bội Châu mở tầm nhìn rộng lớn các nước Âu - Mỹ. Từ đó tiếp thu những tư tưởng canh tân tiến bộ. Tư tưởng mà Phan Bội Châu thu hoạch được ở Đông Á nhất là Nhật Bản là tư tưởng: "Tái sản xuất", "Hiện đại", "Truyền thống", "tư duy mới" và "Quan niệm cũ".
Học giả Đài Loan có cảm tình và sự ngưỡng mộ đặc biệt với Phan Bội Châu. Họ cố gắng tìm kiếm những tài liệu mới về Phan Bội Châu ở Nhật Bản và Trung Quốc cho nên cách nhìn của họ về sự nghiệp văn hóa và cách mạng của Phan Bội Châu chân thực, khách quan, phù hợp với sự chân thực lịch sử mà bấy lâu nay các học giả Việt Nam thường có tư tưởng "một chiều", khẳng định và ca ngợi thiên về suy đoán, cảm tính. Các học giả Đài Loan đã cung cấp những tư liệu tốt xác định thời điểm ra đời các tác phẩm của Phan Bội Châu như Việt Nam vong quốc sử, Sùng bái giai nhân, và Hải ngoại huyết thư. Qua đây có thể khẳng định con đường cách mạng và sự nghiệp của Phan Bội Châu không tách rời và chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học, tư tưởng và văn hóa phương Tây và Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên).