Hoa Sen trong tâm linh người Việt
Hoa sen hẳn có ý nghĩa gì siêu thoát lắm, nên mới được người đời, nhất là các tôn giáo, quí trọng như thế. Cứ theo lý lẽ thông thường mà người đời nêu ra để ca tụng hoa sen chúng ta thấy nó có những đức tính cao quí
* Đức tính của hoa sen
1. Tính không nhiễm- Cây sen là một loại cây mọc dưới bùn lầy dơ bẩn nhưng có tánh không nhiễm ô. Đó là một đức tánh caoquí không thể tìm thấv ở các loại cây khác. Thế nên nó được người đời ca tụng về tánh vô nhiễm ấy, như câu ca dao mà ta thường nghe:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại che nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
2. Tính trùng thanh- Ngoài tánh vô nhiễm, mọc trong bùn mà không nhiễm bùn, cây sen còn có đức tánh, hễ mọc nơi nào thì làm cho nước đục nơi đó lắng trong. Đã không nhiễm mà lại còn biến cải hoàn cảnh chung quanh mình thì hoa sen có thê sánh với đức tánh cảm hóa của người tu hay người quân tử
3. Hương vị thùy mị -Hoa sencó một hương vị đặc biệt khác hơn các loại hoa. Có thứ hoa có sắc rnà không hương; có thứ hoa có hương mà không sắc. Đến như hoa sen thì hương sắc đều gồm đủ, nhưng về hương thì mùi thơm của hoa sen rất dịu, rất thùy mị, gây nơi người ngửi nó một tinh thần cao thượng, khác hơn hương hoa hường quá nồng, hoa dạ lý hương quá gắt, kích thích những ý nghĩ về dục lạc, còn về sắc thì hoa sen đều đặn nhất, ngoài hợp những tai hoa hoặc trắng hoặc hồng, trang điểm thêm những nhụy vàng rất xinh xắn, trông vừa kín đáo vừa đầm thấm, như đức hạnh của người tu, không lả lơi hay khêu gợi như các hoa khác.
4. Tínhtinhkhiết -Trong các thứ hoa, có thể nói hoa sen là trong sạch hơn hết, từ khi hoa nở cho đến khi hoa tàn, chắng hề có bướm ong bén mảng, làm cho các tai hoa bần nhơ những phấn bụi. Bởi hoa sen tinh khiết như thế nên được người đặc biệt chọn để cúng dường ngôi Tam bảo.
5. Tính cố gắng và kiên nhẫn -Ngoài các đức tánh thanh bạch, vô nhiễm, cây sen còn có đức tánh cố gắng và kiên nhẫn. Hãy xem sự sinh thành của cây sen sẽ thấy, không giờ phút nào sen không cố gắng và kiên nhẫn chịu đựng mọi hoàn cảnh khó khăn.
a) Hạt giống đê lâu không hư -Trong các hạt giống, có thể nói, hạt sen giữ lâu đã không hoại mà vẫn còn duy trì mầm sống mãi mãi, có lẽ nhờ các vỏ cứng bên ngoài bao bọc. Nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng minh điều ấy. Hạt sen có tuổi thọ 237 - 400 năm đem gieo trồng thí nghiệm vẫn mọc tốt.
Những cuộc thí nghiệm ấy đủ cho ta thấy hạt sen, dù để lâu vẫn giữ mầm sống của nó không ủng, có thể ví với hạt giống (chủng tứ) của các nghiệp tàng ấn trong tạng thức, một khi gặp đủ nhân duyên thì phát triển rất mau.
b) Từ trong bùn mọc lên -Khác hơn nhiều loạicây,thường mọc trên khô cạn, cây sen mọc trong bùn, sâu dưới đáy nước. Cái mầm phá cho được cái vỏ cứng để chui ra, đã là một sự cố gắng lớn lao và nhiều kiên nhẫn; nhưng khi chui ra được rồi, ngó sen còn phải cố gắng vượt cho hết lớp bùn hôi tanh để ngóc đầu ngoi lên trong nước.
c) Vượtqualớpnước sâu -Tuy từ bỏ lớp bùn đất nhơ bẩn vượt lên trên mặt nước, nhưng cây sen chưa lấy thế làm thõa mãn, nó còn cố gắng vượt qua lớp nước đục ở tận đáy để ngoi lên lớp nước trong, càng vượtlên càng làm cho hoàn cảnh vẩn đục bao bọc chung quanh mình trở nên trong sạch ấm áp.
d)Vượtlênhưkhông -Mặc dầu phá vỡ bao nhiêu ràng buộc bởi đất và nước để vượt ra chỗ khoáng đạt hư không, sen cũng chưa hết cố gắng. Nó còn cố ngóc đầu và vượt lên giữa ánh sáng mặt trời. Kết lấy đóa hoa để rồi một hôm, khi cuộc tiến hóa viên mãn, khoát nhiên khai nở, khoe màu sắc thanh tươi và xông hương thơm tràn ngập trong không gian.
Sự sinh thành của cây sen, xem đó, là một tấm gương kiên nhẫn và cố gắng. Nó hàm xúc một triết lý cao siêu về sức sống cua con người, tiêu biểu đức tánh cần cù và tinh tiến của kẻ tu hành tiến trên con đường giải thoát đầy gian lao nguy khổ.
Ba lớp: đất, nước, hư không mà cây sen đã trải qua, nào có khác ba trạng thái của cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Từ trạng thái cõi Dục đầy nhơ bẩn, người tu cố gắng vượt lên trạng thái cõi Sắc, nhưng khi đạt đến các cõi thiên, bởi thấy chưa được giải thoát, nên cố gắng vượt lên trạng thái vối Vô Sắc, và khi đạt đến cõi Phi tưởng cũng chưa thấy được giải thoát nên còn phảicốgắng vượt lên cho đến chỗ hoàn toàn giải thoát tức là trạng thái của tri tuệ triển khai; như đóa hoa sen khi nở vậy. Sự sinh thành của cây sen hình dung được ý chí của người tu giải thoát.
Phải chăng nhờ gồm đủ những đức tánh: thanh bạch, tinh tiến, kiên nhẫn, cảm hóa... như đức tánh của kẻ tu hành mà hoa sen được quí trọng và dùng làm đối tưởng tiêu biểu những triết lý mầu nhiệm trong đạo Phật.
*Hoasen đối vớiđaoPhật
Đối với đạo Phật, hoa sen là một vật quí trọng tôn kính hơn hết. Khi bước vào chùa, ngó lên ngôi Tam bảo là thấy bao nhiêu hình sắc của Hoa sen. Trước hết, đập mạnh vào thị giác của mỗi người là chỗ ngồi và chỗ đứng của chư Phật đều làm thành hình một đóa hoa sen to tướng mà danh từ Phật học gọi là Liên tòa hay tòa sen. Sau đó là những Hoa sen tươi hoặc đã nở hoặc còn búp dâng cúng trước mỗi bàn thờ Phật.
Danh từ Hoa sen (Liên hoa) còn được dùng vào nhiều vật dụng của chư tăng hay nghi thức lễ bái.
Như bộ áo cà sa của tỳ-khưu được gợi là Liên hoa y hay Liên hoa phục, có ý biểu dương cái nghĩa thanh tịnh không nhiễm trước như Hoa sen.
Khi chúng ta lễ Phật, hai bàn tay chấp lại làm thành hình Hoa sen còn búp mà nhà Phật gọi là Liên hoa hợp chưởng. Đó là hình tướng của một cái ấn mà khi hành lễ chúng ta phải kết trước hết. Nó còn phản ảnh cái hình hài khi chúng ta còn ở trong thai mẹ. Theo kinh điển, liên hoa hợp chưởng (chắp tay thành hình hoa sen bùn) còn hàm xúc nhiều ý nghĩa rất sâu xa. Nó biểu thị cho Lý và Tri cùng một thể. Tay trái thuộc về tịnh và không hay làm việc, là hiểu thị của Lý còn, tay mặt thì năng làm việc, cho nên biểu thị cho Trí.
Ngoài lối chắp tay gọi tà Liên hoa hợp chưởng, nhà Phật còn cách ngồi gọi là Liên hoa tọa (cách ngồi hình Hoa sen).
Chư Phật thường ngồi trên tóa sen hay ngồi xếp chân theo hình Hoa sen là lấy theo nghĩa của Yên hoa tạng thế giới, gọi tắt là Hoa tạng thế giới.
*
* *
Hoa sen đã quí báu dường ấy, thế nên trong sách Tánh mạng khuê chỉ có bài thơ khen tặng, đáng làm tấm gương trong sáng cho kẻ tu hành xem đó mà suy nghiệm.
Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên,
Xuất ố nê trung sắc chuyền liên;
Hành trực ngẫu không bổng hựu thục,
Tu hành diệu lý khắp như nhiên
Tạm dịch
Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,
Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.
Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.
Cái lý tu hành cũng thế thôi.
Thật thế cây sen, tự bản thân và sự sinh thành của nó hàm súc một triết lý siêu mầu cao cả. Kẻ học đạo, nếu biết lấy đó làm tấm gương tu tiến thì quả Phật chang phải là khóđược.
Ngay như hột sen, nào có khác hột giống Bồ đề của ta, một khi đã gieo vào tâm thức thì không bao giờ mất hay hư hoại. Nó sẽ nảy nở nếu có đủ điều kiện về nhân duyên; ví bằng không gặp hoàn cảnh thuận tiện do ác nghiệp gây ra làm trở ngại thì nó vẫn nằm đó chớ không hề mất hay úng.
Đến khi gặp đủ nhân duyên, hột sen tự phá lấy lớp vỏ cứng và cố gắng không ngừng vượt lên. Mọc trong bùn đất hôi tanh nhưng nó không hề bị ô nhiễm, cố vượt cho ra khỏi lớp bùn để chui lên trong nước, càng vượt lên càng hoán cải hoàn cảnh chung quanh mình, biến lớp nước vẩn đục trở nên trong trẻo.
Như cây ấu hay các loại thủy thảo, khi vượt lên lớp đất lên đến lớp nước thì đã trổ bông kết trái rồi. Đến như cây sen thì không lấy thế làm mãn nguyện; nó còn cố gắng vượt lên cho khỏi lớp nước đó. Cũng không như cây bông súng kết hoa ngay trên mặt nước, cây sen vẫn tiếp tục vượt lên không trung, rồi khi cuộc tiến hóa viên mãn mới kết hoa để tươi nở dưới ánh sáng mặt trời, ban rải mùi hương ngào ngạt khắp nơi.
Cái lý tu hành cũng như thế. Muốn có cây sen trước hết phải có hột giống, cũng như người muốn thành Phật trước phải gieo hột giống Bồ đề, và cho được ươm hoa kết trái, cây sen phải từ dưới bùn mọc lên, cũng như con người phải từ cõi trần ô trược mà tu tiến lên thành Tiên thành Phật vậy.
Mặc dầu mọc trong bùn, cây sen không nhiễm bùn, trái lại còn hoàn cải nước đục thành trong, cũng như tu hành mặc dầu sống ở cõi trần, chung lộn với kế tục, thế mà đã không nhiễm trầm, đắm mê tục lụy, trái lại còn cảm hóa bao nhiêu người chung quanh mình quay đầu hướng thiện, tinh tấn tu hành.
Sự sinh thành cây sen là cả một cuộc đời kiên nhẫn và cố gắng. Nó phải vượt qua ba lớp: bùn, nước và không khí mới trổ hoa, không khác công phu kẻ tu hành phải vượt qua khỏi tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới mới được hoàn toàn giải thoát.
Còn gì tươi đẹp và thơm tho bằng hoa sen khi mới nở, cũng nơi kẻ tu hành, ôi! còn gì tự tại an vui bằng khi trí tuệ khoát khai là mức rốt ráo của con đường tu tiến, là kết quả của bao nhiêu kiếp cố gắng và kiên nhẫn tu hành.
Do những đức tánh siêu mầu hơn các loại hoa mà Hoa sen được Phật tử quí trọng tôn kính.
Y nghĩa của Hoa sen thật là sâu xa cao cả.
(Theophatgiao.com)