Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/07/2011 20:57 (GMT+7)

Hiệu quả bước đầu ứng dụng chế phẩm sinh học Hatimic xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi

Mùi hôi phát sinh từ chuồng trại chăn nuôi là hỗn hợp khí được tạo ra bởi quá trình phân hủy kỵ khí và hiếu khí của các chất thải, quá trình thối rữa các chất hữu cơ trong phân, nước tiểu của vật nuôi hoặc thức ăn dư thừa sinh ra các khí độc hại các khí có mùi hôi khó chịu. Cường độ của mùi hôi phụ thuộc vào điều kiện mật độ vật nuôi, sự thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ không khí.

Thành phần các khí trong chuồng nuôi biến đổi tùy theo giải đoạn phân hủy chất hữu cơ, tùy theo thành phần của thức ăn, hệ thống vi sinh vạt và tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Các khí có mặt thường xuyên và gây ô nhiễm chính, các khí này có thể gây hại đến sức khỏe con người và vật nuôi như NH 3, H 2S và CH 4mà người ta thường quan tâm đến.

Khí NH 3và H 2S được hình thành chủ yếu trong quá trình thối rữa của phân do các vi sinh vật gây thối, ngoài ra NH 3còn được hình thành từ sự phân giải ure (đạm) của nước tiểu.

Theo một số tài liệu khoa học thì cơ chất của quá trình thối rữa protein trong phân, nước tiểu của vật nuôi hoặc thức ăn dư thừa sinh ra các khí độc hại các khí có mùi hôi khó chịu. Cường độ của mùi hôi phụ thuộc vào điều kiện mật độ vật nuôi, sự thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ không khí.

Thành phần các khí trong chuồng nuôi biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy chất hữu cơ, tùy theo thành phần của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Các khí có mặt thường xuyên và gây ô nhiễm chính, các khí này có thể gây hại đến sức khỏe con người và vật nuôi như NH 3, H 2S và CH 4mà người ta thường quan tâm đến.

Khí NH 3và H 2S được hình thành chủ yếu trong quá trình thối rữa của phân do các vi sinh vật gây thối, ngoài ra NH 3còn được hình thành từ sự phân giải ure (đạm) của nước tiểu.

Theo một số tài liệu khoa học thì cơ chất của quá trình thối rữa protein trong phân, để phân giải được protein thì các vi sinh vật phải tiết ra men protease ngoại bào, phân giải protein thành polypeptid, olygopeptid. Các chất này tiếp tục được phân giải thành các acid amin, một phần acid amin này được vi sinh vật sử dụng trong quá trình tổng hợp protein của chúng, một phần khác được tiếp tục phân giải theo những con đường khác nhau. Thường là khử amin, khử carboxyl. Qua quá trình này NH 3và H 2S còn có một số khí trung gian được hình thành góp phần vào việc tạo mùi hôi chuồng, trại chăn nuôi.

Tác hại của khí thải chăn nuôi không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia súc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người chăn nuôi. Tạo mùi hôi khó chịu, gây nên những ức chế tâm lý và gia tăng căng thẳng, gây nên ho, đau họng, chảy mũi, đau mắt, nhức đầu, tức ngực…

Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự đầu tư của Bộ Khoa học & Công nghệ và Sở KHCN Hà Tĩnh thông qua dự án "ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các chế phẩm vi sinh phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Hà Tĩnh", Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hợp tác với Công ty cổ phần công nghệ vi sinh và môi trường nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm vi sinh xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi hiệu "HATI-MIC".

Đây là loại chế phẩm sinh học sử dụng các chủng vi sinh vật hữu ích có khả năng phân giải nhanh các chất thải hữu cơ, chuyển hóa H 2S; NH 3… có khả năng sinh chất ức chế mùi hôi, chất kháng sinh làm giảm mùi hôi thối và tiêu diệt các vi trùng có hại từ chuồng trại chăn nuôi. Chế phẩm có dạng lỏng hoặc dạng bột màu vàng nâu, mùi thơm, trong 1 gam chế phẩm có 10 6-8 CFU vi sinh vật tổng số, gồm các chủng: Bacillus subtilis; Bacillus lichenfomic; Lactobacillus sp; Saccharomyces cerevisiea. Hatimic là loại chế phẩm trung tính, an toàn không độc hại đối với người, gia súc và môi trường, có tác dụng:

- Phân giải nhanh chất hữu cơ trong nước thải.

- Thúc đẩy nhanh quá trình làm sạch nước thải.

- Làm giảm tối đa mùi hôi thối của chất thải hữu cơ.

- Diệt mầm bệnh sinh vật có hại trong chất thải.

- Phân giải nhanh phế thải nông nghiệp, mùn bã hữu cơ, phân bắc và phân chuồng làm phân bón hữu cơ vi sinh.

Công thức pha chế phẩm xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi:

- Nước sạch: 100 lít

- Chế phẩm dịch gốc: 5 lít

- Rỉ đường: 5 kg (hoặc 3-5 kg đường đen, đường đỏ, mật)

- Hòa rỉ đường hoặc đường đen, đường đỏ, đường phèn, mật vào can hoặc thùng chứa nước. Sau đó cho chế phẩm gốc vào, khuấy tan đều, đậy kín (vặn nắp và đậy kỹ), để nơi khô mát, từ 3 ngày trở lên là dùng được. Đối với chế phẩm dạng bột ta làm như sau: Hòa một gói chế phẩm (200g) vào 20 lít nước bổ sung 0,5-1kg rỉ đường (hoặc đường đen, đường phèn), đậy kín để 3 ngày trở lên là dùng được.

- Phun chế phẩm đã pha vào mọi nơi trong khu chuồng trại hoặc khu sản xuất và mương thoát, phun đều ở nơi ô nhiễm như cống rãnh, cứ 2 ngày phun một lần, định mức phun: 1 lít/m 2.

Qua theo dõi thực tế bằng cảm quan cùng với sự phản hồi của các hộ tham gia khảo nghiệm, đặc biệt qua kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc môi trường; Chế phẩm xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi HATIMIC bước đầu có kết quả tốt, hàm lượng các khí như NH 3và H 2S giảm rõ rệt và mức độ mùi hôi trong chuồng trại chăn nuôi giảm hẳn sau khi phun chế phẩm HATIMIC từ 2 - 3 ngày; Ngoài việc mức độ mùi hôi chuồng trại giảm rõ rệt thì chế phẩm HATIMIC không những không ảnh hưởng đến hệ thống hầm khí Biogas mà còn làm cho lượng khí trong hầm Biogas được tăng lên đáng kể. Môi trường được cải thiện rõ rệt. Lợn phát triển tốt, trong thời gian sử dụng chế phẩm đến nay không có con nào bị bệnh hoặc bỏ ăn.

Qua kết quả bước đầu của mô hình, chúng tôi mạnh dạn khuyến nghị các hộ chăn nuôi quy mô lớn nên đầu tư sử dụng chế phẩm xử lý mùi hôi HATIMIC thường xuyên nhằm cải thiện sự ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân, hướng tới cuộc sống bền vững.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.