Biến chứng do điều trị:Hoại tử vùng da trung tâm của u máu do các phương pháp điều trị như xạ trị, áp lạnh hay tiêm xơ. Loét bề mặt u máu hay bội nhiễm toàn bộ khối u thường xảy ra sau khi có tình trạng hoại tử khối u máu. Một trong những biến chứng thường gặp sau khi điều trị bằng xạ trị là tình trạng viêm hoại tử tái phát ở vùng chiếu xạ. Những rối loạn về sự phát triển của các vùng mô phía dưới u máu được chiếu xạ không hiếm gặp hiện nay như thiểu dưỡng da và tổ chức dưới da, thiểu dưỡng xương hàm, lép nửa mặt, thoái hóa khớp gối, ngắn chi, lệch vẹo cột sống... Liệu pháp điều trị nào tốt nhất?
Nguyên tắc điều trị u máu ở trẻ em là chẩn đoán chính xác bệnh u máu, đồng thời cần phân biệt với các thể bệnh lý u máu như dị dạng mạch máu để việc điều trị không bị lẫn lộn và không kết quả. Các phương pháp điều trị kinh điển như xạ trị, tiêm xơ, áp lạnh... hầu như không có kết quả trong giai đoạn u đang phát triển, càng không có ý nghĩa trong các giai đoạn ổn định và thoái triển của khối u. Ngoài ra các phương pháp này để lại những di chứng nặng nề không những về mặt thẩm mỹ, mà còn để lại nhiều rối loạn chức năng nghiêm trọng. Khi đã chẩn đoán là u máu trẻ em, cách điều trị thích hợp duy nhất là điều trị nội khoa. Liệu pháp corticoid được coi là có hiệu quả với tất cả các thể u máu trẻ em. Trong trường hợp khối u ít đáp ứng với corticoid đường uống, có thể dùng kết hợp tiêm corticoid trực tiếp vào khối u hay dùng creme có chứa corticoid bôi ngoài da. Nếu khối u nằm ở những vùng có rối loạn về chức năng như mi mắt, mũi..., cần đặt vấn đề phẫu thuật sau khi đã điều trị nội khoa. Phẫu thuật tạo hình nhằm mục đích cắt bỏ khối u và phục hồi lại chức năng giải phẫu của cơ quan bị tổn thương. Cần nhớ rằng u máu trẻ em có thể tự khỏi khi trẻ lớn, những ảnh hưởng duy nhất của u máu sẽ chỉ liên quan tới vấn đề thẩm mỹ. Chính vì vậy có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình để giải quyết các di chứng về thẩm mỹ khi đứa trẻ đã lớn.
Bệnh u máu trẻ em cho đến nay vẫn hay bị chẩn đoán nhầm với các dạng bệnh lý mạch máu khác như dị dạng mạch máu, chính vì vậy việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn và di chứng do điều trị không đúng thường để lại những hậu quả nặng nề cả về thẩm mỹ và chức năng. Hai điểm cần lưu ý trong khi điều trị u máu ở trẻ em: bản thân u máu đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và có thể tự khỏi khi trẻ lớn, không được điều trị u máu bằng các phương pháp xạ trị hay tiêm xơ. Đây là những sai lầm các bác sĩ thường gặp trong quá trình điều trị u máu trẻ em.
U máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, với tỷ lệ từ 10 -12%. Bệnh u máu có đặc điểm là chỉ xuất hiện vào tuần lễ thứ nhất hay thứ 4 sau khi sinh. Bệnh u máu gặp ở trẻ gái nhiều gấp đôi so với trẻ trai. Tỷ lệ bệnh ở trẻ da trắng lớn gấp 3 lần so với trẻ da màu và bệnh không có tính di truyền.