Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 10/04/2024 15:32 (GMT+7)

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu

Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

tm-img-alt

Toàn cảnh Hội thảo

Theo báo cáo đề dẫn tại hội thảo, Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới, địa đầu của Tổ quốc có địa hình núi đá vôi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn không những khó khăn về phát triển kinh tế mà còn khan hiếm nước cho sinh hoạt. Ở vùng nông thôn nơi thiếu nước sinh hoạt, đa số nhà tiêu tự hoại không sử dụng được, các nhà tiêu truyền thống thì không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các công trình cấp nước sinh hoạt hiện có như bể chứa, hồ treo, chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường (VSMT). Theo thông tin từ địa phương: Mấy tháng nay, địa bàn các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, nguồn nước tự chảy đầu nguồn cạn kiệt khiến các hồ treo, bể chứa nước đều trong tình trạng hết nước, lượng mưa không đáng kể dẫn đến tình trạng khô hạn, người dân nhiều nơi phải đi bộ vài cây số để lấy nước về phục vụ sinh hoạt, nhà trường phải mua nước từ huyện về với chi phí rất cao, từ 700.000 đ- 800.000 đ một xe nước.

Năm 2021-2022, được sự hỗ trợ của Viện PHAD và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã phối hợp với các địa phương, nhà trường thực hiện thành công 02 mô hình khoa học công nghệ (KHCN) tiêu biểu: (i) Mô hình “NTSH” không dùng nước thay thế nhà tiêu truyền thống lắp đặt tại khu vực khan hiếm nước; (ii) mô hình NUHĐ lắp đặt tại một số trường học, điểm dân cư có điều kiện khó khăn về tiếp cận nguồn nước sạch. Hai mô hình KHCN này đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn, đem lại giá trị thiết thực cho cuộc sống gần 4.000 học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; hơn nữa tình trạng VSMT được đảm bảo, khắc phục rõ rệt một số bệnh về mắt, da, hô hấp, tiêu hóa; đã được nhân dân địa phương ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, đến nay việc nhân rộng các mô hình này vẫn trong tình trạng khó khăn; cấp ủy, chính quyền địa phương cần có giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, ách tắc trong việc nhân rộng các mô hình này? Tại hội thảo này, các đại biểu, nhà khoa học đã đưa ra 4 giải pháp nhằm nhân rộng mô hình, cụ thể: Về chính sách: UBND tỉnh cần ban hành chính sách đồng bộ, phù hợp, mang tính đột phá nhằm “giải mã” kịp thời các ách tắc hiện nay; trong đó cần đề cao vai trò, trách nhiệm của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách nhân rộng mô hình bằng việc thực hiện lồng ghép với các dự án khác, các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh để tạo nguồn lực giúp cho cơ sở tiếp cận, nhân rộng mô hình; và chỉ có chính sách đúng đắn, thỏa đáng mới có thể phá bỏ những “rào cản” trong tư duy và mới có thể thu hút được nguồn lực từ bên ngoài, phát huy nguồn nội lực tham gia tích cực vào các hoạt động chuyển giao KHCN mới trong nhân dân và nhân rộng các mô hình đạt kết quả từ thực tế nói riêng.

Về công nghệ, trong điều kiện KHCN ngày càng phát triển, việc quan tâm đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại, hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu cần được ưu tiên. Để làm được việc này, người dân không thể làm được mà rất cần sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là tỉnh cần có chính sách đặt hàng với các nhà khoa học, doanh nghiệp để triển khai nhân rộng mô hình phù hợp với đối tượng sử dụng.

Về nguồn lực, thực tế cho thấy việc nhân rộng mô hình KHCN là cần thiết, nhưng cũng không dễ dàng mà cần có sự tham gia, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, nhất là các Sở, ban ngành của tỉnh liên quan như: Giáo dục, Y tế, Du lịch, NN&PTNT, Tài nguyên & Môi trường, Nông thôn mới...; sự chia sẻ, lồng ghép của các chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình xây dựng NTM; chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; chương trình nước sạch và VSMT, chương trình phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH và các chương trình khác của Trung ương, của tỉnh thì mới đáp ứng được nhu cầu nguồn lực hiện nay. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, nhà khoa học, nhà tài trợ ở trong, ngoài nước để phát triển dự án, trước hết là các nhà tài trợ tiềm năng/truyền thống như: USAID, PHAD, SCODE, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Envitech, Tekcom; đồng thời cần đề cao sự đóng góp của các tổ chức, cơ quan và người dân địa phương.

Về công tác truyền thông và phổ biến kiến thức, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và người dân về tầm quan trọng của nước sạch và VSMT, đặc biệt quan tâm, chú trọng tuyên truyền về các các mô hình KHCN đã được thực tế kiểm nghiệm trong đời sống như: NTSH và hệ thống xử lý, cấp nước sạch và NUHĐ nhằm tạo sự đồng thuận, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, người dân về tinh thần tự lực, tự cường, khát vọng, phồn vinh trong việc bảo vệ sức khỏe, VSMT, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng; góp phần làm thay đổi hành vi và trách nhiệm trong việc xây dựng các mô hình KHCN, nâng cao thể chất và hướng đến sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.