Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/03/2008 23:54 (GMT+7)

GPP là gì?

Thực hành tốt nhà thuốc (Good – Pharmacy Practices – GPP) bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc để đảm bảo việc sử dụng thuốc của nhân dân được chất lượng, hiệu quả và an toàn.

GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc - từ khâu sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), tồn trữ bảo quản (GSP), lưu thông phân phối (GDP) và phân phối đến tay người bệnh (GPP). Từ 1996, Bộ Y tế đã từng bước ban hành và áp dụng tiêu chuẩn GMP, GLP, và GSP. Tháng 1 năm 2007, Bộ chính thức ban hành và áp dụng hai tiêu chuẩn còn lại là GDP và GPP để đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện từ sản xuất, lưu thông và phân phối lẻ. Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị và an toàn cho nhân dân.

Lý do phải thực hiện GPP:

Luật Dược (01.10.2005), Nghị định 79/2006/NĐ-CP, Quyết định 108 và Quyết định 154 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định hệ thống sản xuất lưu thông phân phối thuốc của Việt Nam từ nay đến 2010 phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs), riêng hệ thống nhà thuốc phải đạt GPP từ nay đến 2010.

Hiện nay, hệ thống phân phối lẻ thuốc phát triển về số lượng, cả nước có 41.500 cơ sở bán lẻ, riêng tại TP Hồ Chí Minh là 4.066, nhưng đang tồn tại rất nhiều bất cập trong quản lý về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn cán bộ dược, phương thức và cơ chế quản lý, thông tin thuốc cho người bệnh... Hơn lúc nào hết cần áp dụng GPP để lập lại trật tự, kiện toàn lại hệ thống phân phối lẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc dược (Pharmaceutical care) cho cộng đồng.

Như trên đã nói, GPP là công đoạn cuối cùng trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc. Nếu chỉ tập trung quản lý các khâu đầu như sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), tồn trữ bảo quản trong kho (GSP) mà không chú trọng đến khâu sau cùng là nhà thuốc, với các yêu cầu về điều kiện bảo quản thuốc, trình độ chuyên môn và phương thức quản lý của chủ nhà thuốc, quy trình hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng thuóc... thì quy trình đảm bảo chất lượng thuốc chỉ là nửa vời, vô nghĩa và lãng phí vì không đạt được mục tiêu đảm bảo thuốc chất lượng, hiệu quả, an toàn đến tay người bệnh.

- Thưa Tiến sĩ, nếu không xét đến cơ sở vật chất, nhà thuốc đạt chuẩn GPP và nhà thuốc hiện nay (nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP) có gì khác nhau không?

- Tất nhiên là phải khác, ngoài các yêu cầu đặc thù về cơ sở vật chất, nhà thuốc GPP phải đáp ứng các yêu cầu về nhân sự quản lý chuyên môn, dược sĩ bắt buộc phải có mặt ở nhà thuốc để thực hiện vai trò quản lý và tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh, phải có tài liệu chuyên môn để tra cứu khi cần, phải có hồ sơ sổ sách quản lý thuốc tồn trữ và lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân... cần có các quy trình thao tác chuẩn như quy trình bán thuốc theo đơn hoặc không theo đơn... Tất cả nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng chăm sóc dược (thuốc được bán theo đơn bác sĩ và sử dụng theo hướng dẫn dược sĩ, thuốc được kiểm soát về nguồn gốc, được bảo quản tốt, được bán với giá cả hợp lý và có kiểm soát, có cơ chế theo dõi thuốc sau khi bán...).

- Nếu thế, giá cả các mặt hàng thuốc của nhà thuốc GPP có cao hơn các nhà thuốc hiện nay không, thưa Tiến sĩ?

Hiện nay, Bộ Y tế có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà thuốc GPP, thí dụ như chính sách ưu đãi về thuế, chính sách nhập khẩu trực tiếp, bán thuốc qua mạng đối với chuỗi nhà thuốc, chính sách tham gia cung ứng thuốc cho các chương trình bảo hiểm y tế, bệnh viện, chính sách hỗ trợ quảng bá thương hiệu,...

Do đó, giá bán thuốc tại nhà thuốc GPP sẽ không cao hơn các nhà thuốc thường nếu xét trên tương quan giá cả - chất lượng của thuốc, người bệnh được tư vấn và phục vụ tốt.

Thuốc bán tại các nhà thuốc GPP có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ, giá cả sẽ được kiểm soát tránh tiêu cực.

Việc đầu tư cho chuỗi nhà thuốc GPP với nguồn cung ứng ổn định, lâu dài sẽ hạ giá thành và góp phần điều tiết thị trường.

- Như vậy, người dân sẽ được phục vụ tốt từ những nhà thuốc GPP phải không, thưa Tiến sĩ?

- Người dân được mua thuốc có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo hơn. Tránh được tình trạng phân phối thuốc kém chất lượng do nguồn gốc không bảo đảm (thuốc giả, thuốc nhái) hoặc do bảo quản không đúng điều kiện. Giảm thiểu tình trạng tiền mất tật mang cho người bệnh.

Quan trọng hơn cả, người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc đúng theo quyền lợi của mình: được tư vấn, cung cấp thông tin đầy đủ hơn để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

- Thưa Tiến sĩ, từ ngày 1.7.2007, các nhà thuốc mới thành lập tại TP HCM phải đạt chuẩn GPP, vậy những nhà thuốc hiện hữu thì sao?

- Các nhà thuốc đang hoạt động vẫn sẽ tồn tại song song. Nhưng từ ngày 1.1.2010, các nhà thuốc này cần chấn chỉnh để đạt chuẩn GPP để tiếp tục được gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, nếu không sẽ phải ngưng hoạt động.

- Cơ quan quản lý (cụ thể là SYT) có kế hoạch hậu kiểm gì để đảm bảo các tiêu chuẩn được chấp hành nghiêm túc và thường quy?

- Chúng tôi quan niệm hậu kiểm quan trọng hơn tiền kiểm. Sau khi cơ sở được cấp giấy chứng nhận GPP, Sở Y tế sẽ có cơ chế hậu kiểm bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để đảm bảo việc áp dụng các quy trình thao tác chuẩn, việc thực hiện các nguyên tắc, quy định về chuyên môn trong quá trình hoạt động của nhà thuốc. Ngoài ra còn phải phát huy tính tự giác của cơ sở trong việc thực hiện các cam kết của mình, cùng với sự giám sát tại chỗ của các Chi hội Dược cơ sở, mạng lưới y tế cơ sở.

- Xin cám ơn Tiến sĩ về cuộc trao đổi này.

Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 343, 1/11/2007, tr 4

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.