Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/09/2009 22:14 (GMT+7)

Giới thiệu một số giống gà địa phương và gà nhập nội kiêm dụng

Mở đầu

Trong những năm qua, phong trào chăn nuôi gà công nghiệp có vai trò quan trọng và lan rộng đến các vùng miền trên cả nước. Tuy vậy, muốn chăn nuôi gà công nghiệp đạt lợi nhuận cao, người chăn nuôi cần có sự đầu tư thích đáng về con giống, chuồng trại và thức ăn. Khi nuôi qui mô để có thu nhập cao thì đồng nghĩa với đó là khi gặp rủi ro thì khoản thua lỗ cũng không phải là nhỏ. Vì vậy trước khi bắt tay vào chăn nuôi, cần phải lựa chọn phương án cẩn thận và tính toán được đầu ra cho sản phẩm của mình. Đối với những hộ gia đình chưa có điều kiện chăn nuôi quy mô lớn thì nên nuôi với quy mô nhỏ hơn, đầu tư ít hơn cùng với tận dụng các loại thức ăn sẵn có và chăn thả tự do hoặc bán tự do, vì vậy cần phải chọn những giống gà nuôi phù hợp với điều kiện. Những giống gà phổ biến và dễ nuôi là “gà ta” (gà địa phương) và một số giống gà kiêm dụng có thể chăn thả trong điều kiện khí hậu nước ta.

Giới thiệu một số giống gà phổ biến ở Việt Nam

Giống gà nội

1. Gà Ri

Đặc điểm:

- Gà mái: có nhiều dạng lông, nhưng phổ biến là vàng nhạt (vàng rơm), có điểm các đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Gà trưởng thành đạt 1,2 - 1,3kg. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 135 - 140 ngày (4,5 - 5 tháng), sản lượng trứng 90 - 125 quả/ mái/ năm. Tỷ lệ ấp nở cao (94%), nuôi con khéo tuy nhiên tính ấp bóng vẫn còn rất mạnh nên sức sinh sản không cao:

- Gà trống: lông có màu sặc sỡ, phổ biến nhất là màu vàng đậm và đỏ tía. Ở cổ, cánh, ngực và đuôi có điểm các lông màu xanh đen. Mào của gà trống phổ biến là mào cờ, có nhiều răng cưa. Chân và da có màu vàng nhạt. Gà trưởng thành đạt 1,7 - 1,8kg.

Gà ri có sức chống chịu bệnh tật cao, thịt có hương vị thơm ngon, phẩm chất tốt.

2. Gà Mía

Nguồn gốc: xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Tây cũ).

Đặc điểm:

- Gà mái: Lông màu lá chuối khô, thân dài, ngực rộng nhưng không sâu, có yếm ở ngực, mào cờ, có răng cưa. Gà mái trưởng thành có khối lượng 2,5 - 3,0kg. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên khoảng 180 - 200 ngày (6 - 6,5 tháng tuổi), sản lượng trứng 60 - 65 quả/ mái/ năm. Tính ấp bóng cao, khả năng ấp nở và nuôi con khá tốt.

- Gà trống: Màu lông mật, cổ dài, mào cờ, tích tai to, dài màu đỏ tươi. Gà trống trưởng thành đạt khối lượng 3,0 - 3,5kg.

Gà Mía thích hợp cho nuôi lấy thịt, chất lượng thịt thơm ngon.

3. Gà Đông Tảo

Nguồn gốc: thôn Đông Tảo, xã Cấp Tiến (Khoái Châu, Hưng Yên).

Đặc điểm:

- Gà mái: lông có màu đất sét, mào nụ màu đỏ. Gà trưởng thành đạt khối lượng 3,0 - 3,5kg. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 200 - 215 ngày (6,5 - 7 tháng tuổi). Sản lượng trứng 50 - 60 quả/ mái/ năm. Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở thấp, nuôi con vụng.

- Gà trống: màu lông đen bóng pha lẫn nâu thẫm, đầu cổ to, ngắn, ngực sâu rộng, thân hình vuông; vùng ngực và bụng ít lông, da dày màu đỏ, đặc biệt chân rất to, có 3 hàng vảy xù xì màu đỏ nhạt, đi lại chậm chạp. Gà trống trưởng thanh khối lượng đạt 4,0 – 4,5 kg.

4. Gà Hồ

Nguồn gốc: làng Lạc Hồ, thị trấn Hồ(Thuận Thành, Bắc Ninh).

Đặc điểm:

- Gà mái: lông màu đất thó hay trắng đục, đuôi có lông đen, tầm vóc to cân đối, mào nụ. Gà mái trưởng thành đạt khối lượng 3,0 - 3,5 kg. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 200 - 210 ngày (6,5 - 7 tháng tuổi), sản lượng trứng 50 - 60 quả/ mái/ năm, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở thấp.

- Gà trống: lông có màu mận chín có 3 sắc lông điển hình: sắc tía xanh ở cổ và lưng, xanh và đen xen kẽ ở lưng và màu mận chín. Đầu to và thô, mào nụ; ngực nở, lườn dài, bụng ít lông, da đỏ; chân cao và to có 3 - 4 hàng vảy màu đỏ nhạt, thân hình to, dáng đi nặng nề. Gà trống trưởng thành có thể đạt khối lượng 4,0 - 4,5kg/

5. Gà Ác

Đây là giống gà có tầm vóc nhỏ, lông màu trắng, mỏ và da màu đen, chân có 5 ngón (ngũ chảo) màu xanh đen. Giống gà này được nuôi để làm thuốc hay để chế biến các món ăn đặc sản. Gà trưởng thành, con mái đạt khối lượng 500 - 600g; con trống đạt 700 - 800 g. Sản lượng trứng 80 - 90 quả/ mái/ năm.

Một số giống gà nhập nội kiêm dụng có thể nuôi thả vườn

Đây là những giống gà nhập nội được nuôi phổ biến ở nước ta, vừa có khả năng cho thịt vừa cho trứng khá hiệu quả (gà kiêm dụng).

1. Gà Tam hoàng

Có nguồn gốc từ Trung Quốc

Gà có màu lông vàng, da chân và mỏ đều màu vàng, mào cờ có nhiều răng cưa. Gà trống có thêm những lông màu đỏ tía xen kẽ ở cổ.

Gà thương phẩm nuôi 12 tháng tuổi đạt khối lượng 1,7 - 2,2 kg, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng 3,0 - 3,5kg, chất lượng thịt thơm ngon. Gà trưởng thành con trống có khối lượng 2,8 - 3,2 kg, mái là 1,7 - 2,2 kg; tuổi đẻ trứng quả đầu tiên 135 - 140 ngày. Sản lượng trứng là 130 - 160 quả/ mái/ năm.

Gà có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi nên thích hợp với các phương thức nuôi từ thâm canh đến chăn thả.

2. Gà Lương phượng hoa

Gà Lương phượng hoa (gọi tắt là Lương Phượng) có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Lông màu vàng tuyền hoặc màu đốm hoa. Mào cờ đỏ tươi, tích tai phát triển; da chân màu vàng. Gà trống lông màu vàng đậm hơn gần với màu cánh gián.

Ngoài ra, ở từng địa phương khác nhau có các giống gà địa phương đặc trưng như gà Tò (Thái Bình), gà H’Mông… Tuỳ điều kiện mà người chăn nuôi tính toán cụ thể để có lựa chọn nuôi những giống gà phù hợp với điều kiện của mình.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.