Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông nghiệp Việt Nam
1.Lý thuyết về chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Trong kinh tế học hiện đại, tất cả các hàng hóa và dịch vụ trước khi đến với người tiêu dùng cuối cùng đều phải trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Trong nghiên cứu, người ta thường phân chia thành 5 công đoạn chính, đó là nghiên cứu, thiết kế, sản xuất ( chế tạo), và phân phối maketing. Nhìn chung, tất cả các công đoạn đều tạo ra các lượng giá trị nối tiếp nhau và toàn bộ các giá trị đó tạo thành chuỗi giá trị của các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Mỗi chuỗi giá trị của một sản phẩm cũng có thể chia thành ba công đoạn chính: thượng nguồn ( up- stream) gồm các công đoạn nghiên cứu – triển khai, thiết kế… đây là công đoạn cần thiết trước khi ra đời sản phẩm ; hạ nguồn (dơn-stream) là maketing và bán hàng, phân phối, dịch vụ bán hàng… đây là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Chuỗi giá trị sản phẩm thường gắn liền với một hoặc một nhóm sản phẩm nhất định.Chẳng hạn, đối với một sản phẩm cụ thể ta có chuỗi giá trị mặt hàng cà phê, chè, hạt điều, gạo, máy vi tính, ô tô, hay dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải hàng hóa… đối với nhóm sản phẩm ta có nhóm hàng nông sản, nhóm hàng gia công xuất khẩu, dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính…Việc phân loại các nhóm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nghiên cứu chuôi gía trị thường căn cứ vào tính chất tạo thành giá trị gia tăng trong các công đoạn hình thành giá trị của sản phẩm.
Về phạm vi hoạt động chuỗi giá trị của sản phẩm có thể rất ngắn và trong một không gian hẹp. Hành trình của sản phẩm có thể chỉ diễn ra trong một địa phương, một quốc gia hay vượt qua biên giới của một quốc gia, điều đó phụ thuộc vào hành trình của sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Nếu hành trình của sản phẩm vượt qua biên giới của một quốc gia thì chuỗi giá trị của sản phẩm đó mang tính toàn cầu và được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu ( global Value Chain – GVC) của sản phẩm – một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong kinh tế học hiện nay. Hơn nữa, do quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế nên phạm vi hoạt động của một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ hiện nay thường vượt qua biên giới của một quốc gia nên chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm đã trở thành một trong những chủ đề nghiên cứu kinh tế quan trọng không chỉ đối với nước ta mà hầu hết các nước trên thế giới.
Chuỗi giá trị toàn cầu có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể kinh tế ( chủ thể là doanh nghiệp ) của nhiều nước và diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh hiện nay, các tập
Đoàn đa quốc gia ( MNC)_và xuyên quốc gia ( TNC) thường giữ vai trò then chốt do tính chất hoạtj động xuyên biên giới và khả năng thu hút hợp tác, thương mại và đầu tư của các tập đoàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( SME) thường có thể tham gia vào một số công đoạn mà họ có lợi thế so sánh, phù hợp với tiềm lực, với kỹ năng và kinh nghiệm cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Đó cũng là một trong những phương thức thích hợp để SMEs tạo lập được chỗ đứng trên thị trường thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bành trướng ngày càng lớn của các TNC và MNC. Đối với mỗi sản phẩm, các công đoạn khác nhau của chuỗi thường tạo ra giá trị gia tăng khác nhau và đối với các sản phẩm khác nhau thì giá trị gia tăng cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Morris (2001) thì mối lien hệ giữa giá trị gia tăng và các công đoạn (khâu) của chuỗi giá trị được biểu hiện qua đồ thị 1:
Trong mô hình trên, giá trị gia tăng được tạo ra nhiều nhất ở khâu nghiên cứu và triển khai (R &D) và marketing, khâu thiết kế và phân phối có giá trị gia tăng thấp hơn, khâu thấp nhất là sản xuất.
Cũng như hàng hóa công nghiệp, chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản cũng có các công đoạn khác nhau. Tuy nhiên, một đặc điểm nổi bật của chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản là khâu thiết kế nằm trong khâu R D và khâu sản xuất tách thành 2 khâu là trồng trọt (chăn nuôi) và chế biến, trong đó giá trị gia tăng được tạo ra trong khâu chế biến thường cao hơn so với khâu trồng trọt (chăn nuôi). Trong các công đoạn khác nhau của quá trình nghiên cứu giống – sản xuất – chế biến – phân phối đến phát triển thương hiệu thì giá trị gia tăng thấp nhất là khâu sản xuất nông sản, giá trị gia tăng trung bình là khâu chế biến nông sản thô và khâu xuất khẩu, còn khâu có giá trị gia tăng cao là khâu nghiên cứu giống – rang xay, chế biến tinh và phân phối sản phẩm hàng hóa. Chính vì vậy, các nước phát triển nhờ các năng lực sẵn có và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sớm, nên hiệp đang tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao và chuyển các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển hơn.
Người trồng trọt, sản xuất và chế biến thô nông sản chủ yếu ở các nước đang phát triển, đây là những đối tượng tham gia vào chuỗi gía trị ở khâu có giá trị gia tăng thấp và giá trị gia tăng trung bình. Các nhà chế biến nông sản thành phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển và các nhà phân phối chủ yếu do các tập đoàn TNC và MNC ở các nước công nghiệp phát triển – đây là những đối tượng tham gia vào chuỗi ở khâu có giá trị gia tăng cao. Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các tập đoàn TNC hàng đầu thế giới.
Mặc dù biết được sự thua thiệt của mình khi tham gia vào chuỗi gía trị nông sản toàn cầu nhưng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này mà phải tham gia, phải lựa chọn chọn cho mình một cách thức tham gia đúng và quan trọng hơn là phải nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chỉ có tham gia vào chuỗi gía trị toàn cầu chúng ta mới có thêm cơ hội mở rộng thị trường, khai thác được lợi thế so sánh, tiếp thu có hiệu quả sự chuyển giao vốn, công nghệ và kiến thức kinh doanh hiện đại. Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giải quyết được một trong những vấn đề mà nhiều nhà sản xuất quan tâm, đó là chúng ta sẽ có được thong tin thị trường cần cái gì, cần vào thời điểm nào, cần bao nhiêu và giá cả ra sao, có thể thực hiện “ sản xuất và bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái chúng ta có” . Đồng thời tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng chính là chúng ta thực hiện chủ trương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng trưởng bền vững và nâng cao thu nhập.
2. Thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản Việt nam
- Sản xuất, chế biến hàng nông sản
Nhờ các chủ trương và chính sách đúng đắn trong phát triển sản xuất nên giá trị của sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, thủy sản) của nước ta không ngừng tăng lên qua hàng năm. Năm 2009 giá trị sản xuất của lĩnh vực này ddatj161.536,4 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 24.424,4 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 4,2&/năm trong giai đoạn 2005 – 2009.
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã tạo cơ sở thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của nước ta. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản đạt 15,253 tỷ USD tăng gấp 2 lần so với năm 2005 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 19,6%/năm. Theo tính toán, tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của ta thường chiếm khoảng 30% - 35% tổng nông sản được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, tỷ lệ này khác nhau đối với từng mặt hàng, trong đó lúa gạo chiếm khoảng 20%, cà phê: 94%,cao su: 85%,hạt điều: 90%, chè: 80%, hạt tiêu:95%.Một số mặt hàng nông sản của ta chiếm thứ hạng cao trên thị trường nông sản xuất khẩu của thế giới như lúa gạo, hạt điều, cà phê… Về thị trường xuất khẩu, ngoài các khu vực truyền thống như Trung Quốc, ASEAN, nga và các nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Mỹ và Châu Phi... Thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản được thể hiện qua bảng 1:
Bảng 1: Thực trạng giá trị sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nước ta
giai đoạn 2005 – 2009
Năm | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 |
Giá trị sản xuất (tỷ đồng) | 137.112 | 142.711 | 147.846,7 | 158.108,3 | 161.536,4 |
Giá trị sản xuất (triệu USD) | 7.453,4 | 8.981 | 11.204,6 | 14.218,4 | 15.253 |
Trong đó | |||||
Hàng nông sản | 4.467,4 | 5.352 | 7.032,8 | 9.239,6 | 9.950 |
Hàng lâm sản | 2.52,5 | 297,6 | 408,4 | 468,7 | 363 |
Hàng thủy sản | 2.732,5 | 3.358 | 3.363,4 | 4.510,1 | 4.940 |
Nguồn:Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương.
Sự thâm nhập của hàng nông sản Việt Nam vào thị trường thế giới, chứng tỏ nước ta đã tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu. Tuy nhiên, trong thực tế sự tham gia đó còn nhiều bất cập.
Trước hết, dễ dàng thấy rằng trong các công đoạn của chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu, chúng ta chủ yếu mới tham gia được vào khâu sản xuất và chế biến, tức là công đoạn tạo giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Hơn nữa, trong sản xuất thì lượng sản phẩm thô,sơ chế còn chiếm một tỷ trọng khá lớn. Hầu hết các cơ sở chế biến nông sản hiện nay đều có quy mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, sử dụng thiết bị công nghiệp lạc hậu. theo cách phân loại đánh giá công nghệ thiết bị chế biến với 7 giai đoạn, các cơ sở chế biến ở nước ta hiện tại mới phổ biến ở mức 3/7 và 4/7. Ví dụ, gạo là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu (sau Thái Lan), song theo đánh giá của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, chúng ta còn phải mất khoảng từ 15 – 20 năm nữa thì công nghệ chế biến gạo mới đạt được trình độ của Thái Lan hiện nay.
Công nghệ chế biến thiếu và lạc hậu dẫn đến hầu hết hàng hóa nông sản thực phẩm xuất khẩu chủ yếu mới chỉ ở dạng sơ chế. Ngay cả thủy sản là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn thì vẫn xuất hàng đông lạnh hoặc hàng tuwoi, trong khi nhu cầu của thị trường thế giới lại là sản phẩm chế biến tinh như: tôm luộc, cá philê, cá đóng hộp… Cà phê Việt Nam được nhiều khách hàng quốc tế đánh giá là ngon, nhưng do sử dụng công nghệ chế biến khô nên đã làm giảm hương vị tự nhiên, không thu hút được khách hàng, vì vậy phải bán với giá thấp hơn cà phê Indonesia từ 100 -150 USD/tấn. Những mặt hàng khác cũng nằm trong tình trạng tương tự.
Công nghiệp chế biến lạc hậu là nguyên nhân gây ra tỷ lệ hàng nông sản xuất khẩu qua chế biến nhỏ, mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường thế giới thấp, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch và một số cơ quan chức năng, hiện nay tỷ trọng nông sản xuất khẩu chế biến sâu mới đạt khoảng 25 - 30% tổng sản lượng nông sản (bằng một nửa các nước trong khối ASEAN ), trong đó nhiều sản phẩm đạt tỷ lệ rất thấp như: rau quả thực phẩm 10%, thịt lợn 10 – 15%, cà phê 4 – 6%, còn dừa, chè, cao su, lạc, đậu… thì hầu như chỉ qua sơ chế hoặc xuất khẩu thô, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cao của thị trường thế giới. Những năm gần đây, nhu cầu của thị trương thế giới đã thiên về chè gói nhúng uống liền, về cà phê hòa tan và cà phê rang xay, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ xuất khẩu chè búp khô và cà phê nhân khô; hay trên thị trường cao su, thị trường thế giới đã chuyển sang tiêu thụ mạnh các sản phẩm cao su kỹ thuật, nhưng Việt Nam lại xuất khẩu các sản phẩm truyền thống như cao su mủ khô… Tỷ lệ hàng nông sản xuất khẩu qua chế biến thấp đã hạn chế việc nâng cao giá trị gia tăng khi tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu của Việt Nam .
- Nghiên cứu triển khai (R&D)Công đoạn nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Hiệu quả thực chất của các chương trình khoa học – công nghệ (KH – CN ) trong thời gian qua đối với nông nghiệp còn rất mờ nhạt, kết quả từ các chương trình/ đề tài nghiên cứu KH –CN mang lại còn rất ít và nhỏ bé, ít có khả năng áp dụng và thậm chí còn xa mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp(2). Trong thực tế, nhiều tiến bộ KH–CN được triển khai như các giống cây, con (lúa, cây hoa, quả…), quy trình công nghệ chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, chứ không phải do nội lực nghiên cứu tạo ra. Hầu hết các kết quả nghiên cứu KH- CN đối với nông nghiệp chỉ ở mức giải pháp có tính khuyến nông, chưa có giải pháp công nghệ lớn đủ sức tạo sự phát triển đột phá cho nông nghiệp. Bằng chứng là rất ít đăng ký bằng sang chế, giải pháp được đăng ký, rất ít công trình nghiên cứu được công bố. Thực tế, số giải pháp KH-CN là kết quả từ các công trình/ đề tài nghiên cứu có được còn thua xa số sáng kiến/giải pháp của "các nhà khoa học chân đất – nông dân” tạo ra(3).Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Trên địa bàn cả nước chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất. từ giống tác giả, giống nghuyên chủng cho đến giống thương phẩm. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau… Năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 61% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp hơn nhiều so với lúa của Nhật Bản, Ý, Mỹ, Năng suất cà chua của ta chỉ bằng 65% năng suất cà chua thế giới, cao su Viêt Nam mới đạt năng suất 1,1tấn/ha – thấp hơn tới 30 - 40%.
Trình độ canh tác lạc hậu,năng suất lao động nông nghiệp và năng suất cây trồng vật nuôi tuy có tăng nhưng chưa đều và chưa bền vững. Phương thức sản xuất lấy mục tiêu tăng sản lượng, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng nông sản vẫn còn phổ biến. Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản vẫn còn lạc hậu nhưng chậm cải tiến. Thu hoạch, bảo quản nông sản là một trong những khâu hình thành trong chuỗi sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, các hoạt động này những năm qua ít được nhà nước, doanh nghiệp và hộ nông dân đầu tư. Xu hướng độc canh lúa ở nhiều vùng và địa phương còn nặng nề, chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn tự phát, manh mún, hiệu quả thấp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa theo kịp yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và không vững chắc. Thực tế diễn ra trong những năm đổi mới vừa qua, tuy có tiến bộ song chưa đáp ứng được yêu cầu, không ổn định trên phạm vi cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương. Sản xuất hàng hóa quy mô lớn tuy đã hình thành theo các mô hình trang trại ở một số địa phương nhưng còn ít và chưa đều. Chất lượng và chủng loại sản phẩm hiện nay chưa tiếp cận được yêu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu.
Phân phối và marketingMặc dù có trong tay một nguồn hàng với số lượng lớn có khả năng chi phối thị trường thế giới nhưng do hạn chế về năng lực (trình độ, vốn…), tham gia vào thị trường thế giới muộn nên đến nay khâu phân phối và marketing chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế. Theo mức độ tiếp cận thị trường hay mức độ tham gia công đoạn phân phối và marketing của chuỗi từ thấp đến cao như: i) Bán hàng cho người mua ngẫu nhiên; ii) Bán hàng cho người mua có quan hệ hợp tác; iii) Tham gia là một mắt xích trong chuỗi liên kết; iv) Tham gia với tư cách là nhà lãnh đạo chuỗi, thì có thể thấy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tham gia vào chuỗi ở mức thấp nhất, tức là chúng ta bán hàng cho người mua ngẫu nhiên đó là các trung gian thương mại. Các trung gian thương mại này tiếp tục bán hàng cho các nhà chế biến hay nhà nhập khẩu của nước thứ ba. Với tư cách bán nông sản thô, không theo tiêu chuẩn, bán cho trung gian thương mại ngẫu nhiên, bằng các hợp đồng theo các lô hàng, chốt giá trước và trừ lùi chi phí để tính giá mua rồi mới đi mua gom hàng trong nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng nhiều mặt hàng nông sản chúng ta chiếm thị phần lớn thứ nhất, thứ nhì nhưng không có vai trò hình thành giá cả trên thị trường thế giới. Thậm chí, chúng ta còn bị lệ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị trường thế giới do các trung gian thương mại quốc tế đưa ra, xuất khẩu tăng nhưng giá trị gia tăng thu được rất thấp và không ổn định. Hiện nay, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Viêt Nam có thị phần lớn như gạo (18,12%), cà phê (8,23%), hạt tiêu (25,18%), nhân điều(38,25%)… nhưng được dẫn dắt bởi nhiều chuỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa khác nhau. Tuy đã có một số doanh nghiệp có quy mô “tương đối lớn” như Vinafood,Vinacaphe… song đầu vào của các doanh nghiệp này là các thương lái và đầu ra của các doanh nghiệp là các nhà đầu cơ trên thị trường thế giới, không kết nối được với các nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng nên đạt giá trị gia tăng thấp.
3.Giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng khi tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Thứ nhất,phát triển công nghiệp chế biến nhằm hận chế xuất khẩu nông sản thô và sơ chế, nâng cao giá trị gia tăng đối với nông sản xuất khẩu.
Tăng cường đầu tư phát triển với công nghệ chế biến hiện đại; xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu; đa dạng hóa sản phẩm; đầu tư phát triển các công trình phụ trợ, bao gồm hệ thống kho bảo quản, vận chuyển, kiểm tra chất lượng sản phẩm…
Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, từ đó tập trung đầu tư thâm canh và ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng tốt yêu cầu chế biến. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật canh tác, đầu tư thâm canh, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ giới hóa để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phục vụ cơ sở chế biến. Các cơ sở chế biến phải có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có chính sách, giải pháp cụ thể hỗ trợ người sản xuất nguyên liệu phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất.
Xây dựng những chính sách ưu đãi kích thích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các doing nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch với quy mô nhỏ, tại chỗ để làm vệ tinh cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho các nhà máy công nghiệp. Nâng cao hiệu quả các nhà máy chế biến công nghiệp thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với mùa vụ và và vùng sinh thái để kéo dài thời gian hoạt động của dây chuyền thiết bị trong năm, giảm khấu hao tối đa của dây chuyền chế biến. Đối với các nhà máy đang hoạt động cần đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị công nghệ, tận dụng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Tiến hành đánh giá một cách chính xác quy mô và trình độ công nghệ chế biến của các cơ sở hiện có, xử lý các cơ sở không thích hợp trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà máy mới đi thẳng vào sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường thế giới. Tăng thêm công suất chế biến và tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu. Nới lỏng cơ chế cho hoạt động chuyển giao công nghệ, trong đó cần quan tâm đến việc tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động chế biến nông sản xuất khẩu. Cần xóa bỏ giới hạn về phí chuyển giao công nghệ đối với các công ty tư nhân. Áp dụng chế độ khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chi phí chuyển giao công nghệ trong một khoảng thời gian nhất định để khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới.
Thay thế chính sách đầu tư theo hướng chuyển từ Nhà nước đầu tư/hoặc bảo lãnh đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến bằng chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp cổ phần. Phát triển một số tập đoàn kinh tế từ các công ty cổ phần do tư nhân sáng lập, đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến hiện nay trở thành các đầu tàu, có thương hiệu mạnh trên thị trường và là trung tâm trong chuỗi liên kết. Khuyến khích cao đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư vào công nghiệp chế biến để giải quyết vấn đề vốn và công nghệ, cũng như vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước cần sớm bổ xung khung pháp lý cho việc phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân, đồng thời cần sửa đổi và bổ sung chính sách cho phép các doanh nghiệp có vốn FDI được mua cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần cũng như để cho hộ nông dân được góp vốn cương cổ phần cho doanh nghiệp chế biến bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Thứ hai, tăng cường công tác nghiên cứu triển khai nhằm nâng cao giá trị gia tăng của công đoạn này trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học về giống cây trồng và vật nuôi, kể cả những giống có gen chuyển đổi thích nghi điều kiện canh tác khắc nghiệt của nông dân vùng sâu, vùng xa. Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.
Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Trú trọng tạo và sử dụng giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Củng cố và tăng cường đầu tư cho một số trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản hiện đại, nhất là về công nghệ sinh học, tạo bước đột phá mới về giống, quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến nông – lâm – hải sản để trước mắt khắc phục những yếu kém về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, tiến tới có thể xâm nhập sâu rộng ở thị trường nước ngoài. Hàng năm, các ngành, các cấp phải dành một tỷ lệ ngân sách thỏa đáng cho việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch; đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động tại chỗ; xây dựng thí điểm các khu nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, tiến tới nhân rộng cho các địa phương.
Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nước có nền nông nghiệp phát triển về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ cao để phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao đông, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp. Cho nông dân vay tiền mua máy móc cơ khí nông nghiệp và được đối lưu bằng sản phẩm với giá trị thu mua thích hợp và lãi suất ưu đãi nhất (hoặc không có lãi suất). Một số việc sau đây cần được tập trung giải quyết:
- Áp dụng mức thuế nhập khẩu phù hợp (trong khuôn khổ lộ trình cho phép) đối với các sản phẩm máy nông nghiệp trong nước đã sản xuất được và năng lực sản xuất đủ đáp ứng nhu cấu thị trường; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho thu nhập từ các sản phẩm này.
- Áp dụng chính sách thuế khoán theo kỳ hạn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất máy nông nghiệp.
- Giành một phần từ nguồn ngân sách của Nhà nước để đầu tư, khuyến khích chế tạo sử dụng máy móc cơ khí nông nghiệp. Ưu tiên đầu tư phát triển, thực hiện “kích cầu” trong việc trang bị và sử dụng máy móc cơ khí nông nghiệp.
- Chính sách thu hút vốn của doanh nghiệp vừa, nhỏ đầu tư chế tạo máy nông nghiệp, chế tạo và cung cấp phụ tùng ( cả về công nghệ chế tạo cũng như vốn) phù hợp với yêu cầu người sử dụng.
- Chính sách trợ giá và khuyến khích sử dụng sử dụng điện cho hộ nông dân: Mở rộng danh mục đối tượng được hưởng các cơ chế ưu đãi đầu tư theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ cho một số loại sản phẩm máy nông nghiệp (trước hết đối với nhóm thiết bị canh tác, thủy lợi, máy chế biến nông – lâm – thủy sản).
Thứ ba, nâng cao năng lực trong khâu phân phối và marketing hàng nông sản.
Tăng cường năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng từ thấp đến cao, từ thụ động sang chủ động, từ việc tham gia thông qua trung gian đến tham gia trực tiếp là một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, phấn đấu vươn lên các nấc thang cao trong chuỗi giá trị toàn cầu hoặc tạo lập chuỗi mới. Nhanh chóng chuyển mức độ tham gia vào chuỗi từ mức thứ nhất và thứ hai hiện nay sang mức độ thứ ba, tức là tham gia là một mắt xích trong chuỗi lien kết, chuỗi có sẵn. Đồng thời, phải nâng cao năng lực tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Lựa chọn và tập trung tăng cường năng lực tham gia của các mặt hàng nông sản có thị phần lớn và có lợi thế cạnh tranh để phát triển theo mô hình chuỗi lien kết dọc. Phát triển nhanh hạ tầng thương mại để tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam trong khâu phân phối và marketing. Bên cạnh phát triển hạ tầng nông nghiệp cần phát triển hai tầng giao thông, đẩy nhanh quá trình phát triển hạ tầng thương mại như chợ, kho hàng ngoại quan, phát triển các trung tâm logistics. Đồng thời, cần phát triển nhanh hệ thống nhượng quyền thương mại, các sàn giao dịch và phát triển mạnh thương mại điện tử.
Chủ động đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Nga…để mở cửa thị trường cho hàng nông sản. Đồng thời , để tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần rà soát và sửa đổi bổ sung các chính sách hỗ trợ cho phù hợp. Cần tăng cường hỗ trợ các tác nhân tham gia vào chuỗi trong khuyến nông, trong thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong kiểm tra và chứng nhận chất lượng, xây dựng và phát triển thương hiệu. Gia tăng sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu.
Tăng cường vai trò của các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ khác. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của một số mô hình liên kết hiệp hội và hợp tác xã ở nước ta đã khẳng định được vai trò của tổ chức này trong tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản. Việc tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, của các hợp tác xã và các tổ chức tư vấn có ý nghĩa lớn và vai trò quan trọng trong kiên kết và điều phối lợi ích của các tác nhân để tham gia chuỗi và tăng cường năng lực của chuỗi. Hiện nay, đa số các ngành hàng đều có hiệp hội và một số hiệp hội đã phát huy tác dụng tốt trong việc đề xuất với Chính phủ về chính sách phát triển của ngành hàng. Tuy nhiên, các hiệp hội cần tập trung nâng cao năng lực nhận thức cho các thành viên tham gia về lợi ích tham gia lien kết chuỗi, tăng cường cung cấp thông tin thị trường và bí quyết kinh doanh. Cần tập trung vào nâng cao sức mạnh đàm phán để tham gia vào chuỗi một cách thuận lợi và ngày càng có vị thế cao, hỗ trợ cho các thành viên trong đấu tranh và đối phó với các rào cản thương mại quốc tế. Chủ động và nâng cao vị thế tham gia vào các hiệp hội và tổ chức quốc tế theo các ngành hàng nông sản. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong xây dựng và phát triển chuỗi.
Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ cho các hiệp hội thông qua các quy định về quyền hạn của hiệp hội. Giao quyền cho hiệp hội trong hình thành Quỹ bảo hiểm đối với một số hàng nông sản và Nhà nước hỗ trợ vốn ban đầu để vận hành hoạt động của Quỹ. Để hạn chế tình trạng có nhiều đầu mối giao dịch với đối tác nước ngoài dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong bán hàng, cần giao cho hiệp hội xây dựng quy chế quy định tiêu chuẩn đầu mối xuất khẩu đối với một số loại nông sản chủ lực. Để hạn chế tình trạng bán hạng xô, theo tiêu chuẩn chất lượng do tự doanh nghiệp đặt ra như loại 1, loại 2… Chính phủ có thể giao việc xây dựng quy chuẩn chất lượng bắt buộc đối với hàng nông sản xuất khẩu cho hiệp hội.
Tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn cho các nhà quản lý, phát triển nguồn nhân lực cao. Đào tạo kỹ năng chuyên môn và văn hóa kinh doanh ở các cấp độ và trình độ, nhất là đào tạo các nhà kinh doanh có trình độ cao. Tăng cường năng lực quản trị chuỗi với việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý hiện đại để quản trị và kết nối chuỗi giá trị của các doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu./.
Tài liệu tham khảo:
1. Đinh Hồng Long (2008): Về tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng xe máy Việt Nam ,Tạp chí Thương mại, số 16.
2. Đinh Văn Thành: Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi gía trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam .Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, mã số: KX.01.16/06-10
3. http://www.agroviet.gov.vn: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.