Chế tạo được máy nhiệt ký chính xác cao
Tất cả các vật thể có nhiệt độ trên - 273 oC đều phát ra các bức xạ nhiệt. Nhiệt độ của các vật khác nhau sẽ cho các bức xạ hồng ngoại với bước sóng khác nhau. Dựa trên nguyên lý này, người ta đã phát minh ra nhiều loại máy nhiệt ký ứng dụng trong công nghiệp, y tế... Đợt dịch SARS vừa qua, thế giới đã ứng dụng kỹ thuật này để phát hiện nhanh bệnh nhân bị sốt. Tuy nhiên, thiết bị nhiệt ký của các nước có sai số lớn (khoảng 2 độ C), cách điều chỉnh phức tạp, giá lại đắt (trung bình gần 60.000 USD/chiếc).
Mới đây, Trung tâm Công nghệ Laser (Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ - Bộ KH&CN) đã cho ra đời liên tiếp hai phiên bản máy nhiệt ký đầu tiên của Việt Nam, đều gồm một máy đo hồng ngoại nối với máy tính. Máy khắc phục được hầu hết các nhược điểm của thiết bị nhập ngoại, như chính xác hơn (chỉ sai số 0,1 độ C), tự điều chỉnh nhiệt độ chuẩn, và có giá chỉ bằng 1/3 giá nhập. Nó sẽ báo động nếu nhiệt độ của vật thể đi qua vượt quá ngưỡng cho phép, và thể hiện thông tin trên màn hình vi tính hoặc qua loa. ở phiên bản thứ hai, ngoài máy hồng ngoại đo nhiệt, còn có một camera kỹ thuật số cho ra ảnh thật của vật thể. "Với phiên bản này, người kiểm tra có thể nhận ra ngay đối tượng nghi sốt dù lúc đó có nhiều người khác ở xung quanh, vì hình ảnh thật được ghi đồng thời với ảnh hồng ngoại. Các máy của nước ngoài đều không có tính năng này", tiến sĩ Lê Đình Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm, cho biết.
Theo tiến sĩ Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Trung tâm, trong trường hợp SARS không trở lại, các máy nhiệt ký vẫn có thể được sử dụng để phát hiện sớm ung thư vú hay biến chứng mạch máu vỡ ở bệnh nhân tiểu đường (nếu sai số của nhiệt ký lớn thì không dùng được). "Với bệnh nhân ung thư vú, có thể đo nhiệt độ trước, sau đó cho bệnh nhân uống một cốc nước đường, khối u của bệnh nhân sẽ có nhiệt độ cao hơn so với các vùng khác trên cơ thể", ông Liêm cho biết.
Thiết bị trên hiện đã qua kiểm định và đang được Trung tâm Công nghệ Laser chào bán với giá 20.000 USD.
Mới đây, Trung tâm Công nghệ Laser (Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ - Bộ KH&CN) đã cho ra đời liên tiếp hai phiên bản máy nhiệt ký đầu tiên của Việt Nam, đều gồm một máy đo hồng ngoại nối với máy tính. Máy khắc phục được hầu hết các nhược điểm của thiết bị nhập ngoại, như chính xác hơn (chỉ sai số 0,1 độ C), tự điều chỉnh nhiệt độ chuẩn, và có giá chỉ bằng 1/3 giá nhập. Nó sẽ báo động nếu nhiệt độ của vật thể đi qua vượt quá ngưỡng cho phép, và thể hiện thông tin trên màn hình vi tính hoặc qua loa. ở phiên bản thứ hai, ngoài máy hồng ngoại đo nhiệt, còn có một camera kỹ thuật số cho ra ảnh thật của vật thể. "Với phiên bản này, người kiểm tra có thể nhận ra ngay đối tượng nghi sốt dù lúc đó có nhiều người khác ở xung quanh, vì hình ảnh thật được ghi đồng thời với ảnh hồng ngoại. Các máy của nước ngoài đều không có tính năng này", tiến sĩ Lê Đình Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm, cho biết.
Theo tiến sĩ Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Trung tâm, trong trường hợp SARS không trở lại, các máy nhiệt ký vẫn có thể được sử dụng để phát hiện sớm ung thư vú hay biến chứng mạch máu vỡ ở bệnh nhân tiểu đường (nếu sai số của nhiệt ký lớn thì không dùng được). "Với bệnh nhân ung thư vú, có thể đo nhiệt độ trước, sau đó cho bệnh nhân uống một cốc nước đường, khối u của bệnh nhân sẽ có nhiệt độ cao hơn so với các vùng khác trên cơ thể", ông Liêm cho biết.
Thiết bị trên hiện đã qua kiểm định và đang được Trung tâm Công nghệ Laser chào bán với giá 20.000 USD.
Nguồn: http://vnexpress.net ngày 16/8/2003