Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/06/2007 00:47 (GMT+7)

Cây Thông đỏ được phát hiện ở dải Hoàng Liên Sơn và triển vọng cho Lai Châu

Đặc điểm hình thái

Thông đỏ bắc là cây gỗ thường xanh, vỏ màu nâu nhạt, hơi dày, bong vảy, thịt màu nâu đỏ, giác màu vàng trắng, lõi màu nâu đỏ. Lá hình dải hơi cong. Lá dài 1,5 - 2 cm, đầu nhọn gấp, gốc lá vặn làm thành hai hàng. Nón đơn tính, nón đực mọc ở nách lá, khi chín có màu đỏ, nón cái có cuống ngắn mọc đôi ở nách lá. Gốc hạt có vỏ giả hình cốc. Nhị nhiều xếp xoắn ốc, mỗi nhị mang 3 - 9 bao phấn, hạt phấn không có túi khí. Quả giả dạng quả kiên, khi còn xanh có màu lục sẫm, khi chín có màu nâu nhạt. Hạt có khả năng sống 1-2 năm. Phôi có hai lá mầm. (xem ảnh)

Đặc điểm sinh học và sinh thái học

Mùa ra hoa của Thông đỏ từ tháng 8 đến tháng 12 và đến tháng 6 tháng 7 năm sau thì kết trái. Quả (giả) chín vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12. Mùa quả chín cũng chính là mùa ra hoa.

Thông đỏ là loài cây có biên độ sinh thái hẹp, ưa bóng, thích nghi ở vùng khí hậu nhiệt đới núi cao có độ dốc trên 30 o, có khí hậu phân hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình đạt 1.600 - 1.800 mm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 oC.

Thông đỏ thích hợp với nơi có địa hình lồi lõm, bị chia cắt mạnh. Đất có lớp thảm mục dày, xốp, lớp đất mặt màu đen, ở tầng sâu có màu nâu trắng, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt. Thường là đất nâu vàng phiến thạch, đất nâu đỏ, đất bazan.

Phân bố rải rác, hỗn giao với các loài cây lá rộng thường xanh và cây lá kim để hình thành kiểu rừng chính là rừng hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim. Tán của loài nằm ở tầng ưu thế sinh thái với độ khép tán cao (thường khoảng 90-95% độ che phủ).

Phân bố địa lý

Cây Thông đỏ phân bố hẹp ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Mianma, Nêpan, Apghanixtan, Ấn Độ, Philipin, Inđônêxia, Việt Nam .

Tại Việt Nam, từ năm 1931 các nhà khoa học đã phát hiện ra họ Thông đỏ sinh sống ở một số địa điểm như: Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Lạt... Gần đây đã phát hiện thấy ở Sa Pa(Lào Cai). Tuy nhiên, số lượng tìm thấy là không nhiều, chỉ là các cá thể riêng lẻ, chưa tạo thành quần thể. Theo số liệu tìm thấy thì tổng số cá thể tìm được ở Lào Cai chỉ là đơn vị hàng chục và ở Lai Châu, tại Sìn Hồ các cán bộ của Chi cục Kiểm lâm đang có những phỏng đoán về sự tồn tại của loài này nhưng số lượng nếu thực có cũng rất ít.

Giá trị

Thông đỏ có giá trị kinh tế cao, thuộc loại gỗ quý, thường dùng làm gỗ gia dụng. Lá của chúng là loại thuốc dân gian được dùng từ lâu đời để trị hen suyễn, viêm phế quản, nấc, tiêu hoá không bình thường... Ở Trung Quốc, cành, vỏ, lá còn được dùng để trị thực tính, bệnh giun đũa... sắc nước thân non còn dùng chữa đau đầu, nhiều mật...

Đặc biệt vào năm 1994, một số nhà khoa học trên thế giới công bố phát minh làm “chấn động’’ dư luận, khẳng định trong cây Thông đỏ có hoạt chất chữa bệnh ung thư - căn bệnh mà y học lúc đó còn đang bó tay. Cụ thể, hoạt chất taxos được chiết xuất từ taxus brevifolia có trong vỏ và lá Thông đỏ, dùng để trị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đầu, cổ và còn có triển vọng xử lý hắc tố (melanonas )...

Một đặc điểm khác cần chú ý là loài Thông này có vị đắng, rất độc. Theo tổng kết của các nhà khoa học, hiện đã tìm thấy 11 loại chất độc và cực độc khác nhau trong thành phần vỏ và lá của loài Thông này. Hỗn hợp chất độc này có khả năng gây ngộ độc hoặc gây chết người và súc vật khi ăn phải. Lâu nay, nhắc tới Thông đỏ người ta thường chỉ nói nhiều về công dụng của nó mà quên cảnh báo về khả năng gây độc. Điều đó đã đưa đến cái nhìn không đầy đủ về loài cây quý hiếm này, nó cũng dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, đem lại những hậu quả đáng tiếc.

Khả năng kinh doanh và bảo tồn

Ở Mỹ và Châu Âu đã thành công trong việc chiết xuất taxos từ vỏ cây. Theo tính toán của các nhà khoa học, một liều văcxin chữa ung thư cần chiết xuất từ vỏ của 6-7 cây Thông đỏ trưởng thành. Vậy, cần đòi hỏi số lượng lớn cho sản xuất văcxin. Hiện nay, tại Phân viện Sinh học Đà Lạt đã tìm ra cách chiết xuất taxos từ lá của loài này. Công nghệ này tránh được lão hoá cây và khắc phục tình trạng cạn nguồn cung cấp. Nghĩa là một cây Thông đỏ sẽ cung cấp nguyên liệu được nhiều lần thay vì chỉ được ít lần khi khai thác vỏ. Đây là một kết luận hoàn toàn có cơ sở khoa học vì lá cây được mọc mới thường xuyên còn vỏ cây thì không có khả năng tái sinh. Giai đoạn một đã thu được hoạt chất 10-eacetylbaecatin taxos. Phân viện đang tiếp tục giai đoạn hai - bán tổng hợp chất taxos và thử nghiệm điều trị bệnh ung thư. Hiện nay và trong tương lai cần số lượng rất lớn Thông đỏ làm nguyên liệu chiết xuất. Hiện nay chưa đánh giá giá thành của một cây Thông đỏ trưởng thành nhưng chắc chắn nó không phải là thấp.

Thông đỏ tái sinh cành tốt, hiện nay đã có một số địa chỉ giâm hom cành thu được tỉ lệ sống và ra rễ cao, có thể đạt 100% như ở Lâm Đồng. Ngay ở vườn quốc gia Hoàng Liên nhân giống Thông đỏ đã thành công và đạt tỷ lệ sống là 85%.

Vậy chắc chắn trong thời gian gần nhất, từ vài chục cá thể Thông đỏ mới được phát hiện tại Sa Pa sẽ được bảo vệ và nhân rộng. Hy vọng Lai Châu sớm có chủ trương cùng phối hợp với VQG Hoàng Liên bảo tồn loài Thông quý hiếm và nhanh chóng nhân rộng thành rừng, cung cấp nguyên liệu quý giá, vừa giúp y học đẩy lùi căn bệnh ung thư vừa mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho địa phương, có được rừng nguyên liệu Thông đỏ không chỉ của nước ta mà còn là của thế giới.

Nguồn: Hoạt động khoa học, 5/2007

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.