Cây cúc mốc
Bộ phận dùng: cành non, lá, hoa.
Tính vị, tác dụng: đắng, cay, thơm nhẹ, tính mát. Thanh nhiệt giải độc, giảm ho, tiêu đờm, tiêu thực.
Điều trị:
Cảm mạo, ho
Cúc mốc 20g
Lá Chanh 20g
Lá Cúc tần 50g
Lá Tre 100g
Nấu sắc uống.
Ho gà
Cúc mốc 20g
Lá Táo chua 20g
Hoa nở ngày 30g
Kim ngân hoa 10g
Nấu sắc uống.
Hoặc dùng một vị lá Cúc mốc tươi 50g, giã nát, vắt lấy nước thêm đường cho trẻ uống.
Mẩn ngứa
Cúc mốc 20g
Kim ngân hoa 10g
Nấu uống.
Ăn không tiêu, đầy bụng
Cúc mốc 20g
Trần bì 15g
Mộc hương 10g
Gừng tươi 5g
Nấu uống
Ung nhọt
Có nhiều sách dùng lá tươi giã đắp. Sách Quân y thảo dược giới thiệu, nước vắt lá tươi có tác dụng ức chế cầu trùng Staphylo (in vitro).
Có một bạn đọc viết thư giới thiệu dùng lá Cúc mốc tươi giã đắp trị được chứng đinh râu. Chúng tôi chưa có kinh nghiệm này nên chưa giới thiệu với bạn đọc.
Chứng đinh râu là bệnh nguy hiểm, phát triển cực kỳ nhanh, tiến đến viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch xoang, tử cung.
Chúng tôi đã có kinh nghiệm điều trị bằng lá Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) trị khỏi đinh râu, đã giới thiệu trong TSK số 102, nhưng nhược điểm là nếu đắp lâu thì bị bỏng da. Còn lá Cúc mốc thì đã đắp thử hơn 2 giờ vẫn không bị kích ứng da. Đề nghị bạn đọc chưa nên thử dùng trị đinh râu ngay, mà trước tiên nên thử dùng trị ung nhọt, nếu kết quả không kém hơn Bạch hoa xà thì mới nên dùng trị đinh râu.