Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 26/03/2009 16:16 (GMT+7)

Bước đầu nghiên cứu về phân bố và độ phủ của một số loài rong vôi ở quần đảo Trường Sa

Mở đầu

Rong vôi là nhóm rong mà tế bào của chúng có tẩm canxi, hầu hết các loài thuộc nhóm này đều luôn có mặt trên rạn san hô và chúng cùng với các nhóm sinh vật khác trên rạn (san hô, thân mềm, giáp xác). Nhóm rong vôi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển và bảo vệ rạn san hô. Chính vì vậy một vài chi, nhất là chi Halimeda, được sử dụng làm chỉ thị cho sức khoẻ của rạn và các nghiên cứu quan trắc có liên quan đến rạn san hô [9, 10, 11, 12].

Quần đảo Trường Sa là quần đảo san hô, nằm ở khoảng vĩ độ 6 030’ - 12 000’N, 111 030’ - 117 003’E, là huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hoà, bao gồm khoảng gần 100 hòn đảo, đá ngầm và bãi san hô trên diện tích rộng khoảng 594000 km .

Các công trình nghiên cứu về Rong biển từ trước đến nay còn quá ít. Công trình đầu tiên nghiên cứu về rong biển quần đảo Trường Sa là công bố của Josephine Th. Koster (1936) với 23 loài Rong biển tại đảo Nam Yết [7, 8]. Năm 1996, Đàm Đức Tiến, Nguyễn Văn Tiến có công bố 66 loài ở đảo Trường Sa. Phạm Hữu Trí (1996) có công bố 79 loài ở hai đảo Nam Yết và Trường Sa…

Đáng kể nhất là công bố của Đàm Đức Tiến (2002) về khu rong biển quần đảo Trường Sa tại các đảo Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Thuyền Chài, Tốc Tan và Phan Vinh. Ngoài ra còn các công bố khác của Đàm Đức Tiến [3, 4, 5, 6].

Nhìn chung các công trình này chủ yếu nghiên cứu chung về thành phần loài, phân bố và đặc trưng khu hệ của rong biển tại quần đảo Trường Sa chứ chưa có công trình nào chuyên vể rong vôi. Đây là công bố đầu tiên về nhóm rong vôi tại quần đảo Trường Sa.

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài, phân bố và độ phủ của một số nhóm rong vôi tại quần đảo Trường Sa. Đây là kết quả khảo sát trong nhiều năm (từ 1994 - 2008) tại 9 đảo thuộc quần đảo Trường Sa là: Trường Sa lớn, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Thuyền Chài, Tốc Tan, Đá Tây, Sinh Tồn và Đá Nam (Sơ đồ).

Tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Tài liệu

Bài báo sử dụng kết quả của các đề tài được thực hiện từ năm 1993 - 2008, cụ thể:

- Điều tra nguồn lợi sinh vật tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (1993 - 1996).

- Nghiên cứu sinh học và kỹ thuật nuôi trồng Rong kinh tế ở quần đảo Trường Sa.

- Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển và hiện trạng môi trường vùng biển quanh đảo Trường Sa (2002 - 2003).

- Xây dựng cơ sở khoa học xây dựng các khu bảo tồn biển quần đảo Trường Sa (2006 - 2008).

- Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu khu hệ rong biển quần đảo Trường Sa năm 2002 của Đàm Đức Tiến.

Ngoài ra có tham khảo tài liệu của chuyên khảo sát hỗn hợp Việt Nam - Philippin (JOM -SRE -SCS) ở biển Đông và quần đảo Trường Sa (1996).

Phương pháp

Ngoài thực địa

Ngoài thực địa, mẫu được thu dựa vào quy phạm điều tra tổng hợp biển của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành năm 1991 [9] (vùng triều) và của S. English & nnk… 1997 [12] (dưới triều). Mẫu vùng dưới triều được thu bằng thiết bị lặn SCUBA.

Độ phủ và tần số xuất hiện của các loài rong tạo rạn chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên khung định lượng cho rong biển của các tác giả Saito and Atobe (1970) [11] để tính độ phủ và tần số xuất hiện của các loài rong tạo rạn trên các mặt cắt vuông góc với bờ (transects). Khung định lượng có kích thước 0,5 x 0,5m, trên đó chia thành 25 ô nhỏ có kích thước 0,1 x 0,1m.

Trong phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, việc tính toán các giá trị như tần số xuất hiện, độ phủ dựa trên phương pháp của Saito và Atobe (1970). Cụ thể, tần số xuất hiện được tính theo công thức F = qn/25 x 100. Trong đó: qn: số ô nhỏ (0,1 x 0,1m). Độ phủ của rong tính theo công thức C = (qn5 x c5) + (qn4 x x4) + (qn3 x c3) + (qn2 x c2) + (qn1 x c1). Trong đó: qn1 - qn5 là số lượng các ô có độ phủ của rong biển trên bề mặt giá thể ở các giá trị với bội số mặc định từ 0,1875 - 3,0(Bảng 1).

Sau khi có được các kết quả riêng rẽ, sẽ được tính chung trong các hàm của Exell.

Phần định loại dựa vào các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước [1, 2, 13, 14, 15, 16].

Kết quả nghiên cứu

Thành phần loài

Qua việc phân tích các mẫu thu được, chúng tôi đã xác định được 50 loài rong vôi. Trong đó có 32 loài thuộc ngành rong Đỏ (Rhodophyta), chiếm 64% tổng số loài và 18 loài thuộc ngành rong Lục (Cholorophyta), 36% (Bảng 2).

Phân bố của rong tạo rạn tại quần đảo Trường Sa

Phân bố rộng

Trong số 50 loài rong vôi đã phát hiện được ở quần đảo Trường Sa, phân bố rộng của các loài có sự sai khác rất lớn, dao động trong khoảng 8 loài (đảo Song Tử Tây) đến 29 loài (đảo Đá Tây) và trung bình là 19,0 loài/ đảo. Nguyên nhân chính có thể do cấu tạo nền đáy của đảo Phan Vinh chủ yếu là đá san hô dạng khối hoặc đá san hô chết tạo thành các rãnh chạy theo hình phóng xạ từ mép đảo ra ngoài không thuận tiện cho sự tồn tại và phát triển của các loài rong vôi còn tại các đảo khác có rạn san hô khá lớn rong vôi dễ dàng phát triển được (Bảng 2).

Phân bố sâu

Kết quả ở Bảng 2 cũng chỉ ra rằng, với 50 loài đã phát hiện tại 9 đảo thì tổng số lần xuất hiện là 68. Trong đó, vùng triều là 32 lần chiếm 47% và dưới triều là 36 lần (53%). Tổng số lần xuất hiện của các loài rong vôi ở vùng triều và dưới triều không có sự sai khác lớn. Như vậy, môi trường vùng triều và dưới triều tương đối đồng nhất (đặc biệt là cường độ ánh sáng) nên sự phân bố theo độ sâu tại các điểm khảo sát tương đối giống nhau.

Độ phủ

Tại 9 đảo khác nhau, tổng độ phủ của 50 loài rong vôi nằm trong khoảng 8 - 12% và trung bình là 11,94%. Và tỷ lệ độ phủ trung bình của một loài là 0,23%. Từ kết quả này cho ta thấy rằng, hiện trạng rạn san hô tại các đảo này đang ở tình trạng tương đối giống nhau vì phần lớn các loài rong vôi chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt trên các rạn san hô đã chết. Tỷ lệ độ phủ này cũng cho ta thấy, rạn san hô đã bị suy thoái nhiều và đã đến lúc phải được quan tâm đến (Xem bảng 3).

Riêng tại đảo Thuyền Chài, tổng độ phủ của 50 loài rong vôi đạt tới 22,5% (cao gần gấp đôi giá trị trung bình của các đảo khác) là do Thuyền Chài là bãi cạn, có diện tích lớn nên rất thuận lợi cho san hô phát triển. Tuy nhiên phần lớn diện tích có san hô ở dải trên của vùng dưới đều đã bị tàn phá và đây chính là cơ hội cho các loài rong vôi phát triển.

Kết luận

Tại 9 đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã phát hiện được 50 loài rong vôi, trong đó có 32 loài thuộc ngành rong Đỏ (Rhodophyta), chiếm 64% tổng số loài và 18 thuộc ngành rong Lục (Chlorophyta), chiếm 36%.

Sự phân bố rộng của các loài tại 9 đảo có sự sai khác rất lớn, dao động từ 8 loài (đảo Song Tử Tây) đến 29,0 loài (đảo Đá Tây) và trung bình là 19,0 loài/ đảo.

Tổng số lần xuất hiện của các loài rong vôi là 68 và số lần xuất hiện của rong vôi tại vùng triều là 32 loài (47%) và dưới triều là 36 (53%).

Độ phủ của các loài rong vôi nằm trong khoảng 8 - 12% và trung bình là 11,94%. Riêng tại đảo Thuyền Chài, tổng độ này đạt tới 22,5% (cao gần gấp đôi giá trị trung bình của các đảo khác).

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến (1993), Rong biển Việt Nam (phần phía Bắc), Nxb, KH&KT, Hà Nội, 364 tr.

2. Phạm Hoàng Hộ (1969) Rong biển Việt Nam(phần phía Nam ). Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 558 tr.

3. Đàm Đức Tiến (1999), Thành phần loài và phân bố của Rong lục (Chlorophyta) ở một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hội nghị Khoa học Công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV, II, Nxb. KH&KT, Hà Nội, tr 988 – 993.

4. Đàm Đức Tiến (1999), Thành phần loài và phân bố Rong biển đảo Thuyền Chài. Hội nghị Khoa học Công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV, II. Nxb. KH&KT, Hà Nội, tr 993 - 999.

5. Đàm Đức Tiến (2001) Một số loàii Rong lục mới cho khu hệ Rong biển Việt Nam . Sinh học (4)… Nxb KH&KT, Hà Nội.

6. Đàm Đức Tiến (2000), Rong kinh tế quần đảo Trường Sa. Tài nguyên và Môi trường biển. VII. Nxb KH&KT, Hà Nội, tr 235 - 247.

7. Đàm Đức Tiến, Nguyễn Văn Tiến (1996), Thành phần loài và phân bố của rong biển đảo Trường Sa. Tài nguyên và Môi trường biển, III. Nxb KH&KT, Hà Nội, tr 236 - 271.

8. Phạm Hữu Trí (1996), Góp phần nghiên cứu Rong biển quần đảo Trường Sa (hai đảo Trường Sa lớn và Nam Yết), Tuyển tập nghiên cứu biển tập VII. Nxb KH&KT, Hà Nội, tr 147 - 162.

9. Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1980), Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển (phần Rong biển), Nxb KH&KT, Hà Nội, tr 205.

10. Cribb A. B (1983), Marine Algae of the Southem Great Barrier Reef - Rhodophyta. Australian Coral Reef Society, the Great Barrier ReefCommittee. Handbook no 2, 173 p.

11. Edna Ganzon Fortes, 2004. Seaweed Research Methodology: Ecological Sampling Using Transecst – Quadrat Method. The lecture for marine algae and seagrass group of JSPSs seminar.

12. English S. C. Wilkinson and V. Baker (1997), Survey manual for tropical marine resources, 2 ndEdition. Australian institute of marine science, Townsville.

13. TaylorW. R (1960), Marine algae of the Eastern tropical and subtropical coasts of the Americas . The Universityof Michiganpress. 870p.

14. Tseng C. K (1983) Common Seaweeds of China . Scien. Press, Beijing, China, 316 p.

15. Yoshida, T. (1998), Tân Nhật Bản Hải tảo chí. Nội điền Lão hạc phố, Nhật Bản, 1202p (Tiếng Nhật).

16. Yu. J. Sorokin, 1990. coral Reef Ecosystems. H. P. Moscow Nauka. 502 p.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 16/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) và một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.
Bình Thuận: Nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế
Ngày 07/8/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế áp dụng sạ cụm, hướng đến chuyển giao giống, cơ giới hoá đồng bộ và sản xuất giảm phát thải các bon”.
Kon Tum: Bảo tàng văn hóa Bahnar lên không gian mạng
Hai em Trần Phương Bảo Linh và Nguyễn Nam Phương, học sinh lớp 10A3, Trường THPT Kon Tum đã sử dụng công nghệ thông tin để số hóa những giá trị di sản đặc sắc của dân tộc Bahnar ở Kon Tum đưa lên không gian mạng bằng “Bảo tàng số văn hóa Bahnar”.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.