Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 22/04/2013 21:17 (GMT+7)

Bữa ăn của các vua triều Nguyễn

1. Xếp đầu về sự đơn giản trong ăn uống là vua Duy Tân (1907-1916).Khi lên ngôi, ông đã cho dẹp bỏ thực đơn thường có đến 50 món/1 bữa trong Hoàng cung ở các đời vua trước. Trong hai bữa chính (trưa và tối) của ông chỉ ăn có hai món: cơm và cá bống thệ kho tộ. Yêu cầu tối cao của ông là “sạch, lành và ngon mắt”. Ông cũng xóa bỏ lệ chỉ có một mình vua dùng bữa và cho phép chánh phi Mai Thị Vàng cùng ngồi ăn chung một mâm với mình.

Ông thực sự là hiện tượng lạ trong cung đình phong kiến nói chung về âm thực. Tuy nhiên, ông chỉ là đời vua thứ 11 của vương triều Nguyễn và sự tiết kiệm như ông chẳng có mấy đời vua trước thực hiện; các đời vua sau cũng vậy.

2. Vua Gia Long (1802-1819)ăn uống cũng khá đơn giản. Thực đơn của ông chỉ có một số món thông thường như cơm, cá, thịt, rau; sau bữa ăn có tráng miệng trái cây hoặc bánh mềm. Trong các bữa ăn, ông không bao giờ uống rượu. Là ông vua đầu tiên của triều Nguyễn, không chỉ làm được rất nhiều việc đại sự (tổ chức lại đơn vị hành chính trong cả nước, quản lý ruộng đất chặt chẽ, ban hành “Quốc triều hình luật”…) ông muốn làm gương về tiết kiệm chi dùng trong ăn uống nhưng tiếc rằng rất ít đời vua sau đó noi theo.

3. Vua Khải Định (1916-1925)yêu cầu mỗi bữa ăn của ông bao gồm 35 món. Từng món được múc ra tô hay bày ra đĩa, rồi đặt trong các quả hộp bằng gỗ sơn son thiếp vàng, đậy nắp kín; khi mang đi có lính cầm lọng che. Người đưa cơm mang từng món từ thượng điện đến điện Kiến Trung, nơi vua ở. Vua không thích phụ nữ nên trong bữa ăn không có cung tần mỹ nữ nào được đến gần. Người phục vụ vua trong bữa ăn phải là quan thị vệ từ nhất đẳng đến ngũ đẳng. Ông là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn ra nước ngoài và đã nhanh chóng bổ sung vào bữa ăn của mình những món mới, dinh dưỡng cao nhưng cũng rất đắt tiền. Tháng 9-1924, ông tổ chức đại lễ, đại tiệc mừng thọ mình… 40 tuổi. Đây là lễ mừng thọ tốn kém chưa từng thấy, hậu quả là ngân sách triều đình gần như rỗng không; (chưa kể số tiền mà quan chức các tỉnh ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ phải bỏ ra để mua tặng phẩm mừng vua); đến nỗi sau đó, ông vua này đã xuống chỉ lệnh bắt dân chúng phải đóng tăng thêm 30% thuế (!?).

4. Vua Minh Mạng (1820-1840),con thứ tư của vua Gia Long, khi lên ngôi đã cho xây hẳn trong Tử Cấm Thành một nhà ăn gọi Thượng Thiện Đường. Tất cả có đến… 50 đầu bếp; mỗi người phụ trách một món, tổng cộng bữa ăn có 50 món. Các món ăn từ bếp được các thái giám chuyển vào cung, sau đó các thị nữ dâng thức ăn cho vua. Ông cũng nổi tiếng vì đã tuyển chọn được loại rượu thuốc bổ dưỡng mà đến nay vẫn được nhiều người tin dùng (thang Minh Mệnh – rượu thuốc ngâm theo quy cách thang thuốc của Minh Mệnh). Có lẽ vì ăn uống đúng cách nên Minh Mệnh “đứng đầu bảng” về việc lấy vợ, sịnh con. Ông có hàng trăm vợ, từng tự hào rằng: “Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dậng” (Một đêm ngủ với 5 vợ thì 3 vợ có thai); tổng cộng ông có đến 142 người con – một kỷ lục hàng đầu thế giới.

5. Vua Đồng Khánh (10-1885-12-1888) là bố đẻ của vua Khải Định; nên về yêu cầu ẩm thực cũng thuộc hàng “cha chú”. Mỗi ngày ông ngự thiện 3 bữa: buổi sáng vào 6 giờ (Mão), buổi trưa vào 11 giờ (Tỵ), buổi chiều vào 5 giờ (Thân). Nguyên tắc chuyển đồ ăn từ nhà bếp đến bàn ăn của ông rất nghiêm ngặt: khi chuông báo đến giờ ăn, các món ăn được đầu bếp chuyển đến cho quan thị vệ, quan thị vệ chuyển đến quan thái giám; quan thái giám lại chuyển đến chỗ 5 cung nữ quỳ gối hầu cơm vua.

Bữa ăn của vua Đồng Khánh có đến 50 món nhưng thường ông chỉ dùng trên dưới chục món, trong đó có món ông chỉ nếm qua. Yêu cầu về món ăn, đồ ăn của ông về tổng thể gồm nhiều loại nhưng trong mỗi loại thì lại lấy sự ổn định về chất lượng đã qua kiểm định làm yêu cầu hàng đầu. Chẳng hạn: Cơm phải nấu bằng gạo An Cựu (gạo De), đầu bếp phải lựa chọn kỹ từng hạt, bỏ những hạt gẫy đôi, hạt cớm nắng. Đũa cho vua dùng được vót từ cây tre vừa mới trổ đủ lá và thay đũa thường xuyên mỗi ngày. Có lẽ ông là người đã gợi ra ý tưởng về loại đũa dùng một lần.

Đồng Khánh là một trong số ít các ông vua triều Nguyễn uống được loại rượu mạnh ngâm với bột sen và một số cây thuốc thơm. Tuy nhiên, ông khoái dùng rượu Bordeau thượng hạng của Pháp hơn. Hầu như ngày nào ông cũng mở tiệc mời các quan Pháp – một cách trả ơn những người đã bảo trợ để ông lên ngôi vua. Ông “tiêu biểu” cho phong cách ẩm thực của triều đình nhà Nguyễn, cả về sự cầu ký trong tuyển chọn, chế biến món ăn, cung cách bài trí phòng ăn, cách thức phục vụ ăn uống… cũng như về sự tốn kém, lãng phí. Tuy nhiên, ông không kéo dài việc ấy được lâu vì ở ngôi có 3 năm, bị bệnh rồi mất khi mới có 25 tuổi.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.