Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/09/2006 14:36 (GMT+7)

Báo đốm thay đổi bộ da gấm như thế nào?

Các nhà sinh học từ lâu đã tự hỏi làm thế nào mà báo đốm và các loài thú khác có được bộ lông đồng nhất nhưng rất đặc trưng của mình. Năm 1952, nhà toán học người Anh Alan Turing đã xây dựng một phương trình để lý giải những phản ứng hoá học đơn giản tạo ra các chấm, sọc hay đường vằn trang trí cho các loài thú khác nhau.


Song, mô hình của Turing không giải đáp được sự tiến hoá của các hoa văn trên da khi những động vật chuyển từ còn non sang trưởng thành.  


Để giải mã bí ẩn này, Sy-Sang Liaw và Ruey-Tarng Liu từ Đại học quốc gia Chung-Hsing ở Đài Loan và Philip Maini từ Viện toán học, Đại học Oxford đã điều chỉnh mô hình của Turing.


"Ở đây, chúng tôi tìm hiểu sự phát triển từ một kiểu hình này sang kiểu hình khác, giống như Turing hình dung trong bài báo của mình năm 1952", Maini nói.


Nhóm nghiên cứu giả định, giống Turing, rằng khi một con báo ra đời, bộ da của nó chứa các tế bào sắc tố, sẽ sản sinh ra hai loại hoá chất, khuyếch tán vào lớp trên cùng của da. Hai hoá chất này, được gọi là morphogen, tương tác với nhau để tạo ra hoặc là màu nâu đen hoặc màu xám vàng hơi đỏ.  


Bằng một mô hình máy tính phức tạp, nhóm nghiên cứu tạo ra một quá trình gồm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một vai trò chủ đạo khác nhau. Để giải thích sự tăng trưởng của con vật, giai đoạn hai có tính đến các tham số, chẳng hạn tốc độ khuếch tán hoá chất và một yếu tố tỷ lệ - thay đổi trong mô hình máy tính.


Nhóm phát hiện thấy nồng độ của các hoá chất khuyếch tán này trên da sẽ quyết định đặc điểm đốm của một con báo trưởng thành.

"Các morphogen này theo lý thuyết sẽ phải nằm trong da, và kiểu hình của bộ lông sẽ được quyết định bởi hàm lượng morrphogen đó", Maini nói.


Tuy nhiên, thực tế các nhà khoa học chưa tìm thấy các morphogen trên da động vật. Vì thế, bước tiếp theo của họ sẽ là chỉ ra những hoá chất mã hoá màu sắc này.


Nguồn: LiveScience; vnexpress.net 9/8/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.