Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/01/2011 19:23 (GMT+7)

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe người dân tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu chủ yếu thực hiện trên cơ sở của các phương pháp: Kế thừa, pbân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện về ô nhiễm môi trường nước sông, tình hình bệnh tật liên quan đến ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Kết quả nghiên cứu

Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng sau khi nhận nước từ sông Tô Lịch. Các giá trị COD, BOD5 vượt quá tiêu chuẩn từ 3-4 lần. Nước màu đen, có váng, cặn lắng và có mùi tanh. Đặc biệt vào mùa khô, không có nguồn nước sông Hồng đổ vào pha loãng cho sông Nhuệ, nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vào mùa mưa, tuy nước sông Nhuệ có nguồn bổ sung nhưng các thông số đặc trưng cho ô nhiễm như BOD5, COD, SS, cùng vớỉ các hơp chất dinh dưỡng chứa Nitơ, Phốt pho và Coliform trong nước sông vẫn vượt quá nhiều lần TCVN.

Sông Đáy bị ô nhiễm cục bộ với mức độ ngày càng gia tăng, đặc biệt nước sông chịu ảnh hưởng của ô nhiễm sông Nhuệ. Từ thị xã Hà Đông đến thị xã Phủ Lý (Hà Nam ), nước sông Đáy chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ ở từng đoạn sông với các mức độ khác nhau. Các thông số đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ đều vượt QCVN 08/2008, loại A2.

Tại cầu Hồng Phú (Phủ Lý, Hà Nam - hợp lưu của sông Nhuệ, Đáy và sông Châu Giang) nước sông bị ô nhiễm hữu cơ tương đối cao, đặc biệt là vào mùa khô. Các thông số như BOD5, COD, các hợp chất Nitơ và Coltform đều không đạt QCVN 08/2008, loại A2.

Từ thị xã Phủ Lý đến điểm hợp lưu cửa sông Hoàng Long đổ vào sông Đáy (của Gián Khẩu - Gia Viễn Ninh Bình): ngoài ảnh hưởng của nước sông Nhuệ, đoạn này còn chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thị xâ Phủ Lý dồn xuống nên nước sông bị ô nhiêm khá nghiêm trọng (BOD5 vượt QCVN 08/2008, loại A2 từ 2 đến 3 lần).

Đoạn từ Gia Viễn đến Kim Sơn (Ninh Bình) nước sông bị ô nhiễm hữu cơ. Một số thông số không đạt QCVN 08/2008, loại A2 (BOD5 vượt 2 - 3 lần), thậm chí một số đoạn không đạt tiêu chuẩn B1.

Hạ lưu sông Đáy (từ Kim Sơn - Ninh Bình ra cửa Đáy): Do ảnh hưởng của nguồn thải từ hai bên sông nên chất lượng nước ở hạ lưu sông Đáy vẫn không được cải thiện nhiều so với các đoạn trên: Các thông số thể hiện mức độ ô nhiễm vẫn không đạt QCVN 08/2008 loại A2, dù một số nơi đã đạt tiêu chuẩn loại B1.

Như vậy, chất lượng nước sông Đáy diễn biến rất phức tạp và đã có sự suy giảm trong những năm gần đây.

Sông Châu Giang cũng đã bị ô nhiễm và xu hướng ô nhiễm ngày càng tăng. Sông này hợp lưu với sông Đáy và sông Nhuệ tại Phủ Lý. Tuy nhiên, do cửa sông nhận nước từ sông Hồng đã bị bồi lấp nên chất lượng nước sông Châu Giang chịu ảnh hưởng của nước tiêu nội đồng và nước từ sông Nhuệ và sông Đáy đưa sang.

Sông Hoàng Long bị ô nhiễm hữu cơ ở mức tương độ cao trước khi hợp lưu với sông Đáy, sau khi chảy qua địa phận Hòa Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Sông Đào (nguồn cung cấp nước chính cho sông Đáy phần hạ lưu) tại một số điểm cũng đã bị ô nhiêm hữu cơ nhẹ.

Tình hình bệnh tật liên quan đến ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Các bệnh do vi khuẩn gây bệnh đường ruột

Nước sông Nhuệ - Đáy bị ô nhiễm đã ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng trong lưu vực. Điều này thể hiện qua sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa tại những tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng nước sông Nhuệ (Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây cũ) so với các tỉnh ít chịu ảnh hưởng (Nam Định, Ninh Bình) và không chịu ảnh hưởng (Hòa Bình). Trong một tỉnh, các huyện/thị có dòng sông bị ô nhiễm đi qua, tỷ lệ mắc các bệnh trên cũng lớn hơn so với những huyện/thị khác. Chẳng hạn trong tỉnh Hà Tây cũ, các huyện nằm cạnh sông Nhuệ có tỷ lệ mắc bệnh lỵ và bệnh tiêu chảy cao hơn hẳn so với các huyện khác.

Tình hình mắc thương hàn từ năm 2000 trở lại đây có chiều hướng suy giảm. Ninh Bình có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất so với các tỉnh khác trong LVS Nhụê - Đáy.

Tỷ lệ mắc lỵ trực trùng và hội chứng lỵ diễn biến phức tạp hơn. Từ năm 2000-2006, lỵ trực trùng có tỷ lệ mắc cao nhất năm 2001 sau đó giảm dấn đến năm 2006 thì có chiều hướng gia tăng. Trong các tỉnh thuộc lưu vực thì Hà Tây cũ có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất.

Từ năm 2003, tỷ lệ mắc hội chứng lỵ có xu hướng ngày càng tăng, đến năm 2006 tại 6 tỉnh trong lưu vực đã có 30.363 người mắc. Các tỉnh Hà Nam, Hà Tây cũ có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất so với các tỉnh trong lưu vực và cao hơn so với tỷ lệ cả nước.

Từ năm 2001 - 2006 tỷ lệ mắc tiêu chảy tăng nhanh chóng. Năm 2006 có tổng số 130.409 trường hợp mắc tiêu chảy tại các tỉnh thuộc lưu vực. Tuy nhiên số mắc bệnh nói trên mới chỉ là số liệu được báo cáo theo hệ thống báo cáo y tế từ trạm Y tế xã lên tuyến huyện, tỉnh, TƯ. Trên thực tế, con số này còn cao hơn nhiêu do bệnh nhân không đến cơ sở y tế hoặc do tự điều trị tại nhà. Tỷ lệ mắc tiêu chảy/100.0000 dân tại Hà Nam, Hà Nội cao hơn so với tỷ lệ trung bình trong cả nước.

Chỉ có thành phố Hà Nội và Hà Tây cũ trong 6 tỉnh trong LVS có mắc leptospira với số trường hợp mắc không cao. Năm 2003, không có trường hơp mắc nào tại cả 6 tỉnh. Năm 2006, tỷ lệ mắc leptospi- ra/100.000 dân ở Hà Tày cũ cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình cả nước.

Bệnh mắt hột

Mắt hột là một bệnh truyền nhiễm về mắt, bệnh xuất hiện do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachoma-tis một loại vi khuẩn nội tế bào. Bệnh lây truyền từ mắt đến mắt qua tay, quần áo hoặc các vật dùng chung như khăn mặt, gối. Ruồi được xác định là véc tơ lây nhiễm quan trọng. Việc có nhiều hố xí hở, không có thiết bị che kín thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ruồi và liên quan đến sự lây truyền của bệnh mắt hột. Một số yếu tố khác liên quan đến mắt hột gồm hạn chế về nguồn nước, khoãng cách đến nguồn cấp nước, lượng nước sử dụng để tắm rửa và nhà ở chật chội.

Theo báo cáo kết quả đánh giá nhanh mắt hột hoạt tính ở 3000 xã thuộc 40 tỉnh Việt Nam, trong đó có 34 huyện của 5 tỉnh thuộc LVS Nhuệ - Đáy (trừ Hà Nội) của Cục Y tế dự phòng Việt Nam năm 2006 thì Hòa Bình là một trong ba tỉnh có tỷ lệ học sinh mắc mắt hột hoạt tính cao nhất có tỷ lệ là 5,0%. Lạc Thủy (8,3%), Kỳ Sơn (5,7%) và Cao Phong (5,4%) tỉnh Hoà Bình là những huyện có tỷ lệ học sinh mắc mắt hột hoạt tính cao trong số các huyện của 40 tỉnh được điều tra. Nam Định là một trong chín tỉnh có tỷ lệ học sinh mắc mắt hột hoạt tính cao trên 1%. Trong đó huyện Trực Ninh có tỷ lệ học tính mắc mắt hột hoạt tính cao nhất trong tỉnh 1,6%. Các tỉnh còn lại có tỷ lệ mắt hột hoạt tính dưới 1%.

Kết luận

1. Chất lượng nước ngầm, nguồn nước máy tại. lưu vực sông Nhuệ - Đáy đă ô nhiễm dưới tiêu chuần cho phép.

2. Sự ô nhiễm nước của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã có những tác động xấu tới sức khoẻ của người dân trong khu vực, đặc biệt là các bệnh có liên quan đến chất lượng nước.

Tài liệu tham khảo.

1. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2003 - 2006). Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm, 2003 - 2006. .

2. Cục Y tế dự phòng Vệt Nam, Văn phòng mắt hột (2006). Báo cáo kết quả đánh giá nhanh mắt hột hoạt tính ở 3000 xã của 40 tỉnh Việt Nam,

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.