Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/04/2009 17:15 (GMT+7)

Ý niệm về đôi - cặp trong ca dao người Việt về hôn nhân và gia đình

Ý niệm hay quan niệm (concept) là kết quả của quá trình tri nhận truyền thống dân tộc, tôn giáo, hệ tư tưởng, kinh nghiệm sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc… và hệ thống giá trị để tạo nên các biểu tượng tinh thần. Vai trò chủ yếu của ý niệm trong tư duy là phạm trù hoá, tức nhóm họp những đối tượng có sự giống nhau nhất định nào đó thành những lớp tương ứng. Nó quy những cái đa dạng của các hiện tượng quan sát được, đưa chúng vào hệ thống và cho phép lưu giữ những kiến thức về thế giới khả hữu. Do vậy, ý niệm là “nghĩa trừu tượng được từ ngữ và các đơn vị ngôn ngữ khác biểu đạt và nó thể hiện cách nhìn thế giới của con người qua ngôn ngữ tự nhiên và văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó” [3,74].

Đôilà ‘tập hợp gồm hai vật cùng loại, hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị về mặt chức năng, công dụng hoặc sinh hoạt” [8, 336]; cặplà “tập hợp gồm hai vật, hai cá thể cùng loại đi đôi với nhau thành một thể thống nhất” [8, 119]. Trong bài viết này, đôi - cặpđược sử dụng để chỉ tập hợp hai cá thể cùng loại đi đôi với nhau để tạo nên một thể thống nhất về chức năng.

2. Trong ca dao, ý niệm đôi - cặp được biểu đạt bằng nhiều phương thức khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sát ý niệm đôi - cặp được biểu đạt bằng từ vựng.

2.1 Từ bình diện từ vựng, đôi - cặp trong ca dao về hôn nhân và gia đình được biểu đạt trực tiếp qua danh từ đôi, qua các đồng nghĩa ý niệm

a. Đôilà một trong những từ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao về hôn nhân và gia đình: “cho anh cắt với chung tình làm đôi”, “… ta quyết lấy mình làm đôi”, “thà rằng chiếu lác có đôi”…

Người ta đi đón về đôi

Thân anh đi lẻ về loi một mình.

b. Ý niệm về đôi - cặp còn được thể hiện qua các tập hợp từ đồng nghĩa được định danh rõ hơn, cụ thể hơn như: đôi ta, đôi vợ chồng, đôi đũa, đôi chim, đôi cu…

- Cô còn cắt nữa hay thôi

Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng

- Đôi talà bạn thong dong

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng…

c. Ý niệm đôi - cặp trong ca dao về hôn nhân và gia đình được biểu đạt phong phú nhất qua các từ đồng nghĩa ý niệm, tức bằng cách “chuyển từ tên gọi có cấu trúc ngữ nghĩa này sang tên gọi có cấu trúc ngữ nghĩa khác” [V. Gắc, dẫn theo 6, 54]. Như đã nêu ở phần trên, các nét nghĩa chung của đôi - cặp là: (i) hai cá thể tương ứng với nhau, (ii) hợp thành một thể thống nhất, (iii) để cùng thực hiện một chức năng xác định. Do đó, nón cùng với quai, thuyền cùng với lái là hai đồng nghĩa ý niệm của đôi - cặp.

- Chòng chành như nónkhông quai

Như thuyềnkhông lái,như ai không chồng

Cấu trúc đồng nghĩa ý niệm đôi - cặp được sử dụng rất nhiều trong ca dao: trâu - cỏ, gạo - sàng, trăng - gió, hương - hoa, khăn - túi, thuyền - bến, ngựa - yên, cau - buồng, trầu - cau, chăn - gối, chùa - sư, chiếu - chăn, khoá - chìa, đó - nom, giỏ - hom, râu tôm - ruột bầu, đũa ngọc - mâm vàng, cá - nước, sông - nước, mây - rồng, dâu - tằm, cúc - khuy, kim - chỉ….

- Trâukia căn cỏbờ ao,

Anh kia không vợ đời nào có con!

- Đôi ta thương mãi nhớ lâu

Như sôngnhớ nướcnhư ngành dâunhớ tằm.

Các cấu trúc biểu đạt đồng nghĩa ý niệm đôi - cặp vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng là những hình thức biểu hiện rõ nhất tâm thức của người Việt về hôn nhân và gia đình.

2.2 Sự thể hiện ý niệm của người Việt về hôn nhân cũng như tình nghĩa vợ chồng

2.2.1 Cấu trúc ngữ nghĩa của đôi - cặp thể hiện khát vọng được chung sống với người khác giới

Trong tư duy của người Việt, khi đã đến tuổi trưởng thành, mỗi cá nhân đều phải có ý thức xây dựng cuộc sống riêng tư cho mình. Vì vậy, thành đôi thành cặp là khát vonọg, tức “mong muốn, đòi hỏi với một sự thôi thúc mạnh mẽ” [8, 493] được cùng chung bổ phận với người khác giới của các chàng trai, cô gái người Việt.

- Cô kia cắt cỏ một mình

Cho anh cắt với chung tình làm đôi

Cô còn cắt nữa hay thôi

Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.

Khát vọng đó được xác định

- Thà rằng chiếu lác có đôi

Còn hơn chăn gấm lẻ loi một mình

2.2.2 Đôi - cặp thể hiện mong muốn được hoà hợp để hoàn thiện cho nhau

Với người Việt, nhu cầu được chung sống với người khác giới tất nhiên phải xuất phát từ đồng điệu và tương xứng…

Đôi ta như khoá với chìa

Trọn niềm chung thuỷ đừng lìa mới hay

Khoákhông có chìa, khoákhông thể thực hiện chức năng khoá. Chìa không khoá, chìakhông có gì để mở. Khoáchìalà hai thành tố cùng nhau tạo nên một thể thống nhất.

Mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ của các thành tố trong hệ thống với nhau:

Đôi tay nâng lấy cơi trầu

Miếng trầu không là vợ miếng cau là chồng.

Miếng lá trầu không kết hợp với miếng cau (quả) mới tạo nên hương, nên vị. Không có cau, trầu chỉ là miếng (lá) trầu không.

Đôi ta như gậy chống rèm

Vừa đôi thì lấy ai gièm mặc ai.

Sự hoà hợp giữa vợ với chồng là sự hoà hợp tương thích và tồn tại có nhau vì nhau.

2.2.3 Khái niệm đôi - cặp thể hiện qan niệm về trách nhiệm xây dựng gia đình

Người đàn ông, người phụ nữ Việt Nam không lấy vợ, không lấy chồng hoặc lập gia đình mà không sinh con bị xem là bất hiếu. Có khi còn bị dư luận khích bác, thậm chí xem thường, ghẻ lạnh.

Thờ cha kính mẹ đã đành

Theo đôi theo lứa mới thành thất gia

Đối với người Việt, trách nhiệm có đôi, có cặp cũng xuất phát từ lí do mang tính nhân văn là để thực hiện nghĩa vụ duy trì nòi giống (nhằm làm tròn chữ hiếu và thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân với chính bản thân mình).

Này mừng anh chị tốt đôi

Mong cho có cháu để tôi cho vòng

Người ta con trước con sau

Thân anh không vợ như cau không buồng

Cau không buồng ra tuồng cau đực

Trai không vợ, cực lắm anh ơi!

Người ta đi đón về đôi,

Thân anh đi lẻ về loi một mình.

2.2.4 Đôi - cặp là sự kết hợp để cùng thực hiện chức năng, bổn phận

Trong tư duy của người Việt, chức năng của người đàn ông, người phụ nữ trong gia đình là làm cha, làm mẹ. Bổn phận của người đàn ông là trụ cột gia đình, người phụ nữ là dựng xây tổ ấm. Thực hiện được những vai trò đó xem như là hoàn thành một phần nghĩa vụ rất lớn đối với cuộc đời. Trong trường hợp không thực hiện được những chức năng, bổn phận đó, thì không chỉ họ phải đối mặt với sự bấp bênh, trống trải mà cuộc sống cũng thành vô nghĩa, cho dù vật chất có đầy đủ đến nhường nào. Một loạt những đồng nghĩa ý niệm sau đây thể hiện rõ điều đó.

- Chòng chành như nón không quai

Như thuyền không lái, như ai không chồng.

- Em đã có chồng như ngựa đủ yên,

Anh chưa có vợ như chiếc thuyền nghiêng nửa vời

- Chòng chành như nón không khu,

Như thuyền không lái như chùa không sư

Không sư thì lại tìm sư

Anh không có vợ cũng hư mất đời.

Trong các cặp nón - quai, thuyền - lái, ngựa - yên, nón - khu, chùa - sư, cúc - khuy, kim - chỉ…mỗi một thành tốt không thể nào thực hiện được chức năng khi không có sự kết hợp với nhau.

2.2.5 Đôi - cặp thể hiện sự chia sẻ với nhau và hi sinh cho nhau

- Vì chuôm cho cá bén đăng

Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò

Mối quan hệ chàng, thiếp là quan hệ ràng buộc, cùng chịu trách nhiệm với nhau. Dù vất vả với bao công việc hằng ngày, các chàng trai cô gái của nền văn minh nông nghiệp lúa nước vẫn bền bỉ nuôi giữ trong mình một đức tính vô cùng quý báu, đó là hi sinh, dâng hiến hết mình cho bạn đời.

Taymang khăn gói sang sông

Mồ hôi ướt đẫm thương chồng phải theo

2.2.6 Đôi - cặp thể hiện bổn phận nâng giá trị cho nhau

Một trong những lối ứng xử có tính truyền thống và in đậm bản sắc văn hoá của người Việt là luôn tôn cho nhau: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”, “xấu chàng hổ ai”… Điều đáng trân trọng nhận thức của người Việt là luôn muốn được làm đẹp, làm sang cho “nửa kia” của mình.

Bao giờ cho hương bén hoa

Khăn đào bén túi, cho ta bén mình

Hoakhông hương, hoakém phần giá trị, hươngtăng sức quyến rũ cho hoa,làm cho hoacó hồn hơn; ngược lại, hoatăng thêm sức hấp dẫn cho hương.Chính vì vậy.

Thuyền không đậu bến Giang Đình

Ta không, ta quyết lấy mình làm đôi.

2.2.7 Đôi - cặp thể hiện mong muốn bao bọc lấy nhau

Đôi ta như thể đồng tiền

Đồng sấp đồng ngửa đồng bên đồng nằm

Đôi ta như thể con tằm

Cùng ăn cùng ngủ cùng nằm một nong

Đôii ta như thể con ong

Cùng ở một tổ vòng trong vòng ngoài.

Đồng tiền, con tằm, con onglà những cá thể hoàn chỉnh nhưng chúng chỉ hoạt động khi nằm trong một chỉnh thể nào đó. Các cá thể đó trở nên vô nghĩa khi tồn tại riêng biệt. Cũng như đôi ta, phải có sự kết hợp thì mới trở thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.

- Đôi ta như thể đôi chim

Ngày ăn tứ tản tối tìm cội cây

- Đôi ta như nước một chum

Như hoa một chùm như đũa một mâm

- Đôi ta như rắn liu điu

Nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau

- Đôi ta thương mãi nhớ lâu

Như sông nhớ nước như ngành dâu nhớ tằm

Tác giả dân gia đã khéo léo đưa những điều hiển nhiên của cuộc sống thường ngày như nước phải có chum để đựng, chim, ong, tằm, rắn liu điu không rời xa được tổ ấm của mình để thể hiện ý niệm của con người. Đó là đôi tadù trong hoàn cảnh nào thì cũng cần phải có nhau để bao bọc, nâng đỡ, bảo vệ cho nhau và phải được đoàn tụ.

2.2.8 Đôi - cặp tạo nên ý nghĩa cuộc sống

Người Việt quan niệm hôn nhân và gia đình là điều tất yếu, là hạnh phúc của mỗi con người ở tuổi vị thành niên.

- Thà rằng chiếu lác có đôi,

Còn hơn chăn gấm lẻ loi một mình.

- Ngồi trong cửa sổ chạm rồng

Chăn loan gối phượng không chồng cũng hư

Thiết tha với việc thành đôi thành cặp bao nhiêu thì người Việt càng bị ám ảnh, mặc cảm bấy nhiêu với hoàn cảnh lẻ loi, đơn chiếc. Lẻ loi, đơn chiếc không chỉ không tìm được nguồn động viên, an ủi mà thậm chí còn mất đi sự tự tin, có khi cũng là rào cản cho mọi sự phát triển. Vì vậy, tìm được người bạn đời để sẻ chia, để đồng hành trong cuộc sống cũng có nghĩa là đã xác định được mục tiêu, động lực và định hướng cho tương lai.

Chưa thành đôi thành cặp thì mong muốn được thành đôi thành cặp. Và khi đã có đôi có cặp rồi thì trong hình dung của các chàng trai cô gái Việt là một cuộc hôn nhân đầy hứa hẹn:

- Đôi ta như đũa trong kho

Không tề, không tiện, không so, cũng bằng

- Đôi ta là bạn thong dong

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.

Phải chăng trong suy nghĩ, nhận thức của người Việt, có đôi có cặp là tín hiệu của cuộc sống bình yên, hạnh phúc:

- Vợ chồng như đôi cu cu,

Chồng thì đi trước vợ gật gù theo sau

- Đó có đủ đôi ăn rồi lại ngủ

Đây có một mình thức đủ năm canh.

Hạnh phúc biết bao khi được cùng bước bên nhau, yên tâm, an phận thay khi có người cùng chia sẻ. Nhưng cũng xót xa, thao thức biết nhường nào khi chỉ có “một mình”. Chính vì cần có nhau trong đời và cũng vì tầm quan trọng của nó nên người Việt bằng mọi cách để được thành đôi thành cặp.

- Nhờ ơn cô bác giúp lời,

Chị em giúp của, ông trời định đôi

- Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ

Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.

3. Khái niệm đôi - cặp trong ca dao không chỉ thể hiện khát vọng thiết tha của người Việt đối với tình yêu, với hôn nhân mà đặc biệt còn thể hiện việc coi trọng hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Chúng là vấn đề tất yếu, là giá trị tinh thần của mỗi con người ở tuổi thành niên. Đôi - cặp trong ca dao về hôn nhân và tình cảm vợ chồng là một trong những đặc trưng văn hoá của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam .

Cuộc sống hiện đại đang đổi thay từng giờ từng phút, cuộc sống hôn nhân và gia đình hôm nay cùng một lúc phải chịu rất nhiều sự tác động thì quan niệm về đôi - cặp trong ca dao về hôn nhân và gia đình là bài học rất cần để chúng ta suy ngẫm và cũng là bài học không bao giờ cũ.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1999.

2. Hữu Đạt, Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt,Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2000.

3. Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistics, Longman, 1992.

4. Phan Thế Hưng, So sánh trong ẩn dụ,t/c Ngôn ngữ, số 4, 2007.

5. Lý Toàn Thắng ngôn ngữ học tri nhận - Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt,Nxb KHXH, H. 2005.

6. Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt,Nxb ĐHQG. Hà Nội, 2002.

7. Từ điển thuật ngữ văn học,Nxb ĐHQG H. 2000.

8. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt,Nxb Đà Nẵng, 2000.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.