Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/07/2008 00:04 (GMT+7)

Xoài cát Hòa Lộc – Cây trồng có giá trị kinh tế cao

Riêng tại Tiền Giang, xoài cát Hoà Lộc được trồng nhiều ở huyện Cái Bè với khoảng hơn một ngàn ha, sản lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn, tập trung ở 13 xã gồm Hòa Hưng, An Hữu, An Thái Trung, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành và Đông Hoà Hiệp. Ngoài ra, nó còn được trồng rải rác ở các huyện khác. Nguồn gốc của xoài cát Hòa Lộc được trồng tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường nay là ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, nên được mang tên là xoài cát Hòa Lộc. Đây là vùng đất phù sa ven sông nên giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho xoài cát Hòa Lộc sinh trưởng và phát triển.

Do chất lượng ngon, hương vị đậm đà nên hiện nay giống xoài cát Hòa Lộc được trồng với qui mô công nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng xoài cát Hòa Lộc khi được trồng ở những nơi khác thì phẩm chất không ngon bằng tại nơi xuất xứ của nó.

Hiện nay, xoài cát Hòa Lộc đã được trồng ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh miền đông Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Riạ  - Vũng Tàu…. Năm 2004, tỉnh Tiền Giang tiến hành triển khai dự án "Xây dựng mô hình hợp tác xã (HTX) tiêu thụ sản phẩm VAC cây xoài cát Hòa Lộc" tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang với tổng vốn đầu tư hơn 194 triệu đồng. Trong đó, Hội Làm vườn Việt Nam đầu tư 110 triệu đồng, số còn lại do nhân dân địa phương đóng góp. Dự án được thực hiện trên 10 ha xoài cát Hòa Lộc do HTX xoài cát Hòa Lộc quản lý. HTX có trách nhiệm hướng dẫn xã viên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh, thu hoạch, bảo quản xoài cát Hòa Lộc theo hướng sử dụng phân hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chọn lọc để hàng hóa đạt chất lượng cao, đẩy mạnh tiếp thị nhằm mở rộng đầu ra xoài cát Hòa Lộc.

Những năm gần đây do nhu cầu thị trường tăng cao, xoài Cát Hòa Lộc được tiêu thụ mạnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc. Xoài Cát Hòa Lộc có vụ giá cao lên đến 23.000 đến 25.000 đồng/kg (loại I), loại II từ 18.000 đến 20.000 đồng/kg.

Ngoài ra, Cao Lãnh cũng là một huyện nổi tiếng với trái xoài Cát Hòa Lộc. Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có hơn 4.000 ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích trồng xoài có gần 2.000 ha và trồng nhiều nhất là xoài cát Hòa Lộc và cát Chu cho nên người dân Đồng Tháp tặng cho nơi đây một biệt danh " vương quốc của xoài cát” .

Xoài cát Hòa Lộc nơi đây vừa thơm ngon, ngọt lịm, không nơi nào sánh bằng và mỗi năm đem lợi nhuận cho bà con nhà vườn hàng trăm tỷ đồng từ cây xoài.

Xoài cát Hòa Lộc ở Cao Lãnh không chỉ trồng tập trung thành vườn mà còn trồng rải rác theo lộ, theo sông. Đâu đâu cũng có xoài và nay đã vươn xa trên vùng đất cồn, đất bãi bồi của huyện cho năng suất khá cao.

Ở huyện Cao Lãnh, hầu như nhà nào cũng có vài hécta và ít nhất cũng có vài chục gốc trồng xoài. Trước đây, bà con nhà vườn trồng chủ yếu tự cung, tự cấp hoặc làm quà cho con cháu, người thân từ xa đến. Hơn 5 năm trở lại đây, trước sự cạnh tranh của cây ăn quả, các nhà vườn thi nhau chuyển đổi cây trồng, diện tích trồng xoài ở huyện Cao Lãnh tăng dần. Chủ lực vẫn là xoài cát Hòa Lộc và Cát Chu, hàng năm cho sản lượng hơn 16 ngàn tấn trái. Hiện tại xoài cát Hòa Lộc giá rất cao từ 12.000 đồng đến 25.000 đồng/kg. Từ đó, xoài Cao Lãnh luôn được chú trọng và phát triển. Tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư chọn vùng cây ăn trái kiểu mẫu cho giống xoài cát và chọn huyện Cao Lãnh thực hiện với diện tích 56,2 ha sản xuất xoài cát.

Nhận thấy tiềm năng giá trị kinh tế cao của giống xoài và sự phù hợp của đất Cao Lãnh nên Trung tâm khuyến nông tỉnh và huyện Cao Lãnh giúp bà con cải tạo vườn nhà nhân rộng giống xoài cát Hòa Lộc bằng việc ghép giống xoài cao cấp trên thân xoài tạp thử nghiệm từ năm 2003 và đã thành công. Từ kết quả này, bà con nhà vườn ở các xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Mỹ Long, Mỹ Hiệp tiếp tục thực hiện và cho hiệu quả. Trong 1 năm, cây xoài ghép cho trái đợt đầu, chất lượng trái không thua kém xoài trồng lâu năm. Bà con nhà vườn tâm đắc với cách ghép này bởi không phải đốn bỏ gốc xoài tạp và không phải mất thời gian từ 4 đến 5 năm trồng lại xoài mới.

Không dừng lại ở dạng ghép để cây xoài cho trái sớm, bà con nhà vườn Cao Lãnh tiếp tục nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cho xoài ra hoa sớm hoặc cho trái nghịch mùa bán có giá, thu lãi cao. Chợ trái cây thị xã Cao Lãnh mùa nào cũng có xoài để bán. Việc xử lý phun xịt thuốc cho xoài ra hoa sớm, chất lượng trái vẫn đảm bảo và không làm suy kiệt cây. Áp dụng phương pháp này, xoài cát cho trái mỗi năm từ 2 đến 3 vụ. Ông Huỳnh Thanh Bá ở xã Mỹ Xương, có hơn 1 ha xoài cát Hòa Lộc và Cát Chu xử lý cho ra hoa sớm trước Tết bán có giá từ 12.000 đồng đến 25.000 đồng/kg, dự tính cho lãi gần cả trăm triệu đồng.

Sản lượng xoài ngày càng nhiều, việc đưa đi tiêu thụ cũng được huyện Cao Lãnh quan tâm. Toàn huyện có hơn 19 điểm thu mua xoài tập trung, dọc quốc lộ 30 và một hợp tác xã sản xuất tiêu thụ xoài xã Mỹ Hiệp để giúp cho nhà vườn trồng xoài ở Cao Lãnh có đầu ra. Vùng trồng xoài Cao Lãnh nhộn nhịp hẳn lên, giúp cho hàng ngàn người ở địa phương có thêm việc làm từ việc chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển đến việc chọn lọc, phân loại xoài và đóng gói đưa đi tiêu thụ. Thành công lớn, tiêu biểu trên lĩnh vực trồng xoài có 3 nông dân: ông Huỳnh Thành Bá ở xã Mỹ Xương được phong tặng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2005 về trồng xoài lãi hơn 100 triệu đồng/năm trên diện tích hơn 1 ha; ông Võ Việt Hưng,ở xã Mỹ Xương trồng 1,5 ha xoài, trong năm cho lãi hơn 166 triệu đồng và ông Võ Văn Dũng có 0,5 ha trồng xoài trên liếp, nuôi cá dưới ao và đồng thời trồng xen cam trong vườn xoài cho lợi nhuận 87 triệu đồng/năm. Xoài cát Hòa Lộc và Cát Chu đã từng đoạt 9 giải nhì, 2 giải ba tại Hội thi trái cây ngon và an toàn ở đồng bằng sông Cửu Long do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức.

Vào mùa này, du khách có dịp đến Cao Lãnh, dọc tuyến quốc lộ 30 qua địa phận Cao Lãnh sẽ thưởng thức hít thở không khí trong lành với những hương thơm bát ngát của hoa xoài và thưởng thức trái xoài cát Hòa Lộc chín vàng mọng với hương vị ngọt ngào.

Dự kiến đến năm 2010 sẽ nâng tổng diện tích trồng xoài cát Hòa Lộc cả nước lên 9,0 ngàn ha cung cấp cho thị trường khoảng trên 40 ngàn tấn xoài cát Hòa Lộc.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.