Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 08/12/2004 22:25 (GMT+7)

Xây dựng xanh

Hiện nay, 45% năng lượng được tiêu thụ trên toàn thế giới là dùng cho việc sưởi ấm, làm mát và thắp sáng cho các cao ốc, trong đó hơn 5% dùng cho xây dựng. Xét về mặt kinh tế thuần tuý, có thể tiếtkiệm được phân nửa con số này bằng cách thay đổi thiết kế và cách xây dựng.

Sau mối quan tâm tới các cao ốc "xanh", người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến "Thành phố cân bằng bền vững", vì các thành phố tiêu thụ phần lớn các nguồn tài nguyên trên toàn cầu, gây ô nhiễm vàlãng phí nhiều nhất và phải chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp đối với phần lớn sự thoái hóa môi trường toàn cầu.

Điều này ngày càng trở nên quan trọng vì bởi vì sự phát triển đô thị diễn ra khắp nơi trên thế giới: năm 1900, 14% trong số 1,8 tỷ dân số toàn cầu sống tại các thành phố, đến nay, con số này là 50%trong tổng số 6 tỷ người- tỷ lệ tăng thực tế là trên 1000%.

Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, chúng ta đang trong giai đoạn phát triển đô thị và xây dựng ồ ạt. Đứng trước tình hình đó, chúng ta phải chọn một trong hai con đường: hoặc là tiếp tục cácxu hướng xây dựng và thiết kế hiện nay, với năng lượng bị tiêu tốn không ngừng, hoặc là tiếp nhận một xu hướng xây dựng xanh, sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn và tăng hiệu quả kinh tế trong việcxây dựng. Nếu chúng ta đi theo con đường "xây dựng xanh" này trong vòng 20 năm tới, chúng ta sẽ tiêu thụ năng lượng ít hơn rất nhiều, giảm lượng khí thải CO2, đồng thời cải thiện điều kiện sống, điềukiện làm việc và đem lại sự thoải mái cho hầu hết mọi người.

Năng lượng là vấn đề trung tâm của nhiều mối quan tâm, nhưng ngoài ra còn có các vấn đề về môi trường và xã hội ở tầm vĩ mô khi thiết kế để xây dựng một tương lai bền vững theo nghĩa rộng.

Kế hoạch hóa vì sự bền vững:

Để có một "cơ sở sống" tối ưu và bền vững về mặt xã hội và sinh thái cho toàn bộ loài người, trước hết, cần phải đạt được sự thống nhất giữa các cơ sở vật chất và chức năng của thành phố để tạo nênmột điều kiện sống luôn vui vẻ và thoải mái, đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của con người. Do đó, cần phải tính đến việc hình thành các khu liên hợp, các khu đa chức năng và quy mô đô thị.

Thứ hai, phải đạt được sự thống nhất giữa việc kế hoạch hoá đô thị và các hệ thống giao thông vận tải. Đầu tiên, cần lập kế hoạch để biến việc đi bộ và đi xe đạp thành chuẩn mực của cuộc sống hàngngày. Các tuyến đường dành cho xe đạp sẽ trở thành một phần cơ bản của cấu trúc thành phố. Không gian chung của thành phố dành cho mạng lưới đường đi bộ. Các phương tiện giao thông cá nhân bị coi làthứ yếu, các hệ thống giao thông công cộng nên được ưu tiên trong quá trình kế hoạch hóa. Các hoạt động hàng ngày, liên quan đến sự đi lại giữa khu dân cư, nơi làm việc, trường học, cửa hàng, cáctrung tâm vui chơi giải trí... phải nằm ở khoảng cách đủ để không phải sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới. Những trung tâm đô thị có mật độ dân số cao, đa chức năng và các cơ sở công cộng sẽđược đặt theo các tuyến giao thông công cộng.

Mặt khác, một thành phố bền vững phải xây dựng được một "chu trình chuyển hóa" bao gồm cả quá trình sản xuất, tiêu dùng và tái chế. Quy trình này đối lập với mô hình tuyến tính tạo ra nhiều rác thảihiện tại. Nó đưa mọi hoạt động của thành phố và các quy trình sản xuất, chế tạo, tiêu thụ và tạo ra rác thải vào một chu trình tái chế, ít gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường ít nhất.

Thành phố bền vững còn phải được xây dựng sao cho hòa hợp với các điều kiện khí hậu địa phương, khí hậu sẽ đóng vai trò phát sinh các khái niệm kế hoạch hóa bền vững. Kế hoạch hóa đô thị (KHHĐT) sẽquyết định nên để đường phố, các khu vực công cộng tiếp xúc nhiều với nắng và gió hay không. KHHĐT cũng sẽ quyết định hướng của các tòa nhà, mức độ hứng nắng của chúng, do đó, quyết định mức tiêu thụnăng lượng dùng để sưởi ấm, làm mát và thắp sáng. KHHĐT còn quyết định lượng nước mưa chảy thoát và được ngấm ở đô thị, vì vậy quyết định mức độ "phủ xanh" đô thị và chất lượng tiểu vùng khí hậu đôthị. Giao thông vận tải đô thị (công cộng và tư nhân) và các cao ốc phải được lập kế hoạch để tiêu thụ ít năng lượng hơn bằng cách chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh (năng lượng mặttrời, quang điện, gió và địa nhiệt) và những hệ thống phát điện hiệu quả nhất, ít gây ô nhiễm nhất, chẳng hạn các hệ thống tái sử dụng và chuyển đổi năng lượng. Khi có thể, nên sử dụng năng lượng từkhí thiên nhiên để giảm thiểu ô nhiễm CO2, SOx và NOx, đồng thời tích cực đẩy mạnh việc trồng cây gây rừng để hấp thụ khí CO2 và SOx.

Thành phố phải được phát triển trong mối quan hệ hài hòa với bối cảnh sinh thái và thiên nhiên xung quanh. Điều này có nghĩa là phải hỗ trợ được chế độ nước của khu vực và của vùng, bảo vệ các khuvực thiên nhiên khỏi bị ô nhiễm và gìn giữ môi trường sống thiên nhiên hoang dã, tạo ra và quản lý những khoảng không gian xanh trong thành phố để mọi người có thể đến nghỉ ngơi. Những khu vực "xanh"lớn được nối với môi trường sống hoang dã bằng mạng lưới “những hành lang xanh”. Những “lá phổi xanh” này của thành phố sẽ đem lại sức khoẻ, tâm lý thoải mái cho cư dân đô thị và nối liền đời sống đôthị với môi trường thiên nhiên.

Xây dựng bền vững

Để tạo ra được những thành phố như vậy, việc xây dựng các cao ốc phải tuân theo các khái niệm được gọi là “thiết kế xanh”, nghĩa là các toà nhà được thiết kế sao cho làm giảm nhu cầu sưởi ấm hoặc làmmát, tạo những tác động sưởi ấm/ làm mát tự nhiên. Trong những giờ ban ngày, nên sử dụng tối đa ánh sáng ban ngày cho mọi yêu cầu chiếu sáng.

Vì các cao ốc là những nơi tiêu thụ chính các nguồn tài nguyên nên khi thiết kế cần đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng nguyên vật liệu, tránh sử dụng những nguồn nguyên vật liệu hiếm, ở xa hoặcgây suy thoái môi trường, hạn chế sử dụng các nguyên vật liệu cần nhiều năng lượng và không tái chế được.

Mặt khác, xây dựng các cao ốc thường đòi hỏi nhiều vốn và nguyên vật liệu, vì vậy chúng cần được thiết kế để sử dụng lâu dài, có tính đến việc duy trì, tái sử dụng, tái chế các vật liệu xây dựng vàcó thể chuyển đổi mục đích sử dụng một cách linh hoạt.

Những điều đã trình bày trên đây chỉ là những nét chung về những vấn đề cần xét tới trong việc quản lý, kế hoạch hóa đô thị, thiết kế và xây dựng trong tương lai, nhằm giải quyết những vấn đề về ônhiễm và suy thoái môi trường và tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

V.H

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).