Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/02/2024 14:23 (GMT+7)

Xã hội phát triển nhờ khoa học, công nghệ

Khoa học, công nghệ luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững và là một trong những đột phá chiến lược phát triển đất nước.

PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, khẳng định, khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề đặt ra để KH&CN có những đóng góp quan trọng, xứng với tiềm nǎng, vị trí quốc sách hàng đầu và thực sự trở thành động lực để thúc đẩy phát triển.
Xa hoi phat trien nho khoa hoc, cong nghe
Ảnh minh họa. 
KH&CN bao trùm tất cả lĩnh vực, thúc đẩy sự phát triển
Trong bối cảnh khó khăn, thách thức, kinh tế xã hội Việt Nam năm 2023 vẫn có nhiều điểm sáng, trong đó có đóng góp không nhỏ của khoa học và công nghệ. Bà đánh giá vai trò của khoa học và công nghệ trên tất cả lĩnh vực phát triển kinh tế, nông nghiệp, du lịch, văn hoá, đời sống… như thế nào?
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) là phát triển mạnh mẽ KH&CN, đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Mới đây, Bộ Chính trị ban hành kết luận số 69 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Theo đó, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ có nhiều tiến bộ, một số lĩnh vực đa ngành mới được hình thành, tăng cường tiềm lực và trình độ KH&CN quốc gia. Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp tích cực cho việc cung cấp luận cứ trong vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật...
Tại ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại câu nói của triết gia người Thụy Sĩ Henri Frederic Amiel "Xã hội phát triển nhờ khoa học".
Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức mới, lại càng thấy rõ vai trò quan trọng của KH&CN trên tất cả lĩnh vực, từ phát triển kinh tế, nông nghiệp đến du lịch, văn hoá…, mang tính chất thúc đẩy, đột phá và bền vững. Không có KH&CN, không thể có năng suất, chất lượng, sự bền vững và sự đột phá.
Xa hoi phat trien nho khoa hoc, cong nghe-Hinh-2
PGS.TS Bùi Thị An 
Để KH&CN thực sự phát triển xứng tầm
Đảng, Nhà nước luôn xác định phát triển, ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tế KH&CN phát triển chưa tương xứng tiềm nǎng và vị trí quốc sách hàng đầu, chưa thực sự trở thành động lực để thúc đẩy phát triển?
Theo tôi, để khoa học và công nghệ phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa, bên cạnh chủ trương, chúng ta cần phải thể chế hóa ra. Nếu có chủ trương mà không cụ thể hóa, hiệu quả sẽ không cao.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh hai nội dung mang tính nền tảng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số”. Để thực hiện được những định hướng chiến lược này, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới”, cho thấy vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong phát triển khoa học và công nghệ?
Theo mục tiêu Chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, phát triển thịnh vượng, tiên phong ứng dụng công nghệ mới và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện phương thức quản lý, điều hành của Chính phủ; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lối sống, làm việc và học tập của người dân; phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, bao trùm, rộng khắp, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được phồn vinh, ấm no và hạnh phúc.
Để thực hiện những mục tiêu đó, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt. Công nghệ số cần nguồn lực về điều kiện vật chất để đầu tư cho hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực, chuyên gia số.
Tuy nhiên, chúng ta chưa chuẩn bị kịp thời. Giai đoạn này rất mới và sự chuẩn bị nguồn nhân lực còn hạn chế. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đào tạo nguồn nhân lực số phục vụ cho công nghệ số.
Chính phủ cần có kế hoạch, thậm chí những đề án riêng trình Quốc hội, để đào tạo bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số. Chúng ta đã có chủ trương đúng và đang triển khai, tuy nhiên phải có đề án một cách cụ thể để chuẩn bị nguồn lực là kinh phí xây dựng hạ tầng và con người.
Xin cảm ơn PGS.TS Bùi Thị An về cuộc trao đổi trên!
Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN
TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - cho biết, khi Chính phủ thông qua chương trình chuyển đổi số quốc gia, cả nước vào cuộc. Sự vào cuộc này thể hiện ở chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật… Các giải pháp được nêu ra cụ thể để thực hiện chuyển đổi số quốc gia nhanh nhất.
Chính phủ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, 80 bộ, ngành tham gia cơ sở dữ liệu. Các doanh nghiệp Việt Nam liên quan công nghệ thông tin có bước tiến mạnh, hưởng ứng lời kêu gọi và chủ trương lớn của Chính phủ. Do đó, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam hàng năm tăng lên liên tục. Có thể khẳng định rằng, chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đưa ra đã được cả xã hội hưởng ứng và đạt nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.
Xa hoi phat trien nho khoa hoc, cong nghe-Hinh-3
TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 
Địa vị của một quốc gia, dân tộc được đánh giá, khẳng định bằng địa vị, vị thế về KH&CN, đội ngũ trí thức… Vì thế, đội ngũ trí thức đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, đặc biệt trong thời kỳ KH&CN phát triển nhanh, mạnh và cao như hiện nay.
“Dư địa để phát triển một quốc gia chính là giải pháp để phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức quốc gia đó. Việt Nam không nằm ngoài logic, tư duy này. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành đã đưa ra rất nhiều giải pháp, ví dụ “Hãy tin vào đội ngũ trí thức, vinh danh họ và cho họ được hưởng những gì mà họ làm ra”; “Hãy giao cho họ việc để trí tuệ của họ được thể hiện”...”, TSKH Phan Xuân Dũng nói.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, đã là trí thức, nghiên cứu khoa học có những việc mang tính chất mạo hiểm. Do đó, khi có nghiên cứu, công việc chưa đạt được như mong muốn, đừng coi đó như vi phạm, khuyết điểm. Bởi lẽ, thất bại của nghiên cứu này có thể là khởi đầu của sự thành công của nghiên cứu khác và cần được đền đáp công lao khi nghiên cứu thành công.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Quốc hội, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp cá

Xem Thêm

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Phú Thọ: Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển các làng nghề trong tỉnh
Ngày 17/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện và giám định xã hội về: Giải pháp bảo tồn và phát triển các làng nghề làm bánh truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần phát triển du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Vĩnh Long: Hệ thống hố ga thu nước, ngăn mùi, chống muỗi
Ngày 12/7/2024, tại Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở KH&CN và Cty SIGEN - Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội thảo chủ đề “Ứng dụng giải pháp công nghệ mới: Hệ thống hố ga thu nước, ngăn mùi, chống muỗi”.
Phú Thọ: Tìm giải pháp cho phong trào xây dựng xã hội học tập suốt đời
Ngày 15/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học và Trường Đại học Hùng Vương tổ chức tọa đàm: “Giải pháp tích cực đẩy mạnh phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn tỉnh”.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.