Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/06/2006 23:26 (GMT+7)

Việt Nam học qua Hội Châu Á học (AAS)

AAS được thành lập từ năm 1941, với tư cách ban đầu là nhà xuất bản của tạp chí Vĩễn Đông Hàng Quý(Far Eastern Quarterly), nay là tạp chí Châu Á học(Journal of Asian Studiens). Từ ngày thành lập, Hội đã trải qua nhiều thay đổi để có thể phục vụ các mối quan tâm của các thành viên một cách có hiệu quả nhất. Năm 1970, bốn hội đồng được thành lập Nam Á (South Asia), Đông Nam Á (Southeast Asia), Trung Quốc và Trung Á (China and InnerAsia), và Đông Bắc Á (Northeast Asia), nhằm đảm bảo cho việc mỗi khu vực này có đại diện và tiếng nói của họ trong ban điều hành Hội. Vào năm 1977, Hội đồng Hội thảo (Council of Conferences) được thành lâp với nhiệm vụ thiết lập mối quan hệ với các cuộc hội thảo được tổ chức trên phạm vi toàn nước Mỹ. Chủ tịch của AAS được bầu lại hàng năm.

Mỗi năm AAS tổ chức một cuộc họp kéo dài 4 ngày, bao gồm các tiểu ban và các cuộc thảo luận bàn tròn, đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và về các chủ đề khác có liên quan đến Châu Á. đến dự cuộc họp không chỉ có các học giả nghiên cứu và giảng dạy về Châu Á, mà còn có các nhà kinh doanh, nhà ngoại giao, nhà báo cùng với tất cả những người có quan tâm. Những người tham gia các cuộc họp hàng năm này không chỉ là những người đang sinh sống và học tập tại Mỹ, mà còn có rất nhiều người đến từ các châu lục khác. Các cuộc họp hàng năm là một cơ hội rất thuận tiện để những người có cùng mối quan tâm là Châu Á có thể tiếp xúc và trao đổi thông tin. Đây cũng là một cơ hội rất rốt cho các nhà nghiên cứu trẻ từ các nước Châu Á cũng như các nhà nghiên cứu sinh có điều kiện giới thiệu về công trình nghiên cứu của mình.

Cuộc họp năm 2002 được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 4 tại thủ đô Washington. Đến dự cuộc họp năm nay có hơn 3.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài việc nghe các bản trình bày và tham gia thảo tluận tại 218 tiểu ban và thảo luận bàn tròn, các đại biểu còn có thể đến dự các cuộc họp của các tổ chức và hội nơi họ là thành viên, xem các phim tài liệu mới nhất về các khu vực và chủ đề họ có quan tâm, thăm và mua sách tại triển lãm sách của vài chục các nhà xuất bản có tiếng nhất về chủ đề Châu Á. Tuy nhiên, phần lớn kết quả mà các đại biểu tham dự cuộc họp thu được lại là những mối quan hệ với những đồng nghiệp cùng nghiên cứu một vấn đề mà họ dành rất nhiều thời gian trao đổi tại tiền sảnh khách sạn Marriot Wardman Hotel, nơi diễn ra hội thảo, cũng như tại rất nhiều quán ăn xung quanh khách sạn với đủ loại món ăn của các nước trên thế giới. Quán ăn Việt Nam luôn có người đứng chờ xếp chỗ ngoài cửa, cho dù một bát phở và vài cái nem rán được tính với giá $ 1150, chưa kể thuế.

Cuộc họp năm 2002 có 6 tiểu ban về Việt Nam và người Việt tại hải ngoại (năm 2001 có 4 tiểu ban). Hai trong số 6 tiểu ban này do Hội Việt Nam học (Vietnameses Studies Group) đỡ đầu. Đó là chưa kể đến một số báo cáo khác về Việt Nam, hoặc so sánh giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, được trình bày tại các tiểu bang chung về Đông Nam Á. Trên cương vị chủ tịch AAS nhiệm kỳ 2001-2002, Giáo sư Charles Keyes của Trường Đại học Washington đã có bài phát biểu về vấn đề phân loại thành phần dân tộc ở Trung Quốc và Việt nam. Các báo cáo về Việt Nam tuy chưa nhiều so với phần báo cáo về Trung Quốc hay Nhật bản, nhưng các tiểu ban về Việt Nam đã thu hút số đông người đến dự và tham gia tích cực vào phần thảo luận. Thiết nghĩ đây cũng là một mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành Việt Nam học trên phạm vi thế giới.

Dưới đây là danh sách các tiểu ban và các bài phát biểu liên quan đến Việt Nam trong cuộc họp AAS 2002. Tóm tắt các bài phát biểu tại cuộc họp này được trình bày cụ thể tại trang web của AAS (http://www.aasianist.org).

* Tiểu ban 5 : Thay đổi xã hội ở đồng bằng sông Hồng: kết quả từ qúa trình đánh giá qua nhiều năm(Social Change in the Vietnam Longitudinal Survey).

Tổ chức và duy trì: GS. Charles Hirschman, University of Washington).

Thảo luận: GS Lương Văn Hy, University of Toronto, Canada

- Giảm tỷ lệ tử vong ở miền Bắc Việt Nam sau độc lập(Mortality Decline in Northern Viet Nam following Independence)

M.Giovanna Merli, University of Wisconsin.

Jonathan London, University of Wisconsin.

- Đám cưới từ truyền thống đến hiện đại và sự lựa chọn bạn đời(From Traditional to Modern Marriage and Mate Selection)

Nguyễn Hữu Minh, Viện xã hội học Việt Nam.

- Cơ hội giáo dục và sự phân tầng ở Việt Nam(Educational Opportunity and Stratification in Socialist Viet Nam)

Nguyễn Lan Phương, University of Washington

- Ảnh hưởng của nguồn gốc xã hội, vốn con người và chính trị trong vấn đề tìm việc: thử nghiệm về một giả thuyết về dịch chuyển kinh tế(The Impact of Social Origins, Human Capital, and Political on Occupational Attainment: A Test of the Market Transition Hypothesis)

Kim Korinek, University of Washington.

*Tiểu ban 42 : Phá thai, chất độc màu da cam, AIDS: sự đau khổ ở Việt Nam và Thái Lan(Abortions, Agent Orange, and AIDS: Social Suffering in Vietnam and Thailand)

Tổ chức và chủ trì: GS. Charles F. Keyes, University of Washington

Thảo luận: GS. Arthur Kleinman, Harvard University

- Phá thai trong ba tháng cuối cùng ở Việt Nam ngày nay: sự tổn thương xã hội và trách nhiệm đạo đức(Second Trimester Abortion in Contemporary Vietnam: Social Vulnerability and Moral Responsibility)

Tine Gammeltoft, University of Copenhagen.

- Chất độc màu da cam và các câu chuyện về sự đau khổ ở Việt Nam(Agent Orange and narratives of Suffering in Vietnam)

Diane Fox, University of Washington.

* Tiểu ban 68: Vượt biên, đổi đời: Người Việt hải ngoại trong thế kỷ 20 ở Pháp(Crossing Borders, Changing Life: Vietnamese Diaspora in 20th-Century France)

Tổ chức và chủ trì: GS. KimLoan Hill, University of California

Thảo luận: GS. Keith W. Taylor, Cornell University

- Chiến tranh thế giới thứ I và sự phát triển của các thuộc địa Đông Dương ở Pháp: Một quan điểm lịch sử(World War I and the Developments of Indochinese Colonies in France: A Historical Perspective)

Kimloan Hill, University of California

- Lính Đông Dương ở Châu Âu, 1920-1939(Indochinese Soldiers in Europe, 1920-1939)

Henri Eckert, Lycée de Crépy en Valois

- Hội Việt Nam nhập cư ở Pháp: một phương tiện để tạo ra bản sắc(Vietnamese Immigrantsõ Assciations in France: A Toot for Shaping Identily)

Marie Eve Blanc, Institut de Recherche sur le Sud-Est Asiatique, marseille

- Các xu hướng và hoàn cảnh của bản sắc Việt Nam trong cộng đồng hải ngoại: văn học Việt nam trong các thư viện và hiệu sách ở Paris(Strands and Contexts in Vietnamese Identity in the Diaspora: Vietnamese Literature in the Libraries and Bookstores of Paris)

Dan Duffy, University of North Carolina

*Tiểu ban 88 : Miêu tả dân tộc ở Việt Nam (Representing Ethnicity in Vietnam )

Tổ chức: TS. Frank Proschan, Smithsonian Institution; GS. Hjorleifur R. Jonsson, Arizona State University

Chủ trì: Nguyễn Quốc Vinh, Harvard University

Thảo luận: Frank Proschan, Smithsonian Institution.

- Những thu hút khác ở Việt Nam(Other attractions in Vietnam)

Hjorleifur R. Jonsson, Arizona State University; Nora A. Taylor, Arizona State University.

- Ngôi sao cô đơn đến Sa Pa: Nhìn người H’mông qua con mắt của người khác và con mắt của chính họ (Lonely Planet Comes to Sa Pa: Seeing the Hmong Through Other so Eyes and Their Own)

Dương Bích Hạnh, University of Washington.

- Ghi chép dân tộc học của quân đội Pháp và các truyền giáo ở vùng cao Bắc Kỳ, 1885-1925: một đánh giá có tính phê phán(French Military and Missionary Ethnography in Upper Tonkin, 1885-1925: A Critical Assessment)

Jean Michaud, University of Hull, England

- Các đặc tính của văn hoá địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long; miêu tả chủ nghĩa thực dân và dân tộc(The Predica ment of Local Cultures in the Mekong Delta: Representing Colonialism and Ethnicity)

Philip Kenneth Taylor, University of Western Australia.

     * Tiểu ban 109 (do Hội Việt Nam học đỡ đầu ): Tính địa phương và thực tiễn: xem xét lại Thiên chúa giáo ở Việt Nam(Locality and Practice: Reinterpreting Vietnamese Christianity )

Tổ chức: Wynn Wilcox, Cornell University.

Chủ trì: Michele Thompson, Southern Connecticut State University.

Thảo luận: Peter C. Phan, Catholic University of America.

- Đánh giá Thiên chúa giáo thời Tay Son, 1771-1802(Ressessing Vietnamese Christianity in the Tay Son Period, 1771-1802) George Dutton, University of California.

- Cha cố và Hoàng tử: một cách nhìn mới về mối quan hệ được thổi phồng(The Bishop and the Prince: A New Look at an Overblown Relationship)

Wynn Wilcox, Cornell University.

- Quan điểm về giáo lý của cộng đồng Thiên chúa giáo ở Việt Nam, 1629-1665(The Outlook of Native Catechists in Jesuit Led Christian Communities in Vietnam, 1629-1665)

* Tiểu ban 128 (do hội Việt Nam học đỡ đầu ): Động lực dân tộc và chính sách ở Việt Nam(Ethnic Dynamics and Policies in Vietnam )

Tổ chức: Daniel Goodkind, cục thống kê Mỹ.

Chủ trì: Oscar Salemink, Free University, Amsterdam.

Thảo luận: Neil L. Jamieson, tư vấn độc lập.

- Gốc rễ thực dân của việc “cân bằng” dân tộc trong quân đội thực dân của Đông Dương(Pan Colonial Roots of Ethnic “Balancing” in the Colonial Army of Idochina)

Sarh Womack, University of Michigan.

- Thống kê dân tộc: sự tăng trưởng, phân bố và thay đổi thông qua dân số dân tộc từ 1979(Ethnic Counting: Growth, Distridution, and Change Among Vietnamõc Ethnic Populatios Since 1979)

Daniel Goodkind, Cục thống kê Mỹ.

- Trở thành con người xã hội chủ nghĩa hay người Việt Nam: dân tộc thiểu số trong thời kì đổi mới ở Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(Becoming Socalist or Becoming Vietnamese: Ethnic Minorities in the Doi Moi Period in the Socialist Pepudlic of Vietnam)

Pamela McElwee, Yale University.

- Lịch sử thay đổi quyền sở hữu và sử dụng đất; vai trò của rừng trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc, Tây Nguyên(Changing Land Rights and Land Use Histories: The Role of Forests in Ethnic Communities in Dak Lak Province, Central Highlands) Trần Hữu Nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Đắc Lắc.

*Tiểu ban 173 : con người Việt Nam: hồi ức, huyền thoại và địa - chính trị ở Việt Nam và hải ngoại (The Vietnames Body: Memory, Myth, and Geo- Politics in Vietnam and the Diaspona )

  Tổ chức: Nguyễn Võ Thu Hương, University of California .

Chủ trì: Jayne Werner, Long Island University. Thảo luận: Angie Trần Bích Ngọc, California State University.

- Kết hợp hồi ức chiến tranh và giới tính: sự hình thành đặc tính của tuổi vị thành niên ở người việt Nam(Incorporateo Warfare Memories and Sexuality: Vietnamese Adolescentsõ Construction of Identities)

Helle Rydstrom, Linkoping University, Sweden.

- Hình ảnh tiêu biểu về người phụ nữ; mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở đồng bằng sông Hồng(State Mythical Projection of Embodied Womamhoods: Mother-daughter-in-law Relation in the Red River Delta in Viet Nam)

Jayne Werner, Long Island University.

- Địa giai cấp: tiêu dùng của thợ may người Việt vào các sản phẩm làm đẹp(Class Geographies: Vietnam’s Garment Workersõ Comsumption of Body Products.

Nguyễn Võ Thu Hương, University of California.

         - Địa- chính trị của thân thể: định nghĩa đông và tây trong thân thể “khác thường” của người Việt hải ngoại(The Geopolitics of Bodies: Defining East and West on the “Aderrant” Bodies of the Vietnamese Diaspora)

Allaine Cerwonka, Georgia State University.

* Các báo cáo từ các tiểu ban chung:

-Về tính lịch sử của Bà chúa Liễu Hạnh: gái làm tiền hay một vị thánh?(On the Historicity of the Vietnamese Goddess Princess Lieu Hanh: A Prostitute or a Saint?)

Olga Dror, Cornell University.

-Giải mã sự chết: các môn học thuật về chữ viết của dân tộc Thái(Decoding the Dying: Scholarly Resources for Minority Tai Scripts)

John F. Hartmann, Northern Illinois University.

- Chuyển giao công nghệ quân sự từ nhà Minh Trung Quốc sang phia Bắc Đông Nam Á lục địa(khoảng từ năm 1390-1526) (Transefer of Military Technology from Minh China to Northern Mainland Southeast Asia (c. 1390- 1526)

Laichen Sun, California State University.

- Hoàn cảnh Châu Á của khoa học quân sự: chuyển giao quân sự của Nhật, Trung Quốc và Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp(The Asian Context of Mainland Military Science: Japanese, Chinese and Vietnamese Militery Trannsfers during the Vietnamese Resistance to the French)

Christoppher E. Goscha, Péninsule Idochinose, Paris.

Nguồn: Xưa & Nay, số 116, 5/2002, tr 26, 27, 38

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.