Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/07/2012 21:24 (GMT+7)

Về thời điểm xuất hiện địa danh Tây Ninh và tổ chức hành chính trên địa bàn Tây Ninh trong thế kỷ XIX


Sau một buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, hội thảo đã đi đến thống nhất: xác định mốc thời gian ra đời phủ Tây Ninh là vào mùa thu năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17) và lấy thời điểm này để kỷ niệm ngày tên Tây Ninh ra đời, vì đây là quyết định của chính quyền bản địa (triều Nguyễn), là yếu tố nội sinh của dân tộc.

Chúng tôi xin đăng nguyên văn bài tham luận của TS. Lê Hữu Phước – Trường Đại học khao học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh để bạn đọc tham khảo.

Cũng như nhiều địa phương khác ở Nam Bộ - nói hẹp hơn là miền Đông Nam bộ, địa bàn tỉnh Tây Ninh từ trước đến nay đã trải qua nhiều thay đổi về địa danh, địa giới và tổ chức hành chính. Ngược dòng lịch sử, để xác định thời điểm xuất hiện địa danh Tây Ninh cũng như thời điểm Tây Ninh trở thành một đơn vị hành chính, lẽ đương nhiên cần bám sát các sử liệu mang tính chính thống, đảm bảo độ tin cậy.

Về thời điểm hình thành địa danh Tây Ninh

Gia Định thành công chícủa Trịnh Hoài Đức chép “Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), đời vua Hiển Tông Hiếu minh hoàng đế (tức chúa Minh tên Nguyễn Phước Chu) sai Thống suất Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (…) lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước long dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn; mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bạ và ký lục để quản trị”. Đất Nông Nại lúc bấy giờ tương ứng với miền Đông Nam bộ, trong đó có tỉnh Tây Ninh hiện nay. Tuy nhiên cho đến cuối thế kỷ XVIII, chưa thấy xuất hiện địa danh Tây Ninh với tư cách là một đơn vị hành chánh thuộc các dinh, huyện của Gia Định phủ.

Kết thúc cuộc chiến tranh với Tây Sơn và lập ra Trieuf Nguyễn, trong thập niên đầu thế kỷ XIX, Gia Long hai lần cho đổi Gia Định phủ thành Gia Định trấn (1802) rồi Gia Định thành (1808); đồng thời cho tiến hành sắp xếp lại cơ cấu hành chánh ở các dinh, trấn, phủ, huyện trực thuộc. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy có tên gọi Tây Ninh trong danh sách các đơn vị hành chánh của Gia Định trấn và Gia Định thành.

Thời Minh Mạng đánh dấu nhiều cải cách quan trọng trên phương diện hành chánh ở vùng đất phía Nam. Liên quan đến địa bàn tỉnh Tây Ninh, nổi bật là các sự kiện sau đây được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại trong Đại Nam nhất thống chí.

- “Năm thứ 13 (1832) chia các tỉnh; thành Gia Định đổi thành Phiên An, đặt An – Biên tổng đốc thống lãnh hai tỉnh Phiên An và Biên Hòa”;

- “Năm thứ 15 (1834) gọi là Nam Kỳ (gọi chung cả sáu tỉnh)”;

- Năm thứ 17 (1836), “đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định, đổi An Biên tổng đốc làm Định – Biên tổng đốc, đặt thêm phủ Tây Ninh, lãnh hai huyện Tây Ninh và Quang Hóa.

Căn cứ sử liệu trên, có thể hệ thống và diễn đạt lại cho dễ hiểu hơn: vào năm 1832, Minh Mạng giải thể Gia Định thành, đổi 5 trấn thành 6 tỉnh. Trấn Phiên An đổi thành tỉnh Phiên An, gồm hai phủ Tân Bình và Tân An. Đến năm 1836, đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định và lập thêm phủ mới là phủ Tây Ninh, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa.

Như vậy, tên gọi Tây Ninh chính thức xuất hiện với tư cách là một đơn vị hành chánh cấp phủ thuộc tỉnh Gia Đình vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836).Vấn đề đặt ra là trước đó, liệu đã có địa danh Tây Ninh tồn tại trong dân gian (như một tên thường gọi) hay chưa? Đọc kỹ Đại Nam nhất thống chí,năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) mới đặt tên phủ hiện nay, kiêm lý huyện Tân ninh và thống nhất hạt huyện Quang Hóa”. Hoàn toàn có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên xuất hiện tên gọi Tây Ninh trong văn bản hành chánh, từ đó địa danh này dần trở nên quen thuộc và phổ biến trong đời sống.

Về tổ chức hành chánh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Trước khi xem xét tổ chức hành chánh trên địa bàn Tây Ninh, cần tìm hiểu về tổ chức hành chánh từ những năm đầu ở Gia Định phủ.

Như đã biết, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam Kinh lược (cuối thế kỷ XVII) “mỗi dinh đều đặt chức lưu thủ, cai bạ và ký lục để quản lý”. Đầu thế kỷ XIX, Gia Long vừa tiến hành một số thay đổi, vừa tiếp tục duy trì hệ thống quản lý hành chánh cũ. Đại Nam nhất thống chí ghi lại “Năm Gia Long thứ nhất (1802) đổi thành Gia Định, đặt một tổng trấn, một hiệp tổng trấn và một phó tổng trấn. Dinh Phiên An đổi làm trấn Phiên An, vẫn theo cũ đặt trấn thủ, cai bạ và ký lục”.

Điều đáng lưu ý là vào đầu thời Gia Long, trong tỉnh Phiên An đã có hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa (thuộc đạo Quang Phong). Đến khi Minh Mạng cho thành lập phủ Tây Ninh (1836) – như đã trình bày ở trên, phủ này “kiêm lý huyện Tân Ninh và thống huyện Quang Hóa”.

Đại Nam nhất thống chíghi chép khá chi tiết về địa giới và tổ chức hành chánh của hai huyện này.

“Huyện Tân Ninh: đông tây cách nhau 103 dặm, nam bắc cách nhau 42 dặm, phía đông đến địa giới huyện Bình Long 66 dặm, phía tây đến đất Man (Cao Miên) và giáp địa giới huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường 37 dặm, phía nam đến địa giới 2 huyện Quang Hóa và Bình Long 24 dặm, phía bắc vượt qua núi Chiên giáp đất Man 18 dặm… Bản triều đầu đời trung hưng đặt đạo Quang Phong ở cửa sông Xỉ Khê thứ 17 (1836) đổi đặt tên huyện hiện nay, thuộc phủ Tây Ninh kiêm lý; 2 lãnh tổng, 24 xã thôn.

Huyện Quang Hóa: ở cách phủ 29 dặm về phía tây bắc, đông tây cách nhau 84 dặm, nam bắc cách nhau 70 dặm, phía đông đến địa giới huyện Tân Ninh 55 dặm, phía tây đến với địa giới huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường 29 dặm, phía nam đến địa giới huyệnTân ninh 33 dặm. Hồi đầu bản triều đặt đạo Quang Phong ở đại phận thôn Cẩm Giang. Năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) đắp gọi bảo Quang Hóa; năm thứ 17 bỏ đạo, đặt tên huyện hiện nay, phủ thuộc Tây Ninh thống hạt; lãnh 4 tổng, 32 xã thôn”.

Vẫn theo Đại Nam nhất thống chí, lỵ sở của phủ Tây Ninh là thành phủ Tây Ninh,có “chu vi 188 trượng 8 thước 4 tấc, cao 7 thước, hào rộng 4 trượng, sâu 5 thước, mở 3 cửa, ở địa phận thôn Khang Ninh huyện Tân Ninh do phủ kiêm lý; năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) mới đặt phủ hạt, năm thứ 19 xây đắp thành phủ”.

Còn lỵ sở của huyện Quang Hóa là thành huyện Quang Hóa, có “chu vi 147 trượng 7 thước 4 tấc, cao 7 thước, hào rộng 1 trượng, sâu 5 thước, mở 3 cửa, ở thôn Long Giang; năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) đắp bảo Quang Hóa ở địa phận thôn Cẩm Giang, năm thứ 17 (1836) đổi thành của huyện”.

Không thấy Đại Nam nhất thống chíghi chép lỵ sở của huyện Tân Ninh (có lẽ vì trên địa bàn huyện này đã có thành phủ Tây Ninh kiêm lý?). Cũng không thấy sách này viết về những sự biến đổi hành chánh ở phủ Tây Ninh sau thời Minh Mạng, ngoại trừ một vài sự kiện ít quan trọng: “Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đắp bảo Định Liêu; năm Tự Đức thứ 3 (1849) lấy lại bảo Định Liêu làm thành huyện, mà Quang Hóa vẫn để làm bảo như cũ”.

Như vậy, cho đến trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định (1861), Tây Ninh vẫn là một đơn vị hành chánh cấp phủ thuộc tỉnh Gia Định, gồm 2 huyện, 6 tổng, 5 xã thôn.

Ngày 5/6/1862, thực dân Pháp buộc triều đình Tự Đức ký hiệp ước cắt nhường ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và thiết lập cơ cấu hành chánh mới. Theo đó, phủ Tây Ninh vẫn thuộc tỉnh Gia Định, gồm hai huyện: huyện Tân Ninh (lỵ sở đặt tại Tây Ninh, có 5 tổng) và huyện Bình Long (lỵ sở đặt tại Hóc Môn, cũng có 5 tổng).

Gần 14 năm sau, ngày 5/1/1876 Đô đốc Duperré – Thống đốc Nam Kỳ kiêm Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ - ra nghị định phân chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chánh lớn (Circonscription adminnistraive); mỗi khu vực hành chánh lớn lại được chia thành các tiểu khu hành chánh (arrondissement adminnistratif). Tỉnh Gia Định trước đây biến thành 4 tiểu khu: Gia Định, Tây Ninh, Tân An, Chợ Lớn. Từ thời điểm này, tiểu khu Tây Ninh thuộc khu vực hành chính Sài Gòn(khu vực hành chánh Sài Gòn gồm 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Gia Định).

Ngày 20/12/1899 Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định đổi tiểu khu hành chánh (arodissement) thành tỉnh (province). Nội dung nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1900, toàn Nam Kỳ có 20 tỉnh. Như vậy, kể từ ngày 1/1/1900, tiểu khu Tây Ninh đổi thành tỉnh Tây Ninh.

Trên đây là một số thông tin khai thác từ sử liệu cũ, góp phần làm rõ thời điểm xuất hiện địa danh Tây Ninh và những biến đổi hành chánh trên địa bàn Tây Ninh trong thế kỷ XX: từ một đơn vị hành chánh cấp phủ thuộc tỉnh Gia Định (1836) trở thành một trong 20 tỉnh Nam Kỳ (năm 1900). Những chi tiết cụ thể hơn về việc thay đổi địa giới và cơ cấu hành chánh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn này sẽ tiếp tục được nghiên cứu và trình bày trong thời gian tới.


Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.