Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/04/2025 15:39 (GMT+7)

Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?

Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

tm-img-alt

Đồng Chủ trì Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký LHHVN chia sê: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất “chín rồng đổ ra biển lớn”, nơi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, thủy sản, an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản. Khu vực này đóng góp hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước. Tuy nhiên, ĐBSCL cũng là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, suy giảm nguồn nước ngọt và sụt lún đất. Những thách thức này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp, thủy sản theo hướng thông minh, bền vững, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo hôm nay là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và các địa phương cùng nhau chia sẻ những mô hình sản xuất tiên tiến, những giải pháp hiệu quả đã và đang được áp dụng, từ đó đề xuất các hướng đi mới cho phát triển bền vững nông nghiệp và thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

tm-img-alt

TS Lê Công Lương (đứng), Phó Tổng Thư ký LHHVN phát biểu tại hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ thẳng thắn, đưa ra nhiều giải pháp khoa học, hữu ích mang tình khả thi cao.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho rằng để giải quyết được những khó khăn hiện nay của việc sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL cần có những giải pháp căn cơ, khoa học, đổi mới công nghệ, lựa chọn những mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản phù hợp trong đó, xây dựng chuyển giao các mô hình sản xuất thuận thiên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông nghiệp tuần hoàn vừa giúp nâng cao hiệu quả sản xuất vừa đảm bảo tính bền vững. Muốn làm được như vậy cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân. Viện IHT sẵn sàng phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp và bà con nông dân.

tm-img-alt

Luân canh tôm - lúa là mô hình sản xuất thuận thiên đang được nông dân Kiên Giang thực hiệt rất hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Trưởng cơ quan phía Nam của Hội Làm vườn Việt Nam nêu ra 4 lợi ích khi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Thứ nhất là thu hồi và sử dụng các năng lượng sinh khối nói chung và biogas nói riêng trong sản xuất để tạo nguồn năng lượng mới. Hai là tăng lượng phân bón hữu cơ được sản xuất từ chất thải hữu cơ. Thứ ba, tuần hoàn nước và sử dụng hiệu quả nước trong nông nghiệp là yêu cầu quan trọng để duy trì phát triển bền vững, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu. Thứ tư là ngăn chặn chất thải ra môi trường bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học với các men vi sinh giúp tiến trình xử lý tự nhiên nhanh hơn, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường tốt hơn.

tm-img-alt

Mỗi năm vùng ĐBSCL tạo ra hàng chục triệu tấn rơm sau mỗi vụ lúa, nếu được xử lý theo hương nông nghiệp tuần hoàn sẽ mang lại giá trị rất lớn. Ảnh: Trung Chánh.

tm-img-alt

Vỏ trấu, nếu được tận dụng để sản xuất than sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm nghiên cứu và Tư Vấn nông nghiệp nhiệt đới đề xuất một trong những công nghệ khá mới là sản xuất phân hữu cơ sinh học có hoạt lực cao từ than sinh học (Biochar). Sử dụng than sinh học trong nông nghiệp tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho đất, cung cấp các nguyên tố có lợi cho quá trình phát triển của cây trồng, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi. Theo chuyên gia Nguyên Đăng Nghĩa, một số nguồn nguyên liệu được lựa chọn phù hợp cho sản xuất than sinh học là bã mía sau ép nước, vỏ trấu, mụn xơ dừa, mùn cưa, dăm gỗ tạp, lá cao su và vỏ cà phê…, đặc biệt là vỏ trấu và mụn xơ dừa rất dồi dào tại khu vực ĐBSCL. Nếu sử dụng các nguồn nguyên liệu này làm than sinh học sẽ vừa khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm rẻ tiền, có chất lượng, lại vừa góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

TS. Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đề cập, phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm các hoạt động thân thiện với môi trường, khả thi về mặt kinh tế và công bằng về mặt xã hội. Những năm qua, Kiên Giang đã tập trung hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái, đạt các tiêu chuẩn chứng nhận. Cụ thể, Kiên Giang đã quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh với mục tiêu đạt 200.000ha vào năm 2030. Quy hoạch phát triển vùng tôm sinh thái – lúa hữu cơ mang lại hiệu quả và bền vững tại các huyện vùng U Minh Thượng. Thực hiện Đề án phát triển nuôi biển theo hướng hiện đại và bền vững. Mỗi năm nước ta tạo ra tổng khối lượng khoảng gần 157 triệu tấn phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Nếu biết tận dụng, đây sẽ là nguồn nguyên liệu đầu vào rất phong phú trong sản xuất nông nghiệp, mang lại giá trị lớn.

Phát biểu tổng hợp các ý kiến thảo luận, Ông Lương Thanh Hải, Chủ tịch LHH tỉnh Kiên Giang cảm ơn LHHVN và Viện IHT đã cùng với LHH Kiên Giang tổ chức Hội thảo này. Qua thảo luận, chúng ta thống nhất rằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế - sinh thái đặc thù, có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, khu vực cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sụt lún đất, suy giảm nguồn nước ngầm và áp lực từ phát triển kinh tế – xã hội.Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, chia sẻ và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, thân thiện với môi trường, bảo đảm sinh kế cho người dân là hết sức cấp thiết. Các giải pháp về ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, kết nối thị trường… là những hướng đi đúng đắn và cần được tiếp tục triển khai mạnh mẽ.Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện địa phương. Các góp ý này sẽ là nguồn tư liệu quý báu để các cơ quan đồng chủ trì Hội thảo tổng hợp, xây dựng báo cáo, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo để phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững tại ĐBSCL.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.