Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 15/04/2025 10:05 (GMT+7)

Dự án điện hạt nhân tại Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh rằng các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong bối cảnh Việt Nam chưa ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Phát biểu tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) sáng 14/4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dự thảo luật đã bổ sung yêu cầu về thiết kế nhà máy điện hạt nhân. Cụ thể, các nhà máy phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hoặc trong trường hợp chưa có, có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được đề xuất bởi đối tác thực hiện. Những tiêu chuẩn này phải phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, đồng thời đáp ứng các quy định về an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Ngoài ra, thiết kế và vận hành nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ theo chiều sâu, đảm bảo an toàn trong toàn bộ vòng đời của nhà máy, từ thiết kế, xây dựng, vận hành đến quản lý chất thải hạt nhân. Công nghệ được sử dụng phải là công nghệ tiên tiến, đã qua kiểm chứng và đảm bảo tương tác hiệu quả giữa người và máy trong quá trình vận hành.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ ra rằng, sau 17 năm thực hiện, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 đã bộc lộ nhiều bất cập, từ sự chồng chéo trong chức năng quản lý giữa các bộ ngành đến việc thiếu tính tương thích với các điều ước quốc tế. Những hạn chế này đã đặt ra yêu cầu cần sửa đổi luật để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ hạt nhân.

Tại dự thảo này, bên cạnh yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, Chính phủ đề xuất phân quyền trong quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân từ Quốc hội sang Thủ tướng, nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án một cách linh hoạt và hiệu quả. Dự thảo cũng nhấn mạnh việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng cho các dự án nhà máy điện hạt nhân sẽ triển khai.

tm-img-alt

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết giai đoạn từ nay đến năm 2030, để đáp ứng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với kinh phí đầu tư khoảng 25-30 tỷ USD. Quy mô lớn, thời gian thực hiện lâu, Nhà nước cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hoàn thiện nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân tại các địa phương trong bối cảnh cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý từ trung ương đến địa phương.

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy khẳng định, Thường trực Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) như đề xuất của Chính phủ.

Song ông nhấn mạnh rằng, dự luật cần được xây dựng để thể chế hóa chủ trương của Đảng về việc tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, đồng thời từng bước làm chủ công nghệ điện hạt nhân.

Dự luật cần đặt trọng tâm vào việc cụ thể hóa các nội dung như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực nội địa, và thực hiện nội địa hóa các thiết bị điện hạt nhân. Bên cạnh đó, dự luật phải kế thừa các quy định hiện hành về năng lượng nguyên tử và tuân thủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Về khía cạnh an toàn và an ninh của cơ sở hạt nhân, cơ quan thẩm tra đề xuất bổ sung các quy định liên quan đến phê duyệt thiết kế nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu. Theo đó, thiết kế phải được cơ quan pháp quy hạt nhân của quốc gia đối tác thẩm định và phê duyệt, đồng thời cần tính đến những yêu cầu đặc thù của Việt Nam.

Đối với trường hợp các nhà máy và lò phản ứng do cơ quan chuyên môn Việt Nam thiết kế, dự luật cần bổ sung quy định yêu cầu phải tuân thủ các tiêu chí về an toàn và an ninh hạt nhân dựa trên chuẩn mực của IAEA.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Xã hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh rằng việc triển khai nhà máy điện hạt nhân cần đặc biệt chú trọng hai yếu tố quan trọng: lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp và đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt quá trình vận hành.

Ông đề xuất rằng dự luật cần quy định rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan liên quan trong việc đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân. Các nhiệm vụ cần được cụ thể hóa một cách chặt chẽ và minh bạch. Đối với những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân, ông nhấn mạnh rằng họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chứng chỉ chuyên môn và chịu sự giám sát nghiêm ngặt từ cơ quan quản lý Nhà nước. Ông cũng cảnh báo rằng việc hợp tác quốc tế cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh nguy cơ lộ lọt thông tin liên quan đến an ninh hạt nhân.

Ngoài các yêu cầu về tiêu chuẩn và quy định đối với nhà máy điện hạt nhân, ông Vinh cho biết dự luật còn hướng tới việc xây dựng một cơ sở pháp lý toàn diện về năng lượng nguyên tử. Mục tiêu là tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững các ứng dụng năng lượng nguyên tử. Dự luật cũng đặt trọng tâm vào việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế, và sử dụng năng lượng nguyên tử như một động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Theo dự thảo, bốn chính sách chính được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành năng lượng nguyên tử, bao gồm: xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử; đảm bảo an toàn và an ninh hạt nhân; tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; và tăng cường quản lý chất thải hạt nhân, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng hạt nhân trong tương lai, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam.

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) được Chính phủ đăng ký vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội Khóa XV.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)
Các ý kiến tại hội thảo đều mong muốn: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững cho nền báo chí Việt Nam, trong đó tạp chí khoa học cũng như những người làm báo chí khoa học cần được nhìn nhận như một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nền báo chí nước nhà.
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy ứng dụng KH&CN, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong phát triển các sản phẩm OCOP
Sáng ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp thúc đẩy dứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong phát triển các sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực VAC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Thái Bình: Tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống
Trong các ngày từ 15/4 – 22/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình đã tổ chức 5 lớp tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống tại một số xã của 2 huyện Kiến Xương và Vũ Thư.