Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 07/07/2006 17:30 (GMT+7)

Về tác dụng kỳ diệu của cây hoàn ngọc

Trong vườn nhà bạn tôi có cây mọc từng bụi, lá hình mác, thân đốt màu tía. Bạn tôi nói đó là cây hoàn ngọc, theo tài liệu của Hội người cao tuổi, cây này có tác dụng chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hoá, chấn thương chảy máu, đặc biệt hiệu nghiệm với chấn thương sọ não, gan, thận, đau dạ dày - tá tràng, chảy máu đường ruột, đái buốt, đái ra máu, đái đục, xơ gan cổ trướng, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau mắt đỏ ứ huyết, sa dạ con, huyết áp cao và thấp… Nếu cây này có nhiều tác dụng như vậy thật là quý. Bạn tôi nói mới áp dụng chữa đau bụng, đi ngoài, còn thực hư thế nào chưa rõ.

Đáp: Cây hoàn ngọc chính là cây xuân hoa với nhiều tên gọi khác nhau như nhật nguyệt, thần dược, cây âm dương, cây con khỉ, trạc mã, thần tượng linh, cây mặt qủy, nội đồng, người Tày gọi là tu lình. Tên khoa học của cây đã được xác định là Pseuderanthemum palatiferum(Nees) Radlk, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).

Đó là một cây bụi sum sê, sống nhiều năm cao 1-2m, phần gốc hoá gỗ màu nâu tía. Thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh. Lá mọc đối, hình mũi mác, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành xim dài 10-16cm. Hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím. Quả nang, chứa 4 hạt nhỏ.

Cây mọc tự nhiên ở rừng núi, vài năm gần đây được trồng rải rác trong nhân dân. Năm 1997-1998, cây hoàn ngọc đã gây xôn xao dư luận về công dụng kì diệu như bạn đọc đã nêu. Trong dân gian người ta dùng lá cây để chữa bệnh tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, viêm đại tràng mãn tính, trĩ nội, cầm máu ngoài da. Lá không có mùi, không vị, hơi nhớt. Khi dùng thì rửa sạch, nhai với vài hạt muối rồi chiêu nước. Có thể dùng lá đã phơi khô hoặc nấu canh lá tươi để ăn. Liều dùng tuỳ thuộc vào người bệnh, người lớn ăn 7-9 lá, ngày hai lần. Trong phòng thí nghiệm thử tác dụng kháng vi sinh vật cho thấy lá, cao toàn phần và các phân đoạn chiết xuất từ lá Xuân hoa có tác dụng kháng vi khuẩn Gram âm (như E. coli, Staphyllococcus aeruginosa), vi khuẩn Gram dương (như Bacillus subtillis, Staphyllococcus aureus, Streptococcus pyogenes), nấm men (như Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae) và nấm mốc (như Aspergilluss niger, Fusarium oxysporum, Pyricularia oryzae, Rhezoctonia solani). Nghiên cứu tác dụng sinh học cho thấy lá hoàn ngọc không độc, và có tác dụng bảo vệ gan.

Thời gian qua , ở tỉnh Tây Ninh có nhiều người dùng lá cây và uống trà “hoàn ngọc” do một cơ sở địa phương làm để chữa các bệnh phổi, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mất ngủ, bệnh vảy nến…,thậm chí là những bệnh về não, gan, thận... Người bị những bệnh này không nên nghe theo mách bảo của người không có chuyên môn mà bỏ qua những loại thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh đã được khoa học trong nước và thế giới chứng minh là hiệu quả.

Nguồn: KH&ĐS, số 22 (1844), 17/3/2006

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...