Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 08/03/2006 14:30 (GMT+7)

Ủ chua thân, lá cây ngô nuôi trâu bò

Có thể thu ngọn lá cây ngô đến phần thân cách mặt đất 40 cm (trừ những lá khô, đã úa vàng, bị sâu, bệnh và bộ rễ). Một sào Bắc Bộ (360m2) trồng ngô có thể thu được thừ 350 - 400 kg thân, lá tươi. Đây là nguồn thức ăn bổ sung tốt có giá trị cho chăn nuôi gia súc.

1. Phương pháp ủ chua

Nguyên vật liệu phối trộn: Thân, lá ngô tươi 100 kg trộn với đạm urê 3 kg; muốn ăn (NaCl) 0,5 kg.

Chuẩn bị thân lá ngô: Chọn ngày nắng ráo, dùng dao cắt lấy đoạn thân lá cách mặt đất 40 cm, loại trừ những lá khô, lá vàng, bị sâu, bệnh và băm nhỏ dài 3 - 4 cm đem hong trong bóng râm vài giờ rồi tiến hành ủ ngay trong 1 - 2 ngày.

Chuẩn bị hố ủ: Nên dùng hố ủ bằng đất, đắp nửa nổi nửa chìm, chọn nơi khô ráo, không có nước ngầm ngấm vào hoặc góc chuồng trại tận dụng được hai mặt tường giá thành rẻ. Nếu có điều kiện nên xây bể ủ bằng xi măng, gạch có mái che để sử dụng lâu dài. Kích thước hố ủ cần tính toán sao cho vừa đủ lượng thân, lá ngô đem ủ. Nếu dung tích hố ủ là 1m3 sẽ ủ được 400 - 500 kg nguyên liệu.

Thân, lá ngô được ủ chua trong điều kiện yếm khí, nên cần đầm nén thật chặt, thành hố ủ cần lót lá chuối tươi, hoặc giấy nilon cho thật kín và tránh nước ngầm thấm vào. Kinh nghiệm ở nhiều nơi là làm hố có hình tròn đường kính khoảng 1m, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0,4 cm. Hố ủ này có dung tích 1,1m3 và ủ được khoảng 440 - 480 kg thân, lá ngô tươi.

Tiến hành ủ: Kể từ lúc thu thân, lá ngô đến lúc băm xong và ủ không nên để lâu quá 2 ngày. Vì thân, lá ngô bị úa vàng đem ủ sẽ giảm chất lượng sản phẩm sau này. Thân, lá ngô không được để nước mưa làm ướt.

Lót kỹ đáy và tủ bằng 1 - 2 lớp lá chuối tươi hoặc tấm nilon mỏng, bao tải cũ để đất cát, sỏi đá không lẫn vào thức ăn ủ (nếu xây bể xi măng để ủ thì không phải lót đáy). Cho từng lớp thân, lá ngô đã băm nhỏ vào hố ủ dày chừng 10 - 15 cm, rắc đều phân đạm urê đã trộn với muối theo tỷ lệ nêu trên lên lớp nguyên liệu rồi dùng chân nén kỹ, nén càng chặt càng tốt. Lần lượt cho các lớp khác rồi lại nén tương tự như nêu ở trên. Kinh nghiệm ở nhiều nơi, với hố ủ tròn đường kính 1 m đã giới thiệu ở trên, thường 1 lớp chỉ chừng 2 rổ nặng khoảng 10 kg. Do đó ta dùng bát đong ao hỗn hợp đạm urê khoảng 0,6kg và rắc đều vào 2 lớp. Làm như vậy bột men sẽ được chia đều cho mỗi lớp. Cứ lần lượt từng lớp như vậy và nén chặt cho tới khi đầy hố. Nhưng chú ý nén thật kỹ các lớp trên. Bởi vì nén như vậy thì các lớp dưới càng được ép chặt hơn. Khi hố ủ thật đầy ta che phủ hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải dứa, giấy nilon cho kín và lấp một lớp đất dày. Đầm nén thật chặt lớp đất và tạo thành mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ. Sau khi ủ 3 -5 ngày để đống ủ ngót xuống lại cho thêm đất và đầm nén chặt. Sau đó dùng rơm, rạ đánh đống phủ lên trên một lớp dày 50 - 60 cm để che mưa. Nhưng cũng cần thường xuyên kiểm tra chống chuột đào bới hố ủ.

2. Cách cho trâu bò ăn

Thân, lá cây ngô sau khi ủ được 50 – 60 ngày mới có thể dùng cho trâu bò ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể để lâu hơn. Thân, lá cây ngô ủ chua có chất lượng tốt, có màu vàng nhạt, mềm hơi đàn hồi, có mùi thơm dưa muối. Nếu thân, lá ngô ủ chua có màu đem thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi là chất lượng kém, bị hư hỏng. Khi lấy cho gia súc ăn bỏ dần lớp đất che phủ, lấy ra từng lớp. Khi lấy xong phải che kín ngay bằng nilon và dùng gỗ, gạch chặn lại thật kín. Luôn luôn chống không khí và nước mưa thấm vào thức ăn ủ. Trâu bò đang cày kéo: 5 – 6 kg/ngày/con và ăn thêm cỏ xanh, rơm. Trâu, bò ăn trong mùa đông: 10 – 15 kg/ngày/con, ăn thêm rơm, chăn thả. Khi trâu, bò được ăn thêm thức ăn ủ chua chúng sẽ béo khoẻ, lớn nhanh, cày kéo tốt và tiết kiệm được thức ăn tinh bổ sung.

Nguồn: T/c Chăn nuôi, 11/2005, tr 38 - 39

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.