Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 20/01/2006 00:33 (GMT+7)

Trồng su su năng suất cao

Gieo trồng

Giống:Phổ biến có hai giống chính là su su trơn và su su gai.

Làm đất, bón lót và trồng:Chọn chân đất cát pha thịt nhẹ, thoát nước. Làm đất kỹ, lên luống 2,5 - 3m. Lượng phân bón tính cho một sào Bắc Bộ 360m 2gồm: phân chuồng 6 - 7 tạ, supe lân Lâm Thao 50 - 55kg, đạm urê 5 - 6kg, kali sunphat 7 - 10kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân. Rạch hàng ở giữa luống, mỗi luống chỉ để một hàng. Trồng su su bằng quả giống đã có mầm. Quả giống to, nây đều, gai cứng mầm mới nhú to, khoẻ là quả giống tốt.

Đào hố rộng 80 - 100cm, sâu 40 - 50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố để chừng một tuần mới trồng quả giống xuống. Các hố này đào thẳng hàng cách nhau 2,5 - 3m. Mỗi hố bón lót 10 - 15kg phân chuồng, 1 kg supe lân. Trồng mỗi hố 3 - 4 quả, cách nhau 30 - 40cm, sau đó thì lấp đất phủ kín quả chỉ để hở mầm. Một sào cần 180 - 220 quả giống để trồng 50 - 55 hốc.

Chăm sóc và thu hoạch

Trước tiên cần che nắng, tưới ẩm cho quả giống lúc mới trồng. Khi cây đã mọc cần làm giàn như kiểu giàn mướp, cao 1,8 - 2m. Khi su su mọc dài 1 - 1,5m thì cắm que cho cây leo lên giàn. Bố trí san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh nhánh, bấm ngọn su su như đối với bầu, bí. Trồng su su nên đầu tư làm giàm bằng cột bê tông, căng dây thép một lần để sử dụng cho nhiều vụ sau hiệu quả kinh tế cao hơn là làm giàn từng năm bằng tre, nứa. Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất ở xung quanh phủ lên gốc su su.

Bón phân thúc vào hai giai đoạn. Khi cây vừa lên giàn, dùng nước phân loãng tưới quanh gốc, để rễ ăn rộng, bón mỗi hốc 0,1 kg đạm urê và 0,1 kg kali suphát cách gốc 20 - 30cm. Khi được thu hoạch lại tưới bón thêm đạm, kali, nước phân chuồng cho sáng quả, bền cây. Sau đó tuỳ tình hinh sinh trưởng của cây và khả năng phân bón sẵn có mà quyết định bón thêm vào lúc nào cho có lợi.

Trong quá trình chăm sóc nên dùng một số loại phân bón qua lá, kích thích đậu quả như Atonic, Yogen, Komic, Bio-ted… phun cách nhau 7 - 10 ngày một lần sẽ cho năng suất cao, tăng 20 - 30% so với đối chứng.

Dùng nước sạch, nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông ngòi chưa bị ô nhiễm tưới cho su su đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Duy trì độ ẩm 70 - 80% trong suốt thời kỳ sinh trưởng của su su để đạt năng suất cao.

Thu hoạch:Su su vừa tới lứa cần thu hoạch ngay, cách 5 - 7 ngày lại được thu một lần (có thể thu rải từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch). Thu khi quả vừa căng láng bóng, cắt để đoạn cuống dài 0,5 - 1cm. Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân trồng rau ở xã Thường Thắng (Hiệp Hoà, Bắc Giang) bón phân lân vi sinh Sông Gianh cho su su rất tốt. Mỗi sào bón 40kg lân vi sinh, tưới thêm nước ốc, hến giã nhỏ hoặc hạt đậu tương xấu giã nhỏ ngâm ngấu với lân supe Lâm Thao thì không cần bón đạm, chỉ cần bón thêm 10 kg kali sunphat. Kết hợp phun thêm thuốc kích phát tố Thiên Nông 10 - 15 ngày/lần cho năng suất tăng thêm 50% so với cách bón thông thường, đặc biệt chất lượng quả ăn rất ngọt. Hộ ông Trần Văn Nam (thôn Đồng Tâm - Thường Thắng), chăm sóc theo cách này năng suất su su đạt 2,5 tấn quả/sào thu nhập gần 5 triệu đồng.

Phòng trừ sâu, bệnh

Với các loại sâu ăn lá như sâu xanh, sâu khoang, sâu róm, ta dùng thuốc vi sinh BT, DelFin - WG. Dipel hoặc các thuốc hoá học như Sherpa, Regen. Diệt sau chích hút như các loại rầy, rệp, bọ xít bằng thuốc Actara, Conphai.

Với bệnh phấn trắng, đốm lá, dùng thuốc Topsin - M, Tilt, Tilt - Supe… phun trừ kịp thời khi mới phát sinh.

Chú ý:Dùng đúng nồng độ, liều lượng và thời gian cách ly như hướng dẫn trên bao bì gói thuốc để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 3 (1721), ngày 10/1/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.