Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 19/11/2011 23:59 (GMT+7)

Trồng bắp rau

Kỹ thuật trồng:

Bắp rau là loại thực phẩm có thể ăn tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp. Do vậy cần chọn nơi ven đô, gần thành phố hoặc nơi có nhà máy chế biến đóng hộp để bố trí trồng bắp rau. Bên cạnh đó nên đầu tư chăn nuôi bò sữa để tận dụng thân lá còn xanh tăng hiệu quả kinh tế.

a. Thời vụ:

Bắp rau có thể trồng được quanh năm nếu chủ động được tưới tiêu. Tuy nhiên cây bắp rau thích hợp nhất là vụ đông xuân, rồi đến vụ xuân hè, vụ hè thu cho năng suất thấp vì có mưa nhiều, cây dễ bị sâu bệnh và đổ ngã.

b. Làm đất:

Bắp rau là loại cây dễ trồng, không kén đất nhưng tốt nhất là chọn những chân đất cao, chủ động tưới tiêu. Có thể trồng trên đất trồng màu hoặc luân canh trên đất ruộng theo cơ cấu lúa - bắp rau - lúa hoặc hai vụ báo và một vụ lúa. Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nên trồng bắp rau ở chân đất có nhiều chất hữu cơ đất thịt pha cát, đất phù sa ven sông.

Cần làm đất kỹ để đất thoáng, thoát nước nhưng giữ ẩm tốt để hạt dễ nảy mầm, rễ dễ phát triển.

- Nếu trồng trên đất lúa cần đào rãnh để dễ thoát nước chống úng cho cây.

c. Giống:

Hiện nay có nhiều giống bắp rau lưu thông trên thị trường như: bắp rau lai Pacific 421 của Công ty ty giống cây trồng miền Nam, Babycorn của Công ty Trang Nông. Các giống này có đặc điểm sau:

- Chiều cao cây: 140 - 150cm.

- Cây sinh trưởng mạnh, dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

- Trái màu vàng tươi.

- Trổ cờ vào khoảng 30 - 35 ngày sau khi trồng.

- Bắt đầu thu hoạch trái non từ 41 - 43 ngày sau khi gieo. Thời gian thu hoạch kéo dài 10 ngày.

- Năng suất trung bình trái tươi từ 8 - 10 tấn/ha.

d. Mật độ và khoảng cách:

Sản phẩm chính của bắp rau là trái non, nên phải trồng dày hơn bắp lấy hạt. Có thể trồng với mật độ lừ 13 - 14 ngàn cây/ha tùy theo gieo hàng đôi hay hàng ba. Trồng hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 20 - 30 cm; gieo mỗi hốc 2 hạt. Sau khi gieo 3 - 4 ngày cần kiểm tra để giặm những nơi cây không lên hoặc cây mọc yếu. Cần làm thêm một số bầu dự trữ để dặm khi bắp được 7-8 ngày vì lúc này dậm bằng hạt sẽ quá trễ.

e. Bón phân:

Trên các loại đất, nếu có điều kiện cần bón 5 - 10 tấn phân hữu cơ/ha. Lượng N-P-K bón theo công thức: 140N, 60 P 2O 5S, 40 kg K 2O tương đương với 330 kg Urea, 370 kg Suferlân, 80 kg KCI/ ha.

Có thể dùng phân hỗn hợp như 16-16-8 hoặc 20-20-0 với lượng 200 kg/ha để bón lót cho cây, kết hợp với 200 kg Urea để bón thúc.

Cách bón: bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân trước khi gieo hạt. Ở đất lúa cần giữ lại 1/3 lượng phân lân để tưới cho bắp khi cây xuất hiện lá huyết dụ. Lượng phân còn lại chia ra làm 2 lần:

Lần 1: lúc cây có 3-4 lá: bón 1/2 đạm + 1/2 kali hoặc 50 kg Urea.

Lần 2: lúc cây có 7-9 lá: bón 1/2 đạm + 1/2 kali hoặc 100 kg Urea.

Ở lần bón 1 có thể dùng cuốc rạch hàng cách bắp 5 - 10 cm, sâu 5 cm, rải đều phân xuống rãnh rồi lấp hạt lại. Bón thúc lần 2 có thể rải phân cách gốc 5 cm rồi vun gốc. Nếu dùng Urea bón thúc thì bón thêm 1 lần sau khi bón lần 2 từ 7 - 10 ngày 50 kg Urea. Sau khi bón phân cần tưới nước ngay để phân tan vào đất cho cây dễ hấp thụ.

Tuy nhiên việc bón phân nên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà điều chỉnh lượng phân cũng như cách bón cho phù hợp với sự phát triển của cây bắp.

f. Chăm sóc:

Khi cây bắp có 3 - 4 lá thì bón thúc phân kết hợp với làm cỏ, phá váng nếu có mưa nhiều để tạo điều kiện cho rễ phát triển đồng thời cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây trồng nhất là lúa sắp trổ cờ, cho trái. Ở các lần bón phân cần kết hợp với vun gốc để chống đổ ngã.

g. Rút cờ:

Rút cờ trên ruộng trồng bắp rau là một biện pháp kỹ thuật đặc biệt được sử dụng riêng trong qui trình sản xuất bắp rau. Việc rút cờ mang lại lợi ích sau:

- Cờ được rút bỏ thì lượng chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi bắp nên bắp phát triển nhanh hơn, thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch sẽ ngắn lại.

- Rút cờ làm tăng năng suất do số lượng bắp thu hoạch trên cây nhiều hơn; rút cờ làm tăng số lượng bắp thương phẩm vì nếu cây đã rút cờ bắp non trên cây không có khả năng thụ phấn, sẽ non lâu hơn.

- Rút cờ làm tăng trọng lượng bắp non, thông thường khoảng 38 - 40 ngày sau khi gieo thì rút cờ hoặc rút cờ trước khi cây tung phấn.

h. Phòng trừ sâu bệnh:

Bắp rau được thu hoạch ở giai đoạn còn non, khi cây đang sinh trưởng mạnh nhất nên ít bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên để đảm bảo thắng lợi khi thu hoạch cần chú ý phòng trừ sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân, rệp, bệnh héo xanh, khô vằn, đốm lá. Do đó trong quá trình trồng bắp rau cần chú ý:

- Lúc gieo hạt: rải Basudin 10 H lên lớp tro phủ hạt để phòng trừ kiến, sâu xám, dế phá hại mầm.

- Lúc 15 - 20 ngày sau khi gieo: rắc Basudin 10 H vào đọt để ngừa sâu đục thân, phun Coper B để trừ các loại bệnh nêu trên.

Cần chú ý cách ly hợp lý giữa thời gian phun thuốc và thu hoạch để sản phẩm được an toàn.

i. Thu hoạch:

Bắp rau có thể thu hoạch lúc 40 ngày sau khi trồng, cần thu theo hàng để tránh bỏ sót. Thu hoạch xong cần đem ngay đến nơi tiêu thụ vì để lâu bắp sẽ bị khô làm giảm phẩm chất và trọng lượng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.