Trao đổi về vấn đề trật tự các từ tố trong tên gọi hợp chất
1. Trước hết cần thống nhất là tên gọi hợp chất thuộc từ ghép, những từ chứa hai hay nhiều từ tố. Trong tiếng Việt, từ ghép được chia thành hai nhóm lớn là: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Trong những từ ghép thuộc nhóm thứ nhất, từ tố chính giữ vai trò chỉ loại (sự vật, đặc trưng…), từ tố phụ cụ thể hoá nghĩa của từ tố chính. Về trật tự thì thường 1từ tố chính đứng trước, thí dụ: cá chép, cá rô… xe đạp, xe máy…
Với những từ ghép thuộc nhóm thứ hai, quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố trong mỗi từ là quan hệ bình đẳng, trật tự của chúng có thể là do quen dùng, dễ đọc… thí dụ: (quan hệ) vợ chồng, sửa chữa, vui tươi… Chúng có thể hoán vị cho nhau (thí dụ tươi vui…), nhất là các từ ghép đẳng lập gộp nghĩa -nghĩa của từng từ tố cùng nhau gộp lại để biểu thị nghĩa chung của từ ghép, thí dụ: quần áo hay áo quần (chỉ đồ mặc nói chung), khỏe mạnh hay mạnh khoẻ (có sức khoẻ mong muốn), may rủi hay rủi may (tuỳ thuộc vào ngẫu nhiên)…
2. Từ axit sunfuric chỉ hợp chất H 2SO 4, thuộc loại từ ghép nhóm chính phụ, từ tố axit (giữ vai trò chỉ loại) phải đặt trước 2là đúng vế cấu tạo ngữ pháp của từ.
Các muối NaCl, Na 2SO 4, FeCl 2, FeSO 4… tạo bởi hai thành phần là cation kim loại (natri, sắt (II) và anion gốc axit (clorua, sunfat)… Trong tên gọi muối, các từ tố natri, sắt (II) (cation) và clorua, sunfat (anion) có vai trò bình đẳng, đều chỉ một thành phần của muối, chẳng hạn để chỉ bốn muối ta nói: có hai muối natri và hai muối sắt (II) hoặc hai muối clorua và hai muối sunfat. Tên gọi chúng là những từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, các từ tố không bắt buộc phải theo một trật tự nhất định, ở đây không có vấn đề đúng sai khi chọn cách gọi tên theo hệ I hoặc hệ II mà ĐQC nêu ra.
Theo Danh pháp Hoá học vô cơ (DPHHVC), IUPAC (1970), công thức hoá học của những hợp chất gồm hai thành phần dương và âm được ghi theo thứ tự phần dương trước, phần âm sau. Như vậy chọn cách gọi tên theo hệ II, tức là theo thứ tự tên phần dương trước, tên phần âm sau thì thuận tiện cho việc liên hệ giữa công thức và tên gọi:
NaCl: natri clorua; Na 2SO 4: natri sunfat; FeCl 2: sắt (II) clorua; FeSO 4: sắt (II) sunfat
Lấy ví dụ một hợp chất mà ĐQC dẫn trong bài viết của mình, công thức và tên gọi như sau:
MgNH 4PO 4.6H 2O (3): amoni magie photphat hexahiđrat (hoặc: ngậm 6 phân tử nước)
Theo quy định, nếu phần dương có nhiều thành tố thì các ký hiệu được ghi theo thứ tự a, b, c.. của chữ đầu mỗi ký hiệu, và tên gọi các thành tố cũng sắp xếp theo thứ tự a, b, c… của chữ đầu mỗi tên gọi.
Có thể có sự không khớp giữa hai thứ tự này. Nhưng ngay cả trường hợp này cách gọi tên tiện cho việc liên hệ với công thức hơn là cách gọi theo hệ I mà ĐQC cho rằng phải để photphat lên đầu: photphat amoni magie hexađrat.
Hợp chất H 2SO 4nếu được gọi theo tên hệ thống là hiđro sunfat (4)thì còn tiện ở chỗ là không phải thêm từ axit, tên gọi sẽ có tính quốc tế cao (vì mỗi nước có từ chỉ axit riêng).
3. Tên gọi của hợp chất Na 2O, NaOH… cũng là những từ ghép đẳng lập gộp nghĩa.
Từ oxit là thuật ngữ chỉ loại hợp chất tạo bởi hai nguyên tố mà một là oxi. Còn khi gọi tên hợp chất Na 2O là natri oxit, từ tố oxit 5có ý chỉ trong công thức phân tử hợp chất nguyên tử O đứng sau nguyên tố khác (ở đây là Na). Hợp chất OF 2là một oxit, tên gọi nó không phải là flo oxit mà là oxi florua (ở đây nguyên tử O đứng trước). Hiểu cách gọi tên như vậy thuận tiện cho việc liên hệ giữa tên gọi và công thức, thí dụ một số ôxit của nitơ:
NO nitơ oxit (có 1 nguyên tử O đứng sau)
NO 2nitơ đioxit (có hai nguyên tử O đứng sau)
N 2O 3đinitơ trioxit (có 3 nguyên tử O đứng sau)
N 2O 5đinitơ pentaoxit (có 5 nguyên tử O đứng sau)
Nhóm (OH) theo DPHHVC (1970) có tên khác nhau tuỳ theo nó là anion, gốc, nhóm thế hay phối tử; anion OH - có tên là hiđroxit. Nên việc gọi tên hợp chất NaOH là natri hiđroxit hoàn toàn phù hợp.
Trong bài viết của mình, ĐQC suy luận chủ yếu từ sự so sánh từ ngữ nước ngoài, rõ nhất là tiếng Pháp. Đến nay mặc dù công thức của hợp chất vô cơ đã thống nhất viết theo thứ tự phần dương trước, phần âm sau (6), trong tiếng Pháp vẫn giữ tên gọi các hợp chất NaCl, FeSO 4, NO… lần lượt là le chlorure de sodium, le sulfate de fer (II), le monoxyde d’ azote… các từ chlorure, sulfate, oxyde đứng trước, là những từ chỉ loại, đó là theo tiếng Pháp. Đành rằng các từ clorua, sunfat, oxit là những từ phiên âm từ các từ trên, nhưng một khi đã được sử dụng trong tiếng Việt thì phải coi chúng là những từ Việt, tuân theo cách cấu tạo từ của tiếng Việt. Và như trên đã phân tích, chỗ dựa để ta lý giải cách cấu tạo các từ ghép, là tên gọi hợp chất vô cơ, phải là những qui định của IUPAC về DPHHVC.
Việc chọn cách gọi tên hệ thống các hợp chất theo hệ II chỉ có lợi cho việc liên hệ giữa công thức và tên gọi, hoàn toàn không có vấn đề đúng sai về cấu tạo ngữ pháp của từ.
(1) Có những trường hợp không theo một trật tự nhất định, thí dụ: nói trưởng họ, trưởng tùa, … nhưng lại có các chức danh: Viện trưởng, bộ trưởng,… hoặc dùng cả hai cách: trưởng đoàn hay đoàn trưởng…
(2) ĐQC cho rằng đặt như vậy là không nhất quán với cách gọi tên hệ (II). Thực ra hai từ ghép axit sunfuric và natri clorua, sẽ nói ở dưới, thuộc hai nhóm từ ghép khác nhau.
(3) Theo DPHHVN IUPAC (1970), phần 8. Addition compounds, có thể gọi tên là: amoni magie photphat - nước (1/6)
(4) Trong DPHHVN IUPAC (1970), ở đoạn mở đầu phần nói về danh pháp axit (5. Acids) cũng có câu mong muốn gọi tên axit theo cách gọi tên hệ thống: “Names for these acids may be derived from names of the anions as in Section 2, e.y, hyđrogen sunfate instead sunforic acid”
(5) Theo DPHHVN IUPAC (1970), mục 2. Formulae and names of compounds in general, với hợp chất hai nguyên tố, tên nguyên tố đứng sau thay đổi tận cùng bằng –ide, - ure hoặc –uro… trong tiếng Việt (theo cách của Pháp), thêm đuôi –ua, riêng oxi thì lấy đuôi là –it. Tên nguyên tố đứng trước không thay đổi.
(6) Trước đây thì không phải thế, xem Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn.