Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 02/08/2006 23:42 (GMT+7)

"Thuyết quy chiếu" là gì?

Bài này nói về một mối quan hệ đã được ngôn ngữ học và lôgic học nói đến từ xưa giữa ba khái niệm từ, nghĩa và vật. Mối quan hệ này được trình bày một cách trực quan và giản dị nhất dưới dạng một hình tam giác mà hai tác giả Ogden và Richards (1923) gọi là “tam giác nghĩa”.Cái hình tam giác ấy như sau :









Trên lược đồ này, đáy của hình tam giác là một đoạn thẳng vẽ thành đường cách quãng (------) để lưu ý đến tính chất gián tiếp của vật sở chỉ (khác với quan hệ quy chiếu trực tiếp giữa kí hiệu và nghĩa của nó (tức le signifié - sở biểu - theo thuật ngữ của F. de Saussure).

Trong nội dung của bài báo đăng trên Ngôn ngữ và Đời sống có hai điểm ngộ nhận quan trọng sau đây, mà kể từ sau Saussure trở đi không còn có ai phạm phải nữa:

1.Giữa hai ngôn ngữ khác nhau, rất ít khi có sự trùng hợp về nghĩa giữa một từ của ngôn ngữ này với một từ của ngôn ngữ kia.

Một trong những luận đề quan trọng nhất của ngôn ngữ học hiện đại là tính không tương ứng một đối một giữa các đơn vị từ vựng của những ngôn ngữ khác ngau, nếu không kể đến các thuật ngữ chuyên môn đã được quốc tế hoá . Điều này có từ thời cổ đại, nhưng trong lí thuyết Giá trị của Saussure, nó mới được lập thức một cách hiển ngôn.

Cho nên câu phát biểu của tác giả khi ông nói rằng “ý niệm của loài người đối với hiện tượng và sự vật về cơ ản là như nhau “cần được thay bằng câu” cách khái niệm hóa các hiện tượng và sự vật của thế giới khách quan trong mỗi ngôn ngữ khi đặt tên cho chúng rất ít khi giống nhau”.

Trong bất kì cuốn sách vỡ lòng nào về ngôn ngữ ít nhất cũng phải có một vài chương đầu cho biết rằng thế giới khách quan không được chia sẵn ra thành những “sự vật” hay những “đối tượng”. Từ khi có con người và có ngôn ngữ thì các sự vật mới có tên, và chính nhờ những cái tên ấy mà thế giới được khái niệm hóa - nghĩa là được phân ra thành những khái niệm, cho nên không bao giờ có hai ngôn ngữ có một số từ chỉ sự vật giống nhau, nghĩa là cùng biểu thị những khái niệm giống nhau.

Ngay những từ Anh, Pháp, Phần Lan, Nga, Ý, Đức mà tác giả bài báo coi là đồng nghĩa với nhau, cũng không có từ nào đủ dồng nghĩa với nhau để ông có thể, chẳng hạn, dịch ra tiếng Việt thành CÂY được. Ta cứ thử xem những từ ấy có nghĩa gì, và ngoại diên (tức tầm bao quát của mỗi từ ra sao:

T. Pháp :

a. arbre : cây có gỗ ( không phải cây rau, cây chuối, cây sắn)

b. plante: bất cứ cây gì ( kể cả cây có gỗ )

c. bois: 1. gỗ   2.củi   3.rừng

d. forêt: 1.rừng cây

e. jungle: 1. rừng nhiệt đới, trong đó rất ít khi có những cây gỗ lớn.

T. Nga:

f. derevo: 1. cây; 2. gỗ (để đóng bàn ghế hay làm đồ gia dụng)

g. les: 1.rừng cây (có gỗ); 2. gỗ làm giàn giáo để xây nhà

h. dzhungl’a: rừng nhiệt đới (gần đồng nhất với jungle của T.Anh hay T.Pháp).

Ngay trong cùng một ngôn ngữ như tiếng Việt, cách khái niệm hóa của mỗi phương ngữ cũng một khác. Chẳng hạn ở miền Bắc và miền Trung, mũ và nón là hai khái niệm tách bạch, trong khi ở các tỉnh Nam bộ không có khái niệm nón, cho nên các thứ nón và các thứ mũ đều được gọi là nón. Trong các thứ tiếng châu Âu, các thứ mũ và nón đều được gọi tên bằng ba, bốn, năm, sáu, hay bảy từ khác nhau; trong tiếng Pháp, ta có từ chapeau ‘mũ có vành mềm hay nón’; bonnet ‘mũ không có vành’; casque ‘mũ có vành cứng (như mũ của bộ đội ta)’; casquette ‘mũ có lưỡi trai’; kespi ‘mũ có lưỡi trai nhưng có hình trụ thẳng (quân phục Pháp)’; béret ‘mũ nồi’ ; shako ‘mũ kỵ binh’ (để biểu thị ba, bốn, năm, sáu, khái niệm khác nhau) một cách không có lí do rõ ràng, tuy cũng không phải là tùy tiện (thường khác nhau về hình dạng).

2. Nghĩa và vật sở chỉ:

Ở tr. 34, tác giả bài báo ghi trên lược đồ hai chữ sở chỉ ở chỗ mà Saussure dành cho le signifié (cái được biểu thị hay sở biểu - tức là nghĩa hay khái niệm được biểu thị - như ta có thể thấy Saussure ghi rõ ở những trang sau. Và như vậy là tác giả đồng nhất hai khái niệm rất khác nhau nếu hiểu đúng như Saussure quan niệm.

Ở Việt Nam, có khá nhiều tác giả không phân biệt “nghĩa” và “vật sở chỉ”, cho nên những từ cùng chỉ một vật hay một người được họ coi là những “từ đồng nghĩa tạm thời”. Sở dĩ có tình trạng ấy chính là vì những tác giả ấy không hiểu rõ nghĩa của hai chữ quy chiếu và đồng nhất nó với nghĩa của từ. Sự lầm lẫn về thuật ngữ này tạo nên những số “từ đồng nghĩa tạm thời” có thể lên đến hằng hà sa số. Chẳng hạn trong một gia đình gồm khoảng 5, 6 người, những từ như mẹ, anh, chị, em, con, cháu có thể trở thành “từ đồng nghĩa tạm thời”. Tùy ở chỗ người nói là ai, có cương vị nào trong gia đình. Chẳng hạn, từ con có thể có ba bốn người dùng để tự xưng với tư cách ngôi thứ nhất. Nếu kể cách gọi người mẹ ấy trong cửa miệng của những người ngoài gia đình, từ mẹ ấy có thể trở thành “từ đồng nghĩa tạm thời” của vài trăm danh ngữ khác. Thật ra vật sở chỉ của một từ có thể là vô số, còn nghĩa của từ ấy thì chỉ có một. Tình hình này đã được G. Frege nói rõ từ hai thế kỉ trước. Nhà logic học này đã từng lấy tên của Sao Mai và của Sao Hôm làm dẫn chứng cho trường hợp một sở chỉ (hành tinh Venus hay Kim tinh) có hai tên gọi khác nhau nhưng hai tên gọi này không hề đồng nghĩa với nhau và không thể thay thế cho nhau. Vì không phải ai cũng biết hai “ngôi sao” này chỉ là hai trường hợp xuất hiện của cùng một tinh cầu (Kim Tinh), và hai ngữ đoạn định danh sao maisao hômthường kèm theo những ý nghĩa liên tưởng (connotations) rất khác nhau - mỗi bên đi đôi với những ấn tượng, những cảm xúc không giống nhau.

Vì vậy bài báo nói trên rơi vào một sự ngộ nhận lẽ ra không nên được lặp lại lần nào nữa. Những bài này tuy không có hại bao nhiêu cho những bạn đọc đã có một vốn tri thức vững vàng, nhưng lại có thể gây hiểu lầm cho giới độc giả chưa có đủ những tri thức cơ bản về ngôn ngữ học.

Nguồn: Ngôn ngữ và Đời sống số 11 (121), 2005, tr 38 - 39

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.