Thuốc chống nôn
Các thuốc được dùng làm giảm triệu chứng nôn gồm có:
- Diphenhydraminlà thuốc kháng sinh histamin H1 được dùng để phòng chống nôn do say tàu xe và các nguyên nhân khác như thai nghén, sau phẫu thuật, Có tác giả cho rằng thuốc tác động bằng cách giảm tính nhạy cảm của trung tâm nôn vì thế làm giảm triệu chứng nôn.
Để chống nôn do say tàu xe, người lớn uống từ 1 đến 1 viên rưỡi chứa 90mg điphenhyrmin diacefyllin, có thể lập lại sau 4 - 6 tiếng nếu cần. Do thuốc chỉ có tác động ngừa cơn say tàu xe nên trước khi lên xe phải uống trước nửa giờ. Trẻ em từ 2 - 5 tuổi uống nửa viên. Có thể uống thuốc cùng thức ăn hoặc sữa để làm giảm sự kích ứng của dạ dày. Thuốc gây buồn ngủ, khô miệng. Người bị glaucoma, thì đại tuyến tiền liệt, tắc bàng quang, hẹp môn vị không nên dùng. Không dùng thuốc đồng thời với rượu bia.
Cũng có thể dùng được một kháng histamin H1 khác là cinnarizin, thuốc có tác dụng làm giảm sự kích thích tiền đình, nên phòng chống cảm giác khó chịu, buồn nôn trong say tàu xe.
- Scopolaminlà một hoạt chất triết xuất từ những cây họ cà như cà độc dược. Thuốc có tác dụng liệt đối gíao cảm, dịu hệ thần kinh, chống nôn, giảm buồn nôn. Scopolamin có thể dùng riêng rẽ hay phối hợp với khang H1 để chống nôn do say tàu xe. Hiện có dạng miếng dán lên da (1,5mg), tác dụng trong 72 giờ. Cần dán thuốc ở vùng da khô, sau tai trước khi lên xe 3 giờ. Thuốc gây một số tác dụng phụ: buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, mờ mắt, tiểu khó nhưng nếu chỉ dùng liều nhỏ chống nôn thì rất ít khi gặp triệu chứng này. Thận trọng khi dùng thuốc ở người cao tuổi, bí tiểu, suy tim mạch...không dùng cho người bị glaucoma.
- Metoclopramidchống nôn nhờ kháng dopamin tác động trực tiếp lên trung tâm nôn. Thuốc được dùng để điều trị nôn do đau nửa đầu, do điều trị ung thư bằng thuốc (có tác dụng phụ gây nôn) hoặc nôn do phẫu thuật, ít có tác dụng với nôn khi say tàu xe. Liều để chống nôn thông thường khoang 0,5mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, trẻ dưới 1 tuổi và cân nặng dưới 10kg, dùng 0,1mg/kg/lần, ngày 2 lần để chống nôn sau phẫu thuật hay do hoá trị liệu, dùng dạng tiêm với liều lượng do bác sĩ chỉ định. Thuốc gây buồn ngủ. Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị hen suyễn, cao huyết áp. Không dùng cho người bị động kinh, xuất huyết, dạ dày, tá tràng, tắc ruột...
- Domperidoncũng là thuốc kháng dopamin nhưng không có tác dụng trên những thụ thể dopamin của não nên không có tác dụng thần kinh hoặc hướng tâm thần. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp nôn, buồn nôn, nấc cụt do thuốc, bệnh lý nội tạng hay dạ dày - ruột, sau phẫu thuật, đặc biệt, thuốc dùng trong các bệnh lý nhi khoa chức năng kể cả co thắt môn vị, nôn cghu kỳ...Người lớn 20mg/lần, ngày 3 - 4 lần. Dùng thuốc trước bữa ăn 15 phút. Thuốc có dạng hỗn dịch chứa 1mg/ml rất thích hợp cho trẻ nhỏ, cứ 2,5ml (nửa muỗng cà phê) cho 10kg cân nặng, ngày 3 - 4 lần trước khi ăn.
Trong trường hợp người bệnh bị nôn có kèm tiêu chảy nhiều lần, cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải, dùng một gói Oresol, pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội và cho uống dần từng ít một, mỗi lần khoảng 50ml, không nên cho uống một lúc quá nhiều nước vì có thể làm người bệnh nôn nhiều hơn.
Nôn có thể là do say tàu xe, do tác dụng phụ của một số thuốc, phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cũng là triệu chứng của nhiễm khuẩn tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng, tắc ruột, lồng ruột ở trẻ và đặc biệt là trấn thương sọ não...do vậy, cần phải đi khám bác sĩ ngày nếu người bệnh bị chấn thương hoặc nhức đầu dữ dội mà có nôn ói; hoặc nôn ói kéo dài hơn 3 ngày, kèm lực lả hoặc mất thính lực đột ngột, nhìn mờ, nhìn đôi (song thị: nhìn một thấy hai), nói lắp bắt và khó nuốt, tiêu tiểu không tự chủ. Đối với trẻ nhỏ non ói là triệu chứng cần được lưu ý. Nên đưa bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức khi nôn có kèm theo các triệu chứng: sốt, đi tiêu lỏng nhiều lần, đau bụng quanh rốn và ở bẹn, hố chậu phải, đau bụng có kèm đi tiêu phân coa máu và nhầy nhớt, không thể gập cổ về phía truớc hoặc sợ ánh sáng để chữa trị kịp thời.
Nguồn: Thuốc và sức khoẻ số 290 (15.8.2005).