Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 07/08/2006 23:06 (GMT+7)

Thử tìm hiểu phương ngữ trong câu đố Việt

1.“Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác". [1; 24]

Thật ra, phương ngữ cũng chính là biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân được hình thành trong quá trình lịch sử.

Trong quá trình tìm hiểu câu đố Việt Nam, khảo sát ngót 1.500 câu đố chúng tôi nhận thấy trong các câu đố có rất nhiều từ ngữ đặc trưng cho từng vùng đất nước và muốn giải được câu đố thì nhất thiết người giải phải hiểu nội dung câu đố đề cập đến vấn đề gì, muốn nói gì. Do đó việc giải thích các từ ngữ địa phương (phương ngữ) trong các câu đó là yêu cầu tiên quyết cho việc tiếp cận, tìm hiểu câu đố.

Câu đố là một loại hình văn hóa dân gian có tính giải trí cao, được sản sinh ra trong quá trình lao động, sinh hoạt của nhân dân từng địa phương khác theo phương thức truyền miệng. Do đó có thể thấy rằng bản sắc địa phương - trong đó có phương ngữ, đã để lại nhiều dấu ấn trong chính các văn bản câu đố, cả ở phần lời đố lẫn phần lời giải.

2. Ta có thể dễ dàng tìm thấy các biến thể ngữ âm trong câu đố:

2.1. Biến thể ngữ âm trong phương ngữ Nam Bộ (PNNB)

37. Cây cao ngun ngút, hộtdột lon xon

Nấu ăn thì ngon, nướng ăn không được.

                                                       (Hạt mưa)

- té (nhào). Vần: àu    à    ào

136. Cây chi chi không leo mà té

                                            - Cây nhào (nhàu)

2.2. Biến thể ngữ âm trong phương ngữ Bắc Bộ (PNBB)

- giời (trời). Âm đầu : tràgi

169. Con rắn bắt leo cây thục địa

Ngựa nhà giờiăn cỏ chỉ thiên

Nam nhân đối được nữ hiền theo không.

                                                - Cây trầu không

- rấp (dấp, nhúng) phát âm âm đầu: dàr

585. Một cây mà có năm cành

Rấpnước thì héo, để dành thì tươi.

                                           - Bàn tay

3.Nhưng thể hiện rõ rệt nhất với số lượng lớn nhất là những biến thể từ vựng

3.1. Từ chỉ các đặc sản, đồ vặt, cây cối, con vật… chỉ có ở địa phương. Những từ này sau một quá trình sử dụngsẽ nhập vào ngôn ngữ toàn dân.

* Những loại cây trái của Nam Bộ:

- trái măng cụt:

265. Bằng trang trái cà

Có hoa dưới đít.

- trái sầu riêng

288. Thơ thẩn chỉ có một mình

Chồng con chẳng có, gia đình quạnh hiu.

3.2. Những từ chỉ có một vùng, vùng khác thì gọi khái niệm bằng một từ ngữ khác tương ứng, ví dụ như từ «bậu» (PNNB), là từ nam giới dùng để gọi vợ hay người yêu một cách thân thiết.

954. Ví dầu tình bậumuốn thôi

Bậutheo tiếng dữ cho rồi bậu ra

Bậura cho khỏi tay ta

Kẻ than người khóc rên la ngập trời.

                                                - Trái nổ

Hay «luột sạp» (PNNB)

187. Ruộng đồng thì gió thổi luôn

Khi vui con chị, khi buồn con em

Là câu đố về «rau muống luộc», trong PNNB, muốn (mong muốn) phát âm thành muống (âm cuối nàng) và luộtàluộc (âm cuối tàc), muốn luộtàmuống luộc

( Luột sạp : Hết tất cả, không chừa một cái gì, không trừ một ai (Đại từ điển), mượn ý người đán ông cưới cả cô chị lẫn cô em làm vợ, như các thành ngữ: hoa thơm đánh cả cụm, mít ngon đánh cả xơ, mía ngọt bòn cả vỏ).

- ra phết (có nghĩa là rất nhiều, ta hay nói : « vui ra phết » nghĩa là rất vui, vui lắm) ; từ này chỉ có ở PNNB .

792. Bộ tịch quan anh xấu lạ lùng

Khom lưng uốn gối cả đời cong

Lưỡi to bởi thế ăn ra phết

Cái kiếp chui lòn có thẹn không.

Cái cày

3.3. Biến thể từ vựng còn thể hiện trong trường hợp những sự vật có cả ở hai vùng nhưng cách gọi khác nhau; từ ngữ sử dụng không giống nhau nhưng cùng chỉ một khái niệm (loại này chiếm đa số)

3.3.1. Trong phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Nam Bộ - Trung Bộ (PNNB -TB):

- má (PNNB-TB, có nghĩa là: mẹ)

76. Hồi nào má đẻ con ra

Bây giờ má chết ai mà nuôi con

Cây chuối

- ú (PNNB-TB, có nghĩa là: mập, béo)

33. Quê cha thì ỏ trên trời

Quê mẹ dưới đất xuống chơi phàm trần

Đường đi không phải mỏi chân

Mùa hè thì ú, mùa xuân thì gầy.

(Mưa)

- heo (PNNB-TB, có nghĩa là: lợn)

332. Bốn cột một kèo

Có lọ mắm heo

Mèo bò không tới

Con bò

- xài (PNNB-TB, có nghĩa là: dùng, sử dụng), hòm (PNNB-TB, có nghĩa là: quan tài)

1419. Người xàikhông mua

Người mua không xài, Đố là cái chi ?

- Cái hòm

- nhang (PNNB-TB, có nghĩa là cây hương)

120. Tay bưng quả nếp vô chùa

Thắp nhang lạy Phật xin bùa dưỡng thai

- Cây mãng cầu con

- dòm (PNNB-TB, có nghĩa là nhìn), rầy (PNNB-TB, có nghĩa là la, mắng), xán (PNNB-TB, có nghĩa là ném, liệng)

138. Ai đi ngoài ngõ ngó

Bà tôi đi khỏi hỏi cô tôi rầy

Tới đây thì phải ngồi đây

Mựa đừng rục rịch xáncây lên đầu.

- Cây nín

- bộng (PNNB-TB, có nghĩa là rỗng)

193. Cây suôn đuồn đuột, trăng luột bộng phao.

- cọng hành

-trái thơm (PNNB-TB. có nghĩa là quả dứa)

244. Dầu hư tiếng vẫn thơmhoài

Cả trăm con mắt đố ai thấy đường.

- Trái thơm

386. Thương chồng mang gói thẳng dông

Mẹ kêu mặc mẹthương chồng em theo

- Chim bạc

-Táp (PNNB-TB, có nghĩa là đớp, cắn), nhác/ nhát (PNNB-TB, có nghĩa là sợ)

413. Chèo đò sợ sấu táp chân

Xuống ao sợ đỉa, lên rừng sợ ma

- Chim mỏ nhát

- rạch (PNNB, có nghĩa là lạch nước nhỏ), cù lao (PNNB-TB, có nghĩa là đảo nhỏ), vịt xiêm (PNNB-TB, có nghĩa là con ngan)

417. Dầm son hai má dầm son

Chơi sông chơi rạch, chơi hòn cù lao

- Con vịt xiêm

- đậu (PNNB-TB, có nghĩa là đỗ)

467. Cha truyền con nối

Hành tội người ta

Chẳng đậu thủ khoa

Đậu đầu thiên hạ

- Con chấy

- thưa (PNNB, có nghĩa là: trả lời, đáp)

741. Có cửa mà không có nhà

Có người ngồi đó, gọi mà không thưa

- Cái gương

3.3.2. Trong phương ngữ Trung Bộ (PNTB, chủ yếu là vùng Bắc Trung Bộ):

- trốc (PNTB, có nghĩa là cái đầu)

346.Đố ai mà biết được ta

Chặt đuôi, chặt trốc vẫn là ta thôi.

- Con chồn

435. Cù lân cù lân

Có chân mà không có trốc

Cù lốc cù lốc

Có trốc mà không có chân.

- Con cua và con cá

-rú (PNTB, có nghĩa là núi)

754. Vừa bằng mảnh sành

Chạy quanh hòn rú

- Cái lược

851. Cái chi bằng cái cổ cò

Ăn ba hòn rú chẳng no cái diều

- Cái rựa

-côi (PNTB, có nghĩa là trên)

1314. Nước dưới, lửa côi

Không sôi mà cạn

- Cái đèn

- ngái (PNTB, có nghĩa là xa)

137. Ở gần mà gọi bằng xa

Ở đất ông bà có trái không bông

- Cây ngái

Ngái là một loài cây mọc hoang dại khắp nước ta, thân gỗ cao 5 - 7 m, cành non có nhiều lông ráp, cành già nhẵn, lá to phiến hình bầu dục hay trái xoan, quả loại sung, độc. (Đại từ điển)

-tra (PNTB, có nghĩa là già)

1146. Không cây không trái không hoa

Sinh ra toàn hạt, ăn tra đời người

- Hạt muối

- mai 1(PNTB, có nghĩa là mui thuyền) đồng âm với mai 2(ngày mai)

- mốt (PNTB, có nghĩa là ngày kia), ni (PNTB, có nghĩa là nay)

1386. Bữa ni nắng mai 1khô

Bữa nimưa mai 1ướt

Mai 2mưa mai 1ướt

Mốtmưa mai 1cũng ướt

- Cái mui thuyền

3.3.3. Trong phương ngữ Bắc Bộ:

- thợ rào (PNBB, có nghĩa là thợ rèn)

260. Quả gì năm núi năm khe

Quả gì nứt nẻ như đe thợ rào

- Quả khế, quả na

- bẻm mép (PNBB, nghĩa là : lắm lời, lắm mồm);

- thợ ngợi (PNBB, nghĩa là: thợ cạo, như thợ hớt tóc ngày nay)

546. Dao sắc ghìm trong túi áo nâu

Lang thang chẳng biết phải đi đâu

Tiếng là bẻm mép, không hay nói

Thỉnh thoảng dài hơi cất tiếng: ‘‘đầ…u…u…’’

- Thợ ngợi (cạo đầu)

- cắn (PNBB, nghĩa là sủa)

781. Không tre mà có măng mọc

Không trâu cày mà có tiếng hò reo

Không chó có tiếng cắn theo

Không gà có tiếng ra chiều gọi con

- Cái áo

( Đất sét là cha mẹ chung. Đồ gốm đều gọi là cái : cái bát, cái nồi, cái ấm, …Phương ngữ miền Bắc gọi con gái (nữ nhi) là cái, ví dụ : cái Đào, cái Mơ, cái Huệ…)

3.4 Một số câu đố nói lái dựa trên cơ sở sự phát âm chệch chuẩn của phương ngữ từng vùng, như:

3.4.1. Phương ngữ Nam Bộ có:

- ngón chưng cái (PNNB, phát âm đúng là ngón chân cái)

Bằng ngón chân cái, chai cứng

- Ngón chân cái

Nói lái: chai cứngàchưng cáiàchân cái

Nói lái: trích máiàtrái míchàphương ngữ Nam Bộ đồng nhất vần itàich, nên nói trái míchàtrái mít.

1392. Chiếc xuồng trong ngọn bơi ra

Là xuồng cụt mũi, người ta còn dùng

- Củi mục

3.4.2. Phương ngữ Trung Bộ: cấy (nghĩa là: cái)

Cái chi trong trắng ngoài vàng

Trên cao rụng xuống, rõ ràng có mây?

- Cái mo

Nói lái: có mâyàcấy moàcái mo.

1237. Bằng cấy thùng khi nào cùng mới thấy

Bằng cấy thùng đem ra cúng thầy.

- Cái thùng

Nói lái: cúng thầy, cùng thấyàcấy thùngàcái thùng

4.Từ sự đối sánh các phương ngữ trên với ngôn ngữ chuẩn toàn dân (lấy tiếng Hà Nội làm chuẩn), ta thấy bản thân ngôn ngữ toàn dân thoạt tiên cũng là một phương ngữ (ít sai sót nhất) được chọn làm chuẩn; nhưng từ góc nhìn của những người ở các vùng khác như Trung Bộ và Nam Bộ ít có điều kiện tiếp xúc với các cư dân Bắc Bộ, chỉ sử dụng từ địa phương, không phải ai cũng có thể hiểu được các từ toàn dân vốn là phương ngữ Bắc Bộ. (Thực tế, một số dân cư vùng Nam Bộ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa không thích coi các chương trình truyền hình của VTV vì họ không thể nghe được, hiểu được phát thành viên - người Bắc Bộ-nói gì!)

Một số từ trong các câu đố sau chẳng hạn:

- quả (trái, khác với ‘‘quả’’ ở miền Nam là cái tráp)

80. Có cây mà chẳng có cành

Có quả để dành mà cúng tiên sư.

- Cây cau

- vứt (ném)

117. Eo lưng thắt đáy cổ bồng

Buộc lưng cho chặt vứt sông đại hà

- Bó mạ

-bát (PNNB-TB:cái chén)

Vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng.

- Lỗ chân trâu

Thẹn (PNNB-TB: xấu hổ, mắc cỡ)

729. Bộ tịch quan anh xấu lạ lùng

Khom lưng uốn gối cả đời cong

Lưỡi to bởi thế ăn ra phết

Cái thiếp chui lòn có thẹn không?

- Cái cày

5. Căn cứ vào phương ngữ xuất hiện trong các câu đố đó là từ vùng nào của đất nước ta; tuy nhiên cũng có một số câu đố mà trong đó nhiều phương ngữ cùng song song tồn tại, gây khó khăn cho việc xác định xuất xứ như:

- nhơn ngãi (PNNB, có nghĩa là: người tình), sấu (PNNB đồng nhất âm đầu sàx, nên sấuàxấu)

290. Thân em nghĩ đã đẹp rồi

Ai ngờ thiên hạ chẳng coi ra gì

Lời ăn tiếng nói ngọt ngào

Chanh chua thứ nhất lẽ nào ai ưa

Vậy mà có kẻ say sưa

Yêu em nhơn ngãi sớm trưa mặn mà.

- Trái sấu

- đàng (PNNB, có nghĩa là: đường), vào (PNBB, có nghĩa là: vô)

514. Nhà vàng lại đóng đố vàng

Khách đi qua đàng chẳng dám vào chơi

- Ổ ong vò vẽ

- vô (PNNB, có nghĩa là vào), đọi (PNTB, có nghĩa là cái bát)

534. Nhập nhị, nhập nhị, chị cho em nghe

Đâm vô một cái, thẳng thè lè

Rút ra cái bóc, cho đọi nước chè uống chơi.

- Người thổi kèn

- sắc (PNBB, có nghĩa là: bén)

-trùn (PNNB-TB, có nghĩa là: con giun)

934. Cuốc sắc sánh với cuốc cùn

Rủ nhau lên núi đào trùn đi câu

- Cửu sách (tổ tôm)

__________________

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Châu, 1989 - Tiếng Việt trên các miền đất nước, KHXH

2. Đặng Thanh Hòa, 2005 - Từ điển phương ngữ tiếng Việt, Nxb Đà nẵng

3. Trần Thị Ngọc Lang, 1995 - Phương ngữ Nam Bộ, KHXH.

4. Nguyễn Văn Trung, 1991 - Câu đố Việt Nam, Nxb Tp. HCM.

Nguồn: Ngôn ngữ và Đời sống số 11 (121), 2005, 27 - 30

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.