Thiết lập đồng cỏ chăn thả trong chăn nuôi bò thịt
Ba cách thiết lập đồng cỏ chăn thả.
- Đưa thêm vào bãi chăn thả tự nhiên một số giống cỏ có năng suất và chất lượng tốt hơn (như cỏ Ruzi, cỏ Stylo…) kết hợp với bón phân, chăm sóc và quản lí chăn thả khoa học. Cách này áp dụng cho bãi chăn có chất lượng thảm cỏ trung bình và khá.
- Thay thế hoàn toàn thảm cỏ hiện có bằng trồng mới các giống cỏ năng suất cao chất lượng tốt hơn. Cách này áp dụng cho bãi chăn thả có thảm cỏ chất lượng kém.
- Thiết lập đồng cỏ mới từ chuyển đổi đất trồng cây lương thực, cây nông nghiệp kém hiệu quả. Một ha đồng cỏ chăn thả một năm trung bình thu được 100 tấn cỏ, tương đương 20 tấn cỏ khô, lượng thức ăn này đủ sản xuất ra 2 tấn thịt bò, giá trị khoảng 50 triệu đồng.
Phương pháp nhân giống
Khi trồng mới đồng cỏ chăn thả thì phương pháp gieo hạt là đơn giản hơn cả. Hầu hết các giống cỏ đều cho hạt. Cũng có khi ươm bằng thân (như cỏ ruzi) hoặc trồng bằng chân bụi (như cỏ sả), có khi bứng cây con ra trồng (như cỏ Stylo).
Chọn giống thích hợp
Có rất nhiều giống cỏ khác nhau đã được nghiên cứu ở Việt Nam từ nhiều năm qua. Nhiều giống đã giới thiệu cho các tỉnh từ Bắc đến Nam , tuy vậy chỉ có rất ít giống có thể thoả mãn được các yêu cầu và các điều kiện rất khác biệt nhau giữa các vùng. Sau đây giới một số giống cỏ thảo và cỏ đậu thích hợp với điều kiện nhất định:
Brachiaria brizanlha (Signal grass):cho vùng ít mưa, đất chua nhẹ, xen cỏ đậu.
Brachiaria decumbens:thích nghi rộng với điều kiện khí hậu và đất đai.
Brachiaria milliformis: chịu râm, trồng dưới tán cây
Brachiara mulica ( Paragrass, Watter grass):cho vùng ngập nước, đất chua.
Brachiara ruziziensis (Ruzi grass):cho vùng có lượng mưa cao, đất thoát nước tốt.
Brachiara humidicola:cho đất dốc, nghèo dinh dưỡng, ngập nước tạm thời.
Digitaria decubens (Pangola grass):cho vùng hạn, đất xấu.
Paspalum plicatulum và Paspalum alratum:vùng ngập nước, đất chua.
Penisetum clandeslinum (Kikuy grass)và Paspalum:cho vùng lạnh, cao nhiều mưa.
Panicum maximum ( Guinea và Hamil grass; co Sas):cho vùng khô hạn, đất tốt. Xen cỏ đậu.
Penisetum purpureum (King grass; cỏ Voi): cho vùng đủ ẩm không ngập úng, đất tốt.
Setari sphacelala:cho vùng lạnh, đất xấu, ngập úng tạm thời.
Centrocenma pttbescens(đậu bướm): cho vùng có lượng mưa cao (từ 1250 mm), chịu đất chua, chịu bóng râm, ngập úng tạm thời. Trồng xen cỏ thảo.
Desmodium intortum( Greellleaf; cỏ xoăn): cho vùng có lượng mưa từ 1100 mm, chịu lạnh, dễ bị sâu bệnh.
Gliricidia maculala(cây cọc rào): chịu hạn. Trồng làm hàng rào, trên đường phân lô đồng cỏ chăn thả.
Leucaena leucoceplila(keo dậu): chịu hạn, nơi có lượng mưa 750 mm, đất thoát nước tốt, trồng trên lô đồng cỏ, làm hàng rào.
Stylosanlhes guyanensis: chịu lạnh, lượng mưa 700 – 1000 mm, chịu giẫm đạp.
Slylosanlhes liamala: cho vùng khô hạn, đất thoát nước tốt, đất nghèo dinh dưỡng, chịu giẫm đạp khi chăn thả. Thích hợp cho trồng xen cỏ thảo để chăn thả.
Slylosanlhes liamala(lá nhỏ, phát triển chậm) thích hợp với nhiều loại đất, chịu bóng râm, chịu giẫm đạp.
Slylosanlhes liamala: cây lâu năm, thân bụi, gỗ, thích hợp với nhiều loại đất trên cả đất sét nặng và trong điều kiện khắc nghiệt. Trồng xen với cỏ thảo cho chăn thả.
Làm đất gieo hạt
Phần lớn các loại hạt cỏ đều rất nhỏ. Cây non mọc từ hạt rất chậm và yếu vì thế khâu làm đất có ý nghĩa quan trọng đầu tiên đến sự thành công của đồng cỏ. Hạt cỏ càng nhỏ thì làm đất càng phải kĩ và mịn hơn. Ở những ruộng bừa không kĩ, khi gieo hạt, nhiều hạt rơi xuống kẽ sâu bị mưa chôn vùi sâu dưới khe đất không mọc được. Đất phải cày bừa nhiều lần cho tơi mịn và diệt cỏ dại, mặt ruộng phải gạt cho phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa. Ruộng rộng thì tạo thành các băng, mỗi băng rộng 15 – 20 m giữa các băng phải có rãnh thoát nước. Đối vơi khu đất có độ dốc lớn khi làm đất mịn sẽ gặp rủi ro dễ bị rửa trôi xói mòn vào mùa mưa. Trồng bằng thân, bụi không cần làm đất kĩ như khi gieo hạt.
Bón phân
Phân tích hoá học của đất cho ta căn cứ để lựa chọn giống cỏ trồng và tình trạng thiếu hụt những chất dinh dưỡng chủ yếu. Khi bón phân cần tham khảo các chuyên gia về đất và kinh nghiệm địa phương để lựa chọn chủng loại phân bón và số lượng thích hợp. Các giống cỏ khác nhau thì khác nhau về khả năng thu nhận chất dinh dưỡng từ đất và sự đáp ứng với chất dinh dưỡng được cung cấp. Đất của chúng ta thường thiếu hụt ba nguyên tố dinh dưỡng chính là Nitrogen (N) Phosphorus (P) và Potassium (K) vì vậy cần bón lót cho đất trước khi trồng. Cung cấp N dưới dạng phân đạm (sulphát amonium) urea. Cung cấp P dưới dạng Supe lân (superphosphate) và K dưới dạng KCL (Potassium Chloride). P cần cho mọi giống cỏ nhất là cỏ họ đậu. Đất quá chua phải bón thêm vôi hoặc Dolomite để cho pH đất đạt yêu cầu mong muốn. Có điều kiện thì bón lót thêm phân chuồng để cải thiện kết cấu của đất.
Chuẩn bị hạt trước khi gieo
Kiểm tra chất lượng hạt trước khi gieo thẳng qua 3 yếu tố:
- Hạt phải mẩy đều, tỷ lệ hạt lép, hạt lửng ít, đồng nhất không lẫn tạp các giống khác và hạt cỏ dại.
- Thử tỷ lệ nảy mầm của hạt trong một thời gian nhất định (2 – 3 tuần) dưới điều kiện chuẩn (đủ ẩm). Công việc này có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc trong vườn ươm. Tỷ lệ nảy mầm đối với cỏ Guinea là 35%, cỏ Paspalum 50%, cỏ Signal 30%, cỏ Stylo 50% là hạt giống có chất lượng tốt. Tỷ lệ nảy mầm thấp thì phải tăng số lượng hạt cần gieo cho 1 ha.
Hạt cỏ phải sạch bệnh, hạt được thu hoạch ở những ruộng cỏ giống không có sâu bệnh.
Xử lý hạt trước khi gieo
Những hạt vừa mới thu hoạch thường không nảy mầm. Hạt của một số giống cỏ có thời gian ngủ, chúng sẽ không nảy mầm cùng với mùa mà chúng được thu hoạch. Thời gian ngủ kéo dài từ 3 – 6 tháng. Trong thời gian này tỷ lệ nảy mầm tăng dần theo thời gian sau đó lại giảm. Hạt cỏ thu hoạch vụ này thì sử dụng để gieo vào vụ sau. Bảo quản lâu tỷ lệ nảy mầm giảm, chúng sẽ hư hỏng rất nhanh trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ cao và ẩm độ cao. Đối với hạt đã bảo quản qua một năm trước khi gieo phải kiểm tra độ nảy mầm. Hạt của nhiều giống cỏ họ đậu không nảy mầm vì có lớp vỏ cứng. Trong sản xuất ta có thể xử lí vỏ cứng bằng nhiệt (như ngâm hạt Bình linh với nước nóng 80 0C trong 4 phút hoặc ở 100 0C trong 4 giây) hoặc cơ học như là sát cho bể vỏ ngoài. Cũng có thể gieo trước cho hạt nằm trong đất 4 – 6 tuần trước khi mùa mưa bắt đầu.
Phương pháp gieo hạt
Thời điểm gieo hạt tốt nhất là vào đầu mùa mưa, khi có một vài trận mưa nhỏ đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm. Hạt cỏ rất nhỏ, chúng cần được liên kết chặt vào đất ẩm mới có thể nảy mầm vì vậy không nên gieo vào ngày nắng lớn hay mưa to. Hạt cỏ quá nhỏ bé và mong manh, nếu chúng bị vùi lấp sâu trong đất thì cây con sẽ chết do hết chất dự trữ trước khi thân chúng kịp nhô lên khỏi mặt đất để tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Yêu cầu hạt có phải được vùi sâu 1 - 1,25 cm dưới lớp đất mịn. Hạt cỏ lớn (như hạt cỏ Ruzi) có thể lấp sâu hơn, tuỳ thuộc vào độ ẩm của đất. Nghiên cứu cho thấy sự mất hạt có nguyên nhân chính là hạt bị vùi quá sâu trong đất. Làm đất xong phải trồng ngay để hạn chế tối đa sự phát triển của cỏ dại. Do vậy việc làm đất phải nhằm vào thời tiết thích hợp sao cho khi trồng có những trận mưa nhẹ, đủ duy trì độ ẩm của đất, sẽ tốt hơn khi có mưa lớn hoặc không có mưa.
Có thể gieo hạt trong vườn ươm (như gieo mạ) sau khi cỏ mọc cao 15 – 20 cm thì đánh ra ruộng trồng như trồng lúa. Có thể gieo trực tiếp trên ruộng. Khi gieo hạt cũng nên gieo theo hàng, không nên vãi tràn trên mặt ruộng. Gieo thành hàng thì sau này nhận diện cây cỏ, chăm sóc và làm cỏ dại dễ dàng hơn.
Chăm sóc đồng cỏ sau khi trồng là phải chú ý làm sạch cỏ dại, trồng dặm chỗ mất và khi cần bón thúc phân urê cho cỏ mọc thành thảm đều.
Chăn thả lần đầu
Thời gian từ khi thiết lập đồng cỏ đến khi chăn thả lần đầu phụ thuộc vào loại cỏ và phương pháp nhân giống. Cỏ họ đậu phát triển chậm hơn cỏ hoà thảo, gieo bằng hạt chậm hơn trồng bằng hom, bụi. Cỏ thảo trồng hom thì 2 - 3 tháng, cỏ đậu trồng hạt có thể kéo dài đến 4 - 5 tháng mới thu hoạch lứa đầu. Theo kinh nghiệm thì lần đầu tiên nên cắt lần sau mới đưa bò vào chăn thả.
Quản lí đồng cỏ chăn thả
Chi phí trồng mới đồng cỏ là một đầu tư tốn kém. Chúng ta phải quản lí đồng cỏ thật tốt để có sản lượng ổn định và duy trì đồng cỏ trong nhiều năm. Nội dung chính của quản lí đồng cỏ là sử dụng hiệu quả nhất đồng cỏ mà không để cỏ già lãng phí và duy trì được những giống cỏ chất lượng cao trên đồng cỏ.
Chất lượng đồng cỏ chăn thả phụ thuộc vào giống cỏ, lượng mưa, dinh dưỡng trong đất, khoảng cách chăn thả, thời gian và số lượng gia súc chăn thả trên đồng cỏ.
Số lượng chất xanh của cỏ tăng theo thời gian nhưng tỷ lệ tiêu hoá chất dinh dưỡng cũng như hàm lượng protein của cỏ sẽ giảm. Do đó để con vật thu nhận được tối đa chất dinh dưỡng thì cỏ phải được cắt hoặc chăn thả trước khi chúng già cứng. Vì mỗi loại cỏ có thời gian và tốc độ sinh trưởng khác nhau nên cần căn cứ vào hiện trạng của thảm cỏ để quyết định khoảng cách chăn thả, thời gian chăn thả và tính toán số bò chăn thả trên một diện tích đồng cỏ.
Mật độ gia súc chăn thả cao thì sự giẫm đạp của gia súc lên cỏ làm mất đi số lượng cỏ và giảm chất lượng thảm cỏ. Số gia súc chăn thả trên đồng cỏ ít thì ăn không hết cỏ già lãng phí. Có thể dựa vào số lượng lá và màu xanh lá trên thảm cỏ để biết mức độ chăn thả là nặng (không còn lá xanh) hay nhẹ (còn quá nhiều lá già và thân) để điều chỉnh mật độ gia súc cho phù hợp.
Đồng cỏ chăn thả hỗn hợp thảo đậu
Đối với đồng cỏ hỗn hợp cỏ thảo và đậu thì việc duy trì cỏ đậu để cân bằng hàm lượng protein của thức ăn là rất quan trọnh. Để đạt được điều này cần chú ý đến chế độ bón phân và quản lí chăn thả. Bón nhiều N (phân urea) cỏ thảo mọc nhanh hơn sẽ lấn át và che lấp cỏ đậu. Chăn thả nặng cỏ đậu bị gặm cụt sát đất không có cơ hội tái sinh và không có cơ hội ra hoa kết trái. Để duy trì tỷ lệ cỏ thảo đậu trên đồng cỏ hỗn hợp cần chọn những giống cỏ thảo sinh trưởng chậm, ít tán che. Không bón nhiều N, bón đủ phân P và K để thúc đẩy sự sinh trưởng của cỏ đậu và kết hợp với chăn thả vừa phải.