Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 11/05/2011 21:32 (GMT+7)

Thay van tin nhân tạo

Các loại van tim nhân tạo dùng để thay thế

Khi các van tim bị hư không đảm bảo được chức năng người ta xem xét đến khả năng phẫu thuật chỉnh sửa hoặc thay van tim nhân tạo. Trong các van tim thì van 2 lá và van động mạch chủ quan trọng hơn cả nên thường được chỉ định phẫu thuật. Người ta ưu tiên cho việc sửa chữa các hư hỏng của van làm van hẹp hoặc hở van. Tuy nhiên, trong những trường hợp tổn thương van do thấp tim, viêm nội tâm mạc hoặc tổn thương phức tạp (xơ hóa, co rút lá van, vôi hóa nhiều…) thì được chỉ định thay van tim. Chỉnh sửa van tim là một phẫu thuật an toàn hơn thay van (tử vong do mổ ít hơn), tỉ lệ sống còn lâu dài tốt, không cần dùng thuốc kháng đông, chức năng tim cũng tốt hơn. Theo ước tính, mỗi năm ở Hoa Kỳ có đến 60.000 trường hợp phải thay van tim, việc thay van giúp giảm tỉ lệ tử vong cho các bệnh nhân van tim nhưng lại làm tăng chi phí điều trị.

Van tim nhân tạo có hai nhóm: van cơ học và van sinh học. Nhóm van cơ học phát triển mạnh trong mấy chục năm đi đôi với tiến bộ trong hồi sức và phẫu thuật.

Van tim nhân tạo cơ học được thay cho bệnh nhân lần đầu tiên vào năm 1952, cho đến ngày nay đã có 30 thiết kế van được đưa ra. Van tim được thiết kế phù hợp với những yêu cầu đặc biệt về dòng máu qua các buồng tim khác nhau với việc tạo áp lực mạnh ở trung tâm và giảm tạo cục máu đông. Van bi được thiết kế sớm nhất với việc dùng một hòn bi trong một lồng, cho phép máu chảy qua xung quanh viên bi, khác với sinh lý bình thường của tim là máu chảy ở trung tâm. Năm 1979, một dạng van cơ học mới được giới thiệu, giống van hai lá, bao gồm hai van bán nguyệt được gắn trên hai bản lề làm bằng carbon nên dẻo dai hơn và phù hợp sinh học hơn. Lá van mở hoàn toàn cho dòng máu chảy qua nhưng đóng không kín nên vẫn chưa được xem là van lý tưởng. Ưu điểm của van cơ học là dùng lâu dài, thường được sử dụng cho người trẻ nhưng nhược điểm lớn là làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông. Cục máu đông tạo thành từ van tim sẽ tách ra di chuyển trong dòng máu gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử cơ quan… nên phải dùng kháng đông ở phụ nữ có thai sẽ gây dị dạng thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu.

Nhóm van tim sinh học được chia ra hai nhóm: van tim đồng loài (người) và dị loài (heo hoặc bò). Đối với van đồng loài, có kỹ thuật ghép van tự thân (lấy van ở vị trí khác ghép cho van tổn thương) và ghép van từ người hiến tạng. Van sinh học đồng loài có độ bệnh cao hơn dị loài, chênh áp qua van thấp nhất so với các van sinh học khác nhưng theo các chuyên gia thì sau 20 năm chỉ có 10% van còn hoạt động tốt. Các van sinh học dị loài sẽ được gắn trên các giá đỡ kim loại (thường là hợp kim cobalt – nickel) để tạo hình dáng cho van.

Theo dõi những người mang van tim nhân tạo

Thay van tim nhân tạo giúp cải thiện chức năng của tim nhưng phẫu thuật này cũng mang đến nhiều nguy cơ. Bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi khám bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải nghe tim và xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá hoạt động của van tim nhân tạo: dòng chảy, tình trạng hẹp hoặc hở van, chênh áp qua van… đồng thời cũng phát hiện biến chứng và xử lý kịp thời.

Các biến chứng có thể gặp khi mang van tim nhân tạo gồm: rối loạn nhịp tim (một nửa bệnh nhân thay van có rung nhĩ sau mổ), viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tan máu do van nhân tạo (hiếm gặp ở van sinh học), huyết khối, tăng sinh nội mạc phủ van tim nhân tạo gây tắc van tim nhân tạo, các hỏng hóc cơ học của van… Sau mổ thay van, cần phải theo dõi sát để điều chỉnh thuốc kháng đông có hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Đối với những người mang van tim nhân tạo, khi có bất cứ vấn đề nào liên quan đến tim phải được chuyển gấp đến trung tâm phẫu thuật tim. Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bị suy van nhân tạo cấp có liên quan trực tiếp đến việc chậm trễ phẫu thuật chỉnh sửa lại van. Khi làm bất cứ thủ thuật xâm lấn nào cũng phải dùng kháng sinh dự phòng để tránh nhiễm trùng huyết (gây viêm nội mạc van nhân tạo), chẳng hạn: thực hiện thủ thuật răng miệng, thủ thuật soi hô hấp, thủ thuật xơ hóa tĩnh mạch thực quản, thủ thuật đường tiêu hóa, tiết niệu sinh dục…

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.