Thành tựu ghép gan thế giới và Việt Nam
Năm 1980, ở Trung Quốc GS Hoàng Diệu Huyền thực hiện thành công 2 ca ghép gan. Ở Australia, Brazil , Nhật đã thử nghiệm lấy một phần gan từ người còn sống có liên hệ cha mẹ để ghép cho bệnh nhân, nhưng đều thất bại.
Năm 1984, ở Strasbourg, Pháp, GS Daniel Jaeck và Philippe Wolf đã ghép gan tạm thời cho một bé trai 4 tuổi bị viêm gan nặng, nhưng một số tế bào gan còn lành. Cậu được ghép một gan phụ. Ba tháng sau gan cậu bé tái tạo, gan phụ được lấy ra. Trên thế giới đã có 8 người được áp dụng kỹ thuật này, nhưng đa số là người lớn vì khoang bụng đủ rộng để chứa gan phụ.
Năm 1985, ở Mỹ, nhà phẫu thuật tiên phong về ghép gan Thomas. E. Starzl lại thành công với ca ghép cùng lúc gan và tim đầu tiên trên thế giới cho một bé gái 6 tuổi Stommy Jones. Ở Anh, người đầu tiên được ghép gan vào năm 1985 là chị Yvonne Monro. Năm 1988 chị có thai và sinh ra một bé trai an toàn.
Năm 1987, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra dung dịch UW Lactobionat giúp bảo quản gan tối đa được 9,5 giờ. 70% các ca ghép gan thành công.
Tháng 5 - 1987, BS Henri Bismuth, bệnh viện Paul Brousse đã có sáng kiến dùng một lá gan người chết ở Berne, Thuỵ Sĩ, để ghép cho hai bệnh nhân ở Pháp. Kết quả một người sống được 20 ngày, người còn lại hoàn toàn mạnh khoẻ. Theo BS Bismuth, người sống có thể cho bớt một phần gan mà vẫn khoẻ mạnh, vì gan tự tái tạo trong hai tháng.
Năm 1989, BS Thomas. E. Starzl và một người khác ở Pháp là BS Alain Carpentier đã thành công trong ca phẫu thuật ghép gan cùng với 2 tạng khác cho một bệnh nhân.
Cho đến lúc đó, gan ghép đều lấy từ người chết. Đến cuối năm 1989, các nhà phẫu thuật bắt đầu dùng gan người sống để ghép. Ngày 27 - 11 - 1989, BS Christopher Broelssh ở Mỹ đã cắt 500 g gan của bà Teresa Smith đem ghép thành công cho con gái bà.
Năm 1990, một triển vọng mới cho ngành ghép gan. BS J. Yacondi đã thử nghiệm ghép mô gan người vào gan chuột và phát triển được một lá gan có chức năng như gan người.
Kỹ thuật ghép gan ngày càng tiến bộ, gan người hiến tặng trở nên khan hiếm. Các nhà phẫu thuật hướng tìm về nguồn tạng động vật. Ngày 28 - 6 - 1992, BS Thomas E. Starzl cùng BS John Funy ở Đại học Pittburg, Mỹ đã dùng gan khỉ đầu chó để ghép cho một nam bệnh nhân nhưng thất bại.
Năm 1994, các nhà khoa học tiến hành hàng loạt các thử nghiệm, ở mức độ tế bào, hy vọng sẽ có thể ghép tế bào gan lành mạnh để thay thế các tế bào hư hỏng.
Tháng 8 - 1994, bệnh viện số một thành phố Thiên Tân, Trung Quốc công bố, bệnh nhân được ghép gan Triệu Chấn Hải đã sống được quá 94 ngày. Đây là bệnh nhân được ghép gan sống lâu nhất ở Trung Quốc trong 68 ca ghép gan từ năm 1980 đến 1992.
Năm 1995, Christopher Brohl ở Hambourg Đức tìm ra cách ổn định phương pháp mà BS Henri Bismuth áp dụng năm 1987. Ông chỉ ghép cho bệnh nhân một nửa lá gan còn lại dành ghép cho bệnh nhân khác.
Trong khi chờ được ghép gan, bệnh nhân rất cần gan nhân tạo để sống. Đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu tìm các thiết bị và biện pháp thay thế chức năng gan, trong đó có việc nuôi lợn chuyển gen để lấy tạng. Ngày 3 - 9 - 1997, BS Marlon Levy, Đại học Taylor, dùng gan lợn của công ty Nextran để ghép cho Robert Penmington ở Dallas Mỹ. Ca ghép được đánh giá là thành công, nhưng không rõ bệnh nhân sống được bao lâu.
Mahenzie 4 tuổi, ở Iowa (Mỹ), là bệnh nhân nhỏ tuổi đầu tiên được ghép gan năm 1998. Năm 2002, bệnh viện Henri Mondor, Pháp đã thành công trong phẫu thuật lấu gan người hiến tặng qua nội soi. Tính đến 1996, thế giới đã thực hiện được 25.000 ca ghép gan.
Ở Việt Nam , năm 2001, tiếp nhận kỹ thuật ghép gan của giáo sư Đài Loan Chao Ling Chen. Sau đó là các ca ghép gan ở bệnh viện Việt Đức 2 - 7 - 2007…
Tuy với cơ sở và số ca ghép gan còn kiêm nhường, nhưng với trí tuệ Việt Nam , ngành ghép gan của chúng ta từng bước tiến dần theo thế giới.