Tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng ngày 30-4-1975
Đây là tình huống quá bất ngờ, tôi nghĩ dù sao tránh né cũng vô ích. Cần phải tìm hiểu cụ thể. H3 xuống phòng khách để kiểm tra 2 người ấy là ai, tại sao biết anh Sáu Trí ở đây, gặp anh Sáu Trí để làm gì.
Một lát sau, H3 trở lên và báo cáo cho tôi biết: 2 người khách không quen nhưng không lạ, đều quen biết với nhau, đến đây vì nghĩa lớn, không có gì nguy hiểm.
Đó là anh Tô Văn Cang, một trí thức yêu nước, công tác tình báo trong lưới tình báo của anh Đinh Sơn Đường (tức Hai Thắng) cụm A24, từ đầu năm 1973. Anh có một con trai tên là Hòa thoát ly theo giải phóng quân, cùng đi với anh là kỹ sư Lê Văn Giàu cơ sở trí vận.Anh Cang đến đây là do Nội các Dương Văn Minh nhờ anhđi tìm một đại diện của Ủy ban Mặt trận Giải phóng cấp Trung ương... để thương lượng. AnhCang biết tôi có mặt ở Sài Gònlà do tiết lộ của anh Hai Thắng.
Thấy việc tôi có mặt ở Sài Gòn đã lộ trong nội bộ của ngành và diễn biến hợp lý của việc lộ này, không có hiện tượngphức tạp, tôi đồng ý với H3xuống nhà khách gặp mặt anh Tô Văn Cang.
Khi thấy tôi anh Cang đứng dậy chào và tự giới thiệu là cán bộ của cụm A24 và là cha ruột của một chiến sĩ tình báo công tác tại A24, anh xin lỗi tôi vìđã vi phạm nguyên tắc bí mật,đường đột đến tìm tôi tại chỗ ởriêng. Anh đến gặp tôi vì có một việc quan trọng ông Dương VănMinh nhờ.
Tuyrấtbất ngờ, tôi vẫnbình tĩnh nghe anh nói. AnhCang nói tiếp: anh Cang làbạn thân của anh Nguyễn Văn Diệp (Diệp là Bộ trưởng Bộ Tiếpthương trong Nội các Dương Văn Minh, trước kia Diệp là Giám đốc Việt Nam ngân hàng) Dương Văn Minh muốn bố trí gặp người đại diện cấp cao của Chính phủ cách mạng lâm thời, nên Diệp nhờ anh Cang đi tìm người đại diện này.
Anh Cang giải thích sự việc tướng Minh tìm gặp người của ta, Nội các Dương Văn Minh chia làm 2 phe, một phe chịu thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giảiphóng để kết thúc chiến tranh vớibất cứ giá nào, phe thứ 2 do đám cóng giáo cầm đầu mà người đại diện là Nguyễn Bảo Kiêm quyết không nhân nhượng, quyết tứ thủ Sài Gòn, cố gắng kéo dài chiến tranh thêm một thời gian nữa sẽ có giải pháp có lợi cho Việt Nam Cộng hòa. Phe chủ hòa có Diệp cầm đầu có ảnh hưởng đến Dương Văn Minh muốn tìm gặp đại diện của Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namđể xin ý kiến xử trí trong bối cảnhcăng thẳng này.
Tôi trả lời anh Tô Văn Cang, tôi không có tư cách đại diện cách mạng để gặp gỡ bất cứ ai. Tôi vào Sài Gòn vì việc riêng của tôi. Chính phủ Dương Văn Minh muốn gặp Chinh phủ Cách mạnglâm thời thì đếncơquan 4 bên tạiTân Sơn Nhất ở đó luôn luôn có người thường trực.
Anh Tô Văn Cang truyền đạt câu hỏi thứ 2 của anh Diệp đề nghị tôi giúp ý kiến trong hoàn cảnhbức bách trước mắt anh Diệp và Nội các Dương Văn Minh nênxử trí như thế nào.
Xử trí ra sao đối với đất nước trong hoàn cảnh phức tạp và khẩn trương? Tôi trả lời, tôi đề nghị anh Diệp nói lại với tướng Minh.
Đại tướng Minh là nhà quân sự có thừa khả năng để đánh giá tìnhthế trước mắt của thủ đô Sài Gònđang bị các quân đoàn của quân Giải phóng bao vây, nhân dân Sài Gòn sẵn sàng xuống đường để khởi nghĩa, pháo binh Việt Nam sẵn sàng dập tắt mọi sự đề kháng và đã bắn cảnh cáo vào phi trường Tân Sơn Nhất. Quân đội Sài Gòn không còn lực lượng để chống đỡ.
Mỹ đã rút quân do bị thất bạivà bị áp lực của phong trào phản chiến ở Mỹ, Mỹ không thể đưaquân trở lại và cũng không cònthì giờ tiếp cứu Sài Gòn. Các ông đừng ảo tưởng vì sự cứu viện củaMỹ cũng như của bất cứ cườngquốc nào.
Quân dân Việt Nam sẽ đập tan mọi sự đề kháng. Sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn được tính từng ngày, từng giờ.
Chính phủ Dương Văn Minh không còn thái độ nào khác vừa có lợi lớn, vừa hợp đạo lý là chấp nhận đầu hàng vô điều kiện như lời kêu gọi của Chính phủ cách mạng lâm thời đã loan báo trên các Đài Phát thanh.
Nếu hành động khác để kéo dàichiến tranh, chính quyền Sài Gòncũng sẽ sụp đổ. Thời gian không lâu, có thể tính từng ngày, nhưng sự kéo dài ấy sẽ gây tác hại lớn không lường được, đồng bào thànhphố sẽ thương vong nhiều, thànhphố Sài Gòn sẽ đổ nát. Hậu quả đau thương này, Nội các Dương Văn Minh nếu chọn giải pháp tử thủ Sài Gòn, sẽ phải chịu tráchnhiệm trước lịch sử, trước nhândân và trước lương tâm. Nhân dân sẽ không dung thứ thái độ vô trách nhiệm đó.
Đại tướng Dương Văn Minh là người thức thời thấy rõ tình thế thực tế để chọn thái độ khôn ngoan, đúng đắn, không phạm sai lầm không cứu vãn được lúc cuối đời. Đầu hàng ngay và đầu hàng vô điều kiện là thái độ có trách nhiệm trước sinh mạng của nhân dân Sài Gòn. Anh Cang đề nghị tôi nhắc lại lời phát biểu của tôi.Anh Cang chân thành cám ơn tôivề sự gặpgỡnày và những lời anhnói chân tình, tâm huyết.
Anh Cang làm được việc tác động đến Dương Văn Minh thôngqua Nguyễn Văn Diệp, Tổng trưởng Tiếp thương và NguyễnĐình Đầu là một trí thức có nhiềuảnh hưởng đối với Dương Văn Minh để nội các sớm đầu hàng, để ta giải phóng Sài Gòn đượcnguyên vẹn.
Anh Cang đã phản ánh nguyên văn ý kiến của tôi đến anh Diệp. Diệp nói lại với bộ ba Minh, Huyền, Mẫu. Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng Tham mưu trưởng của Nội các Dương Văn Minh sửdụng công xa, cắm cờ tổng thổngvào tìm anh Tô Văn Cang tại nhàở Hòa Bình và 11 giờ ngày 29-4, nhờ đưa đường vào gặp đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Anh Cang dẫn họ đi để họ tai nghe, mắt thấy, trực tiếp với người có thẩm quyền của cách mạng để họ không có ảo tưởng và nhanh chóng đầu hàng.
Anh Cang và đoàn của tướngHạnh theo đường Lê Văn Duyệt vào trại Hoàng Hoa Thám để tìmđến Camp Davis, nơi ở của phái đoàn ta. Bọn lính dù còn giữ khu vực này, không cho phép bất cứai tiếp cận Camp Davis. NguyễnVăn Diệp phải đưa ra công lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh,tên chỉ huy mới cấp một xe jeepvà một lính dù lái đưa vào chỗ Camp Davis. Cửa Camp Davis khóa chặt, người bên trong trả lời không tiếp ai cả.
Anh Cang đến sát cửa nói nhỏ,anh Cang là cán bộ của tướng BaTrần, đại úy Tài mới mở cổng vàmời vào văn phòng dã chiến, mời đoàn anh Cang ăn chuối do bộ đội trồng. Sau khi vào trong xin chỉ thị, trở ra, đại úy Tài phổ biến cho đoàn anh Cang, có chuẩn tướngHạnh, Bộ trưởng Diệp và anh Đầu là “không tiếp đại diện, cũngkhông có chủ trương nào khác là đầu hàng vô điều kiện”.
Sau khi thảo luận với anh Diệp, đoàn có sáng kiến đề nghị với Mặt trận xem Chính phủ Dương Văn Minh chịu đầu hàng vô điều kiện nếu chiều ngày 29-4, lúc 16 giờ Phó Tổng thống Huyền lên Đài Phát thanh tuyên bố “sẵn sàng thương thuyết hòa bình với Mặt trận”, phải tuyên bố như vậy vì Mỹ và bọn ngụy hiếu chiến chưa rút hết.
Sáng ngày 30-4-1975, anh Tô Văn Cang liên lạc bằng điện thoại với tổng trưởng Diệp và anh Đầu. Diệp cho biết được mời vào Dinh Độc Lập, vẫn còn nhiều tên trong phe chủ chiến muốn ra mắt nội các Vũ Văn Mẫu lúc 10 giờ sáng. Anh Cang thuyết phục anh Diệp: Sắp chết đến nơi rồi mà còn ngồi chia ghế. Anh loan báo tin quân Giải phóng đã đánh tới ngã tư Bình Hòa rồi, đầu hàng ngay đi kẻo chết hết ngay bây giờ.
Khoảng 8 giờ 30 phút, Nguyễn Đình Đầu điện thoại cho anh Cang báo tin mừng là Dương Văn Minh chịu đầu hàng vô điều kiện.
Diệp gọi điện thoại mời anh Cang vào Dinh Độc Lập tổ chức đón tiếp Mặt trận, bảo vào cửa hông (đường Nguyễn Du) sẽ có anh Diệp đón tại đó.
Anh Cang liền đi tìm anh Giàu lái xe vào Dinh Độc Lập, nhưng đến cầu Bông bị cảnh sát ngụy chặn lại không cho vào nội thành, nên phải chạy ra ngã tư hàng xanh, đến ngã tư xa lộ, gặp đoàn xe thiết giáp của ta từ hướng cầu Sài Gòn chạy đến ngã tư xa lộ, đang lúng túng chưa biết đi đường nào. Anh Cang xuất hiện chào xe đi đầu bảo đoàn xe chạy theo anh, đi đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Đến ngã ba Thị Nghè, thì thoáng thấy xe tăng án ngữ cầu ThịNghè, xe thiết giáp ta bắn thẳng mấy phát, xe tăng địch cháy nằm giữa đầu cầu. Đoàn xe thiết giáp củara rẽ trái trước sở thú để ra đại lộ Lê Duẩn và chạy thẳng vào Dinh Độc Lập, tuôn vào sân sau khi húc ngã cửa cổng sắt chính, nổ súng báo hiệu vang trời.
Anh Cang và anh Giàu lái xe vào dinh ngả hông (đường Nguyễn Du) vào đậu xe trước thềm bậcthang mặt Dinh Độc Lập, nhảyxuống chạy vào dinh, lúc đó 2 chiến sĩ ta có 2 cờ giải phóng nhỏ vào đại sảnh giữa, rồi mượn thanggiữa chạy lên lầu 1.
Anh Cang vào đại sảnh, lúc ấybộ đội đang vây nhóm Dương Văn Minh, Mẫu và Hạnh.
Anh Cang đi lại đứng sát Diệpvà Minh. Đồng chí chỉ huy thiết giáp la lớn “không có bàn giao gì hết, tất cả xếp hàng lại, nhanh lên”.
Anh Cang giơ tay xin nói thìbị gạt luôn và bị la: xếp hàng lại.
Anh Cangcố gắngnói: tôi là người của Mặt trận, Đoàn 22,của tướng Ba Trần, bộ đội tiền phương.
Một đồng chí bộ đội nón cối cóhuy hiệu sao vàng hỏi: “Anh muốn gì nào?”. Anh Cang lập tức trả lời: “Tôi muốn các anh áp dụng chính sách đối với hàng binh. Các đồng chí bận hành quân nên không nghe lời tuyên bố đầu hàng củaDương Văn Minh vào lúc 9 giờ 30sáng. Tôi bảo đảm có tuyên bố rồi,bằng cớ là khi các đồng chí vàoDinh Độc Lập, không có ai chống cự. Tất cả đều sẵn sàng đón bộ đội vào”.
“Tôi đề nghị áp dụng chính sách hàng binh, chứ không phảitù binh. Đối với tù binh, cầm súng, chống cự, thì bắt nhốt và đối xử nhân đạo nghĩa là cho ăn uống. Đôi với hàng binh thì phải đối xử tử tế”.
Đồng chí thiết giáp yêu cầu anh im, giữ kỷ luật, phải trật tự, xin mời vào phòng và đóng cửa lại.
Vào phòng, đồng chí thiết giáp bắt tay tướng Dương Văn Minh và nói: nhân danh Quân đội Nhân dân, tôi xin tiếp thu Dinh Độc Lập.
Tướng Minh chậm rãi nói:
- Nhân danh tôi và các bạn hữu, xin có lời khen các anh bộ đội giải phóng, các anh thật là những người anh hùng.
- Đồng chí chỉ huy thiết giáp có nêu thắc mắc: Ngoài đường còn lộn xộn lắm, chúng tôi chưa nghe lời tuyên bố đầu hàng, chắc còn đánh nhau ở ngoài phố.
Anh Cang cố gắng thuyết phục tướng Minh nói lại lời tuyên bố đầu hàng. Lúc đầu Minh không chịu vì đã tuyên bố rồi. Anh Cang thuyết phục:
Lúc nãy tuyên bố đầu hàng mà chưa tiếp xúc với bộ đội Giải phóng. Còn bây giờ đã gặp nhau rồi nên tuyên bô rõ như vậy.
Dương Văn Minh đồng ý, nhưng tìm Lý Quý Chung thì Chung cũng không biết máy thu băng ở đâu. Xe Command car của Quân đội chở cả 3 người Minh, Mẫu, và Chung ra Đài Phát thanh.
Vì thấy không khí quá căng thẳng, quân đội vẫn còn hầm hầm đối với Nội các Dương Văn Minh, anh Cang phải đi cầu viện anh Sáu Trí lần nữa để anh vào Dinh Độc Lập để xác nhận sự đầu hàng này.
Sáng ngày 30-4-1975, khoảng 9 giờ 30 phút, tại nhà H3 tôi nghe trên Đài Phát thanh Sài Gòn lời phát biểu của Dương Văn Minh kêu gọi quân đội Sài Gòn buông súng, chấp nhận những điều kiện của Chính phủ cách mạng lâm thời. Vài giờ sau, anh Tô Văn Cang và người bạn của anh lại xuất hiện, mời tôi và H3 vào Dinh Độc Lập để chứng kiến sự đầu hàng của Nội các Dương Văn Minh.AnhCang cho biết do tác động đến anh Diệp cầm đầu phe chủ hòa trong nội các Dương Văn Minh, nên Dương Văn Minh ngả theo phương án đầu hàng vô điều kiện.
Anh Cang cho biết, suốt ngày 29 và sáng sớm ngày 30-4, tướng Vanuxem của tình báo Mỹ còn thuyết phục Dương Văn Minh đừng đầu hàng, cố kéo dài đềkháng thêm, nếu không được mộttháng, chỉ thêm một tuần sẽ có sựcan thiệp của Trung Quốc tình thế của chính quyền Sài Gòn sẽ thay đổi lớn. Dương Văn Minh bác bỏ ý kiến của Vanuxem với lý lẽ Dương Văn Minh không muốn bán nước lần thứ 2, Vanuxem bỏ ra về đóng mạnh cửa phòng tiếp khách ở DinhĐộcLập. Dương Văn Minhphát biểu kêu gọi quân đội ViệtNam Cộng hòa buông súng được loan báo trên Đài Sài Gòn.
Anh Cang khẩn khoản mời tôi vào Dinh Độc Lập để chứng nhận sự đầu hang của Dương Văn Minh, để tránh mọi hành động đáng tiếc xảy ra khi quân đội ta tiếp thu Dinh Độc Lập.
Tôi và H3 cùng tháp tùng theo xe du lịch của anh Cang do anh Giàu lái để vào Dinh Độc Lập ngả hông đường Nguyễn Du đi theo đại lộ Trần Quốc Toản, rẽ ngả Lê Văn Duyệt đường Nguyễn Du. Sau thông báo đầu hàng vô điều kiện của Dương Văn Minh trên Đài Phát thanh, một biển người đổ ra đường phố gồm dân thường và binh lính. Tiếng súngbắn từ các doanh trại quân độiNgụy vang rền như pháo tết đểđón mừng tin vui chưa hề có. AnhCang có đem lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng ra treo ở đầu xe anh đã chuẩn bị sẵn. Quần chúng thấy cờ của Mặt trận, tự giác rẽra những lối cho xe chạy. Bốn anhem chúng tôi đến phòng của Phó Tổng thống của Dinh Độc Lập. Bộ đội ta đòi bắt toàn bộ các nhân vật này làm tù binh, đem dây xích ra và bắt đầu trói mấy người đầu.
Sợ anh em vi phạm chính sách, tôi đến gặp các đồng chí bộ đội để giải thích, Nội các Dương Văn Minh đã chấp thuận theo những điều kiện của Mặt trận nên đã có thông báo đầu hàng trên Đài Phát thanh. Do các đồng chí bộ đội thiết giáp hành tiến, không theo dõi đài Sài Gòn nên không nắm được tin đầu hàng này.
Lúc đầu anh em không tin tôi vì thấy tôi mặc thường phục. Tôi mới giới thiệu, tôi là đại tá Sáu Trí sĩ quan Bộ Tham mưu B2 vào Sài Gòn công tác đặc biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh. May sao, lúc đó xuất hiện đồng chí tư lệnh phó Lữ đoàn thiết giáp, nếu tôi không lầm là đại tá Công Trang, bạn học cùng khóa quân sự cao cấp với tôi ở Hà Nội, đồng chí bắt tay tôi và thân mật nói: “Đi đâu cũng gặp thằng tình báo này”.
Có sự kiện đáng lưu ý, trong lúc chúng tôi đang bàn bạc, nhiều phát súng cối từ xa bắn vào Dinh Độc Lập gần cột cờ khiến chiến sĩ bị thương. Thì ra đơn vị khác của ta được phân công đánh chiếm Dinh Độc Lập vào chậm, tưởng Dinh này chưa giải phóng nên có hành vi đáng tiếc nói trên. Sự dàn xếp nhanh chóng được giải quyết. Tôi gặp tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn 2, cùng bàn với anh tiếp thu Dinh Độc Lập.
Chúng tôi xuống nhà dưới hầmcùng họp bàn với thiếu tướng An,tướng Nam Long và nhất trí nên có lời công bố chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên Đài Phát thanh vì quân ta đã vào Sài Gòn và chiếm cơ quan đầu não của ngụy quyền là Dinh Độc Lập. Nên làm sớm việc này để công bố cho đồng bào, trong và ngoài nước biết, đồng thời làm tan rã tinh thần của ngụy quân ở những nơi ta chưa giải phóng. Thiếu tướng An phân công tôi soạn thảo gấp văn bản này. Tôi cùng với anh Tô Văn Cang và Ba Lễ làm việc này có ý kiến thống nhất và giao anh Cang chấp bút, bản thông báo này với tựa đề là bản thông báo số 1. Viết xong tôi đến gặp tướng Nguyễn Hữu An để cùng thông qua. Chúng tôi có trao đổi ai ký tên bảng thông báo này. Anh An tế nhị từ chối không nên để tên đơn vị của anh và đề xuất chỉ nênđể là Bộ Tư lệnh quân Giải phóng Sai Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Anh Cang được phân công cùng với anh Giàu lên xe Command car mới vào trong được. Anh Cang lên lầu, anh Cang đọc chậm và rõ bản Thông báo số 1. Anh Giàu đọc lại lần 2. Sau đó dặn lại cứ 5 phút thì lặp lại một lần. Toàn văn thông báo số 1 như sau:
Thông báo số 1 của Bộ Tư lệnh Giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định: “Quản Giải phóng đã chiếm Dinh Độc Lập và làm chủ tình hình tất cả Sài Gòn lúc 12 giờ trưa hôm nay, ngày 30-4-1975.
Bắt đầu từ giờ phút này, yêu cầu tất cả nhân dân thi hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh quân Giải phóng:
Lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.
Tất cả quân đội Sài Gòn, nhân dân tự vệ, cảnh sát ngụy quyền Sài Gòn phải đến trình diện nộpvũ khí tại các Ủy ban Quân quảncác quận.
Anh chị em công nhân phải giữ gìn bảo vệ các xí nghiệp, nhà máy.
Công chức các cấp trên các lĩnh vực điện, nước, viễn thông, vệ sinh công cộng... phải tiếp tục điều hành và tuyệt đối không được hủy hoại tài sản nhà nước.
Bộ Tư lệnh quân Giải phóng sẽ nghiêm trị các hành động trộm cướp, gây xáo trộn, làm mất trật tự. Nghiêm cấm gây ra tiếng nổ, bắn súng bừa bãi gây hoang mang trong dân chúng”.
Sài Gòn, ngày 30-4-1975. Bộ Tư lệnh quân Giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Bản thông báo số 1 của Bộ Tư lệnh quân Giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là bản tin đầu tiên loan báo với đồng bào cả nướcvà thế giới. Quân Giải phóng đãgiải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, thủ đô của chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Bản tin chính thức này kế tiếp vài giờ sau lời tuyên bố đầu hàng của Nội các Dương Văn Minh tạo biết bao niềm vui, hạnh phúc cho nhân dân ta. Bản tin này loan rất nhanh, bay rất xa đến Hà Nội, đến cả nước, đến cả chân trời, góc biển, đến tất cả các nước trên thế giới. Bao nhiêu giọt nước mắt tuôn trào vì vui mừng. Giấc mơ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã thành hiện thực.
Sau khi anh Cang trở về, anh Nguyễn Hữu An tổ chức liên hoan nhẹ với bia Hoàn Kiếm, thuốc lá Điện Biên và lương khô.
Trong lúc tôi và thiếu tướng An đang làm việc quản lý an ninh, anh em đã phát hiện về sự hoảng sợ của các thành viên trong Nội các Dương Văn Minh, họ đang còn ở đông đủ trong Dinh Độc Lập. Đối xử với họ còn chờ chỉ thị cấp trên, nhưng ta nên gặp gỡ họ để họ yên tâm.
Anh An bảo tôi nên đi làm việc gặp gỡ họ, theo ý anh An, cậu là dân trong này, cậu làm tình báo nên biết tâm lý, tình cảm của họ, cậu nói họ sẽ được trấn an.
Tuy tôi mặc thường phục, nhưng họ biết tôi vì tội đã can thiệp với Lữ đoàn thiết giáp để họ được yên, nên tôi vừa vào đến,tấtcả đều đứng dậy chào tôi.
Tôi mời họ ra chỗ trống tại hành lang để nói chuyện. Tướng Minh đứng trước, các thành viên khác đứng kế tiếp thành 4 hàng vòng cung.
Tôi động viên họ về sự chiến thắng vĩ đại của quân, dân ta,đã thầntốcgiải phóng miềnNam. Quân dân hôm nay giải phóng được thành phố Sài Gòngần như nguyên vẹn, đồng bào ítbị tổn hại nhờ sự lãnh đạo sángsuôt tài giỏi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và ở đây phải nói có công của các ông, đứng đầu là tướng Minh đã thức thời ra lệnh cho quân đội Sài Gòn buông súng chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, hành động này của các ôngrấttốt, có ý nghĩa, cách mạng ghi nhận công này của các ông. Các ông nên an tâm chờ chỉ thị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miềnNam Việt Nam. Cách mạng sẽ có chính sách thỏa đáng với các ông.
Nội dung này tôi có trao đổi với anh An.
Sau cuộc nói chuyện ngắn gọn của tôi, các thành viên của Nội các Dương Văn Minh (đầu hàng) vui mừng lộ rõ ra mặt. Khi quân ta mới vào họ rất lo sợ, sợ bị giết, bị hành hung, bị làm nhục. Bây giờ họ rất an tâm. Tôi là sĩ quan đầu tiên của quân Giải phóng mà họ tiếp xúc và ghi nhận công của họ góp phần bảo vệ sự an toàn của Sài Gòn và góp phần châm dứt sớm cuộc chiến, sớm được ngày nào càng có lợi ngày đó, đỡ biết bao xương máu của đồng bào, chiến sĩ. Tôi bảo vệ có hiệu quả sự an toàn của họ.
Anh Cang đưa thuôc lá và lương khô để anh Diệp phân phối cho các anh khác trong nội các. Anh Cang chuyển lời của anh Diệp đề nghị cho luật sư Huyền một chỗ nằm vì Huyền đang lên cơn suyễn nặng. Dương Văn Minh xin phép tạt qua thăm vợ ở riêng phòng đàn bà ở phía cạnh mặt của Dinh Độc Lập đang rất lo cho số phận của chồng.
Tôi đồng ý cả 2 đề nghị này.
Anh Cang cùng đi với Dương Văn Minh.
Anh Cang khi ra về có lấy số điện thoại để thông báo cho gia đình các anh Trường, Bình, Bùi Tường Huân để được yên tâm.
Anh Ba Lễ tìm được người phụ trách về kỹ thuật của Dinh Độc Lập ngay buổi chiều ngày 30-4-1975 để khôi phục điện, nước, thang máy và tất cả máy móc khác ở Dinh Độc Lập. Đến 17 giờ ngày 30-4-1975 tất cả đều vận hành như cũ.
Nhờ quản lý chặt chẽ, tài sản ở Dinh Độc Lập của các triều đại Diệm, Nhu, Nguyễn Văn Thiệu (có nhiều tài sản quý) được bảo vệ không mất mát.n
TríchLịch sử Nam bộ khángchiến(mụcTài liệu tham khảo),tập II(1954-1975),Nxb Chính trị Quốcgia, 2010, tr.1.621-1.631.