Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 29/03/2012 18:48 (GMT+7)

Sự ra đời của việc đánh giá tác động môi trường ở một số quốc gia

Nhìn chung sự ra đời và phát triển của ĐTM có thể tóm lược theo từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn, công tác ĐTM có tính đặc thù riêng và từng bước được hoàn thiện.

- Giai đoạn trước năm 1970: Các báo cáo ĐTM còn nhiều hạn chế trong phân tích khía cạnh kinh tế và thiếu những trang thiết bị kỹ thuật hay công nghệ kỹ thuật. Nghiên cứu thường tập trung trên những diện hẹp. Báo cáo ĐTM không được trình nộp lên cơ quan cấp trên hay thông báo rộng rãi cho công chúng.

- Giai đoạn 1970: Có nhiều tiến bộ trong phân tích kinh tế, phân tích chi phí, lợi tức; nhấn mạnh một cách hệ thống những sự tăng lên và mất đi, và cả sự phân bố trong dự án; củng cố thông qua hoạch định, chương trình và kinh phí dự trù; những hậu quả môi trường và xã hội không được chỉ ra.

- Giai đoạn 1970-1975: Báo cáo ĐTM thường tập trung việc mô tả và dự đoán sự thay đổi về sinh thái, hướng sử dụng đất; nhiều cơ hội nghiêm túc cho việc thiết lập những trường hợp trước công chúng và trình bày tóm tắt lại báo cáo ĐTM. Nhấn mạnh những nhu cầu và cung cách thiết kế của dự án và những phương pháp đo đạc, những hạn chế của dự án.

- Giai đoạn 1975 – 1980: Báo cáo ĐTM tập trung nhiều khía cạnh, bao gồm ĐTM về xã hội của những thay đổi trong cấu trúc hạ tầng của cộng đồng, những dịch vụ và lối sống; việc trình bày trước công chúng trở nên cần thiết cho việc hoạch định dự án: gia tăng việc nhấn mạnh về việc điều chỉnh dự án trong quá trình xem xét dự án; phân tích những rủi ro của những trang thiết bị nguy hiểm và những thiết bị chưa rõ kỹ thuật sử dụng.

- Giai đoạn 1980 – 1992: Báo cáo ĐTM thường đưa ra những thiết lập tốt hơn nhằm liên kết giữa đánh giá tác động và hoạch định chính sách, ứng dụng trong giai đoạn quản lý; nghiên cứu tập trung vào việc theo dõi hay giám sát những ảnh hưởng trong quá trình đánh giá dự án và sau đó.

- Giai đoạn sau 1992: Vai trò của ĐTM trong thực hiện những mục tiêu của phát triển bền vững. Cung cấp ĐTM tới chính sách và kế hoạch sử dụng đất. Chiến lược đánh giá môi trường, vai trò trong việc hỗ trợ giữa chiến lược môi trường và chính sách.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước vấn đề đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam sớm triển khai. Ngay từ những năm 1980 nhiều nhà khoa học bắt đầu tiếp cận với công tác ĐTM thông qua các hội thảo và các khoá đào tạo do các tổ chức Quốc tế thực hiện (UNEP, UNU). Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước triển khai và đặt nền móng quan trọng cho việc nghiên cứu, thực hiện ĐTM tại Việt Nam . Tháng 4/1984, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội kết hợp với Chương trình nghiên cứu quốc gia về Môi trường, đã tổ chức khoá huấn luyện về ĐTM cho các giảng viên từ các trường Đại học và Viện nghiên cứu TW đầu tiên tại Việt Nam. Sau đó, ĐTM đã được xác định cụ thể trong các văn bản quan trọng của Nhà nước về đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, cụ thể là: Nghị quyết số 246 – HĐBT ngày 20.9.1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tiếp đó là một loạt các thông tư hướng dẫn các công việc cần làm ngay để bảo vệ môi trường. Từ 1987, chương trình đào tạo sau Đại học về quản lý môi trường và ĐTM được Trung tâm Tài nguyên Môi trường thuộc Đại học Tổng Hợp Hà Nội thường xuyên tổ chức (8). Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó thì mức độ và quy mô còn chưa đồng bộ và rộng khắp ở các nghành và các địa phương.

- Trong giai đoạn 1987 – 1990, Nhà nước đã đầu tư vào chương trình điều tra cơ bản và được xem như công tác kiểm tra hiện trạng môi trường. Đó là các chương trình điều tra vùng Tây Nguyên, vùng ĐBSCL, Quảng Ninh…

- Sau 1990, mặc dù Luật Môi trường Việt Nam chưa thiết lập thì Nhà nước đã yêu cầu một số dự án phải có báo cáo ĐTM như: Công trình xây dựng Nhà máy Giấy Bãi Bằng, công trình Thuỷ lợi Thạch Nham, công trình Thuỷ điện Trị An, Nhà máy lọc dầu Thành Tuy Hạ. Một số tổ chức quản lý Nhà nước như Cục Môi trường, Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường, các trung tâm, Viện Môi trường cũng đã được tập huấn công tác tư vấn cho lập báo cáo ĐTM và tổ chức thẩm định các báo cáo ĐTM.

- Năm 1993, Luật Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993. Luật gồm 07 chương và 55 điều, nhiều thuật ngữ chung về môi trường đã được định nghĩa, những quy định chung về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đã được đưa ra. Đặc biệt, Điều 11, 17 và 18 trong luật này có định nghĩa ĐTM và những quy định các dạng dự án đang hoạt động và sẽ triển khai trên lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải lập báo cáo ĐTM; điều 37 và 38 quy định các cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM. Ngoài ra, Chính phủ đã ra Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường vào 10/1994.

- Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được thông qua và có hiệu lực, công tác ĐTM đã được triển khai nhanh chóng. Từ năm 1993 – 1995 đã có 423 báo cáo ĐTM trình nộp lên Bộ KHCN&MT. Ngoài ra, một số lớn báo cáo ĐTM được nộp cho Sở KHCN&MT ở các tỉnh. Kể từ khi có Luật Bảo vệ môi trường, công tác ĐTM ở Việt Nam mới được triển khai có hệ thống, bài bản và đồng bộ từ các Bộ, nghành, Trung ương đến các địa phương.

- Từ 1994 đến 1998, Bộ KHCN&MT ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác ĐTM và tiêu chuẩn môi trường. Ngày 25/3/1995, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ra Quyết định số 229/QĐ/TDC chính thức công bố 10 tiêu chuẩn môi trường nước và không khí quốc gia. Hiện nay, đã có 09 dự thảo hướng dẫn ĐTM của chuyên nghành: là Thuỷ điện; Nhiệt điệt; Quy hoạch đô thị; Quy hoạch khu công nghiệp; Xây dựng công trình giao thông; Nhà máy xi măng; Sản xuất rượu, bia; Xí nghiệp dệt, nhuộm.

Đến năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã sửa đổi và được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trong đó có nhiều quy định bổ sung về ĐTM tại chương 3 và kèm theo Nghị định 80 quy định chi tiết hơn về ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường (tại mục 2). Thông tư này có kèm theo các phụ lục về biểu mẫu liên quan đến lập báo cáo, xin thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường. Năm 2008, nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Kể từ đây, công tác ĐTM ở Việt Nam đã được chú trọng và có những thành quả nhất định, phát huy được vai trò quan trọng cho công tác bảo vệ môi trường của đất nước. Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án lớn đã được thực hiện. Hiện tại, công tác ĐTM ở nước ta đã được triển khai có hệ thống và đồng bộ ở các Bộ, nghành và địa phương trong cả nước.

Hy vọng rằng các báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ ngày càng hoàn thiện, bảo đảm chất lượng cao hơn để góp phần ngăn chặn suy thoái môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sức khoẻ cộng đồng, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của Quốc gia.

Tên quốc gia

Năm

Tên quốc gia

Năm

Tên quốc gia

Năm

Hoa Kỳ

1969

1981

1988

Nhật Bản

1972

Indonesia

1982

Ireland

1988

Hồng Kông

1972

Thuỵ Sĩ

1983

Italia

1988

Singapore

1972

Thái Lan

1984

Ba Lan

1989

Canada

1973

Malaysia

1985

Norway

1989

Úc

1974

Bỉ

1985

Đan Mạch

1989

Đức

1975

Hy Lạp

1986

Luxembourg

1990

Pháp

1976

Hà Lan

1986

C.hoà Czech

1991

Philippenes

1977

Tây Ba Nha

1986

New Zealand

1991

Đài Loan

1979

Bồ Đào Nha

1987

Việt Nam

1993

Trung Quốc

1979

Thuỵ Điển

1987

Bảng 1

         

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.