Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 12/10/2011 22:15 (GMT+7)

Sự chênh lệch năng suất lúa giữa các vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long và giái pháp khắc phục

1. Khái niệm

Thuật ngữ trong chuyên môn “yield gap”, có nhiều cách dịch nhưng xét thấy để phù hợp với trong cách ghi theo tiếng Việt, chúng tôi gọi là “chênh lệch năng suất”. Trong phạm vi này là sự chênh lệch về năng suất (NS) lúa.

Tất cả những yếu tố môi trường thay đổi quanh năm, và vì thế năng suất tiềm năng phụ thuộc không chỉ trên vùng miền mà còn ngày gieo sạ và mức độ chín. Yếu tố sau là một đặc tính di truyền quyết định thời gian của mùa vụ trồng. Khi một cây được trồng trong một ngày nhất định, với những giống dài ngày hoặc ưu thế lai đòi hỏi thời gian đến chín dài hơn các giống ngắn ngày. Trong thực tế, năng suất tiềm năng tại một vùng nhất định có thể thay đổi đáng kể bởi vì gieo trồng với những ngày khác nhau và mức độ chín khác nhau.

Phân loại chênh lệch năng suất lúa: Theo tác giả Mahmud Duwayri và ctv (1998), có ít nhất 2 loại chênh lệch năng suất lúa:

- Chênh lệch 1: Chủ yếu do các yếu tố mà không thể thay đổi hoặc ít thay đổi như là các điều kiện môi trường và một số thành phần gắn liền kỹ thuật có sẵn tại nơi nghiên cứu. Vì thế loại chênh lệch này (trong hình 1) không thể thu hẹp hay không thể khai thác được.

- Chênh lệch 2: Trong hình 1, chủ yếu sự khác nhau trong việc quản lý canh tác cây trồng. Loại chênh lệch này do nông dân sử dụng liều lượng phân nửa liều lượng đầu vào và do kỹ thuật canh tác. Tác giả Herdt (1996) cũng cung cấp sự mô tả tương tự về chênh lệch năng suất như vậy. Chênh lệch có thể chi phối và có thể được thu hẹp bằng nỗ lực trong nghiên cứu và khuyến nông cũng như sự can thiệp thích hợp của Chính phủ, đặc biệt trên các lĩnh vực thuộc về thể chế.

Theo FAO (2000) thì năng suất tiềm năng của một giống tương tác với môi trường được suy ra từ mô hình hóa với những điều kiện phát triển tối ưu. Năng suất cao nhất có thể sử dụng cho việc chọn tạo những giống cho năng suất cao hơn. Trong điều kiện thực hành trên đồng ruộng, chúng ta chỉ có thể đạt từ 80 - 85% năng suất tiềm năng của một giống nhất định tương tác với môi trường. Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa trên thực tế về sự chênh lệch năng suất (yield pap) như sau:

+ Yield gap 1: là sự khác nhau giữa năng suất nghiên cứu (trạm nghiên cứu hoặc lô thí nghiệm) với năng suất nông dân trung bình trong một vùng nhất định.

+ Yield gap 2: sự cách biệt năng suất thứ 2 là sự khác nhau giữa năng suất trung bình của lo trình diễn rộng lớn hoặc của tốp 10% nông dân (áp dụng kỹ thuật tiên tiến kết hợp điều kiện môi trường thuận lợi) trong một vùng nhất định có năng suất trung bình của tất cả nông dân trong vùng đó.

2. Biện pháp thu hẹp chênh lệch năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năng suất bình quân cả nước. Bình quân năng suất lúa cả nước theo Tổng cục Thống kê (2009) là 5,23 t/ha. Năng suất này thấp hơn năng suất bình quân cả năm ở ĐBSCL là 5,29 t/ha. Hình 2 mô tả sự chênh lệch năng suất từ Viện Nghiên cứu đến sản xuất. Viện Lúa ĐBSCL là nơi cung cấp từ 70 - 80% giống lúa cho sản xuất ở ĐBSCL. Trên cơ sở tương đối, chúng tôi đã tính toán năng suất 68 giống lúa triển vọng đã được Viện cung ứng cho ĐBSCL trong 3 năm gần đây (2008 - 2010), thì năng suất bình quân các giống lúa triển vọng sản xuất tại Viện là 7.0 t/ha. Từ đó, mức chênh lệch từ nghiên cứu đến sản xuất từng tỉnh và khu vực ĐBSCL (t/ha) như sau: An Giang 0,92; Đồng Tháp: 1,2; Kiên Giang: 1,54, Cần Thơ: 1,55, Sóc Trăng: 1,68; Tiền Giang: 1,69, khu vực ĐBSCL 1,71 t/ha. Còn lại những tỉnh bình quân năng suất lúa cả năm thấp hơn bình quân khu vực ĐBSCL có năng suất chênh lệch so với năng suất bình quân ở nơi nghiên cứu là Hậu Giang 1,80, Vĩnh Long: 1,84; Bạc Liêu: 2,15; Long An: 2,34; Trà Vinh: 2,36; Bến Tre: 2,53 và Cà Mau là 3,38 t/ha. (Hình 2, trong đó tỉnh Cà Mau tạm lấy số liệu năm 2006 vì 2009 không có số liệu).

Những tỉnh có năng suất thấp hơn bình quân khu vực ĐBSCL, theo chúng tôi có thể chủ yếu do những yếu tố khác tác động như các yếu tố sinh thái là vùng có diện tích nhiễm phèn, nhiễm mặn nhiều và diện tích sản xuất chuyên lúa nhiều vụ không cao là chủ yếu, cộng với những yếu tố có thể tác động mạnh làm giảm chênh lệch năng suất lúa như các yếu tố kinh tế - xã hội (tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống mới, vật tư đầu vào…) và các yếu tố thể chế như hỗ trợ tín dụng, dịch vụ khuyến nông, giá bao tiêu sản phẩm, liên kết 4 nhà…. Nhằm thu hẹp chênh lệch năng suất. Bên cạnh đó, đối với những tỉnh tuy có năng suất bình quân cao hơn khu vực và năng suất chênh lệch so với nghiên cứu không nhiều nhưng vẫn còn cơ hội nâng cao hơn nữa. Ví dụ: các tỉnh: Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng… do trong tỉnh có nhưungx tiểu vùng có điều kiện sản xuất còn khó khăn như đất nhiễm phèn, mặn chưa cải tạo tốt kết hợp với trình độ nông dân trong tiểu vùng đó thấp… (đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng sản xuất yếu kém, giao thông, thủy lợi chưa hoàn chỉnh…). Cũng có nhiều khả năng thu hẹp năng suất chênh lệch và gia tăng năng suất bình quân toàn chỉnh và khu vực.

Từ đó, tổng quát chúng tôi đề xuất các giải pháp tập trung thu hẹp chênh lệch năng suất lúa ở ĐBSCL là:

- Giải pháp về vật lý

+ Tăng cường các biện pháp ngăn mặn, giữ ngọt cho các vùng đất có vấn đề.

+ Tận dụng phù sa bồi lắng hàng năm.

+ Giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập bằng áp dụng các kỹ thuật 3 giảm 3 tang, 5 giảm 1 phải, tưới nước tiết kiệm, áp dụng bảng so màu lá bón đạm phù hợp với điều kiện, quản lý phân bón theo vùng riêng biệt của IRRI…

+ Tăng cường các biện pháp kỹ thuật quản lý nước, khắc phục hạn hán, ngập lụt và căng thẳng về nhiệt độ.

- Giải pháp về lý sinh

+ Sử dụng các giống lúa cấp xác nhận trong sản xuất từ khoảng 30% hiện nay lên 70 - 80% trong vài năm tới.

+ Cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhằm khắc phục thiếu lao động và thất thoát sau thu hoạch bằng áp dụng máy cấy, gieo sạ, bón phân, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi, sấy, chế biến lương thực, giống lúa…

+ Áp dụng phòng trừ cỏ dại, dịch hại thep IPM và theo hướng VietGAP…

- Giải pháp về kinh tế - xã hội

+ Tăng cường liên kết 4 nhà, tạo điều kiện cho sản phẩm của nông dân có đầu ra ổn định và có lãi từ 40% trở lên.

+ Xây dựng các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP có bao nhiêu sản phẩm kích thích nôgn dân tăng năng suất lúa.

+ Có chiến lược nâng cao trình độ học vấn của nông dân. Tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng sản xuất lúa cho nông dân.

- Các giải pháp về thể chế

+ Chính sách ổn định và ưu đãi giá lúa cho nông dân.

+ Chính sách bao tiêu sản phẩm thông qua thị trường và xuất khẩu ổn định.

+ Cung cấp tín dụng phù hợp cho nông dân, đặc biệt những vùng sâu, xa, vùng khó khăn và bà con dân tộc.

+ Ổn định lâu dài quyền sử dụng đất, chính sách cấp đất cho người không có đất.

+ Chính sách cung ứng vật tư phi tập trung đưa về cấp xã và giá cả đầu vào hợp lý.

+ Tăng cường nghiên cứu về giống chất lượng cao, đặc sản và các tiến bộ kỹ thuật phù hợp từng vùng và thích nghi biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường dịch vụ khuyến nông một cách có hiệu quả hỗ trợ sản xuất và đời sống nông dân.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.