Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/12/2018 16:12 (GMT+7)

Sơn La: Một trí thức được vinh danh “Nhà khoa học của nhà nông”

Có 63 ứng cử viên của 49 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ban Tổ chức đã lựa chọn được 53 gương mặt tiêu biểu để vinh danh là những "Nhà khoa học của nhà nông". Sự kiện tôn vinh "Nhà khoa học của nhà nông" nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 nhà (nhà khoa học và nhà nông), rộng hơn là mối quan hệ giữa giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Chương trình này không những tri ân, mà còn kỳ vọng sự đóng góp của giới trí thức nói chung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trong số 53 “Nhà khoa học của nhà nông", có 21 nhà khoa học có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và nhiều thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư... với nhiều đóng góp, cống hiến đối với ngành Nông nghiệp và đời sống nông dân. Đặc biệt, có 14 nhà khoa học không chuyên là những nông dân có sáng chế, sáng kiến được ghi nhận, áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội...

Tỉnh Sơn La vinh dự có kỹ sư Phạm Hân Hạnh, sinh năm 1973, công tác tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn được vinh danh lần này. Anh là một trong những gương mặt có nhiều sáng kiến, giải pháp kỹ thuật được chuyển giao áp dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, phục vụ nông dân.  Nổi bật là các giải pháp sáng tạo KHCN:

Giải pháp “Cải tiến máy phát điện dùng xăng, dầu thành máy phát điện dùng nhiên liệu khí sinh học Biogas” . Giải pháp của anh không những  được chuyển giao ứng dụng nhiều nơi trong tỉnh mà còn chuyển giao cho nhiều trang trại lớn của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương…

Giải pháp “Nâng cao năng suất sinh sản cho lợn nái, chất lượng lợn thịt thương phẩm tại địa bàn tỉnh Sơn La”. Nhờ có giải pháp này mà năng suất sinh sản của lợn nái tăng lên đáng kể, trung bình từ 18 – 25 con/lứa/nái, trong khi với điều kiện lý tưởng, một lứa lợn đẻ trung bình thường là khoảng 10 – 15 con/ nái. Sản lượng và chất lượng lợn thịt của gia đình anh cũng cho hiệu quả kinh tế cao hơn 25 – 30% so với mặt bằng chung. Thông qua hệ thống Trạm khuyến nông huyện và trung tâm giáo dục cộng đồng anh đã tập huấn nhân rộng mô hình cho nông dân các xã, bản, đặc biệt là các bản tái định cư góp phần ổn định cuộc sống, thoát nghèo cho nhân dân trong huyện.           

Giải pháp “Mô hình máy ấp trứng gia cầm tự chế đơn giản và rẻ tiền, được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất” . Đây là mô hình sử dụng máy ấp trứng thông minh, tự động hoàn toàn do anh sáng tạo có thiết kế đơn giản, gồm: Thùng máy, khay trứng, bộ phận tạo và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị đảo trứng. Trong đó, thùng máy có thể tận dụng làm từ vật liệu đơn giản như: tủ lạnh hỏng, thùng xốp; khay trứng được làm từ gỗ tự đóng, khay đá. Bộ phận tạo và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của chiếc máy rất đơn giản, gồm bóng đèn 60W để tạo nhiệt, được kết nối với cảm ứng nhiệt có thể tự điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, khi đủ nhiệt độ sẽ tự ngắt, phối hợp với chiếc quạt tản nhiệt để lưu thông độ ẩm, khí nóng. Thiết bị đảo trứng cũng được anh tự chế từ đồng hồ hẹn giờ kết hợp với khay trứng. Chiếc máy ban đầu có công suất ấp 50 trứng đơn kỳ, sau đó cùng áp dụng thiết kế này có thể tạo ra chiếc máy đa kỳ có công suất gần 20.000 trứng, giá thành rẻ hơn 50% so với các máy ấp trứng cùng công suất. Chẳng hạn như máy công suất 800 trứng chỉ từ 2-3 triệu đồng, máy công suất 20.000 trứng giá khoảng 25 triệu đồng. Anh đã chuyển giao công nghệ cho một cơ sở sản xuất trên địa bàn và đã chế tạo được hơn 20 máy để cung ứng cho các hộ.

Giải pháp “Kỹ thuật điều chỉnh mùa vụ, vị trí ra hoa, đậu quả trên cây bưởi da xanh theo ý muốn trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” được đánh giá cao. Cây bưởi da xanh tuy mới xuất hiện ở tỉnh Sơn la nhưng đã trở thành một loại cây  có tiềm năng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhiều hộ nông dân. Nhờ có giải pháp của anh Hạnh mà người nông dân có thể diều chỉnh cây bưởi da xanh ra hoa, đậu quả quanh năm theo ý muốn để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá có lợi cho người sản xuất. Biện pháp chống thụ phấn chéo tạo ra bưởi không hạt, bao trái tránh sâu bệnh tạo ra sản phẩm sạch có mẫu mã đẹp. Đưa quả từ vị trí  ra ở đầu cành vào vị trí trong thân cây làm tăng chất lượng quả. Từ năm thứ 5 mỗi cây cho từ 45 - 50 quả, khối lượng trung bình đạt 2kg/quả, cá biệt ở những vườn tưới nhỏ giọt đạt từ 2,5 - 3kg/quả, mỗi năm thu hoạch ổn định ở mức 5 triệu đồng/1 cây, một ha 500 cây tương đương 2,5 tỷ đồng,  trừ chi phí phân bón, nhân công…người dân lãi 1,8 tỷ đồng..

KS Phạm Hân Hạnh  đã 4 lần đạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La, được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng  02 bằng lao động sáng tạo; Được Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Sơn La vinh danh 2 lần; được Hội trí thức KHCN trẻ Việt Nam vinh danh  “ tri thức vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Và lần này , ở một tâm cao hơn, anh đã vượt qua nhiều ứng viên để được Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tôn vinh "Nhà khoa học của nhà nông". Đó là những phần thưởng xứng đáng giành cho một trí thức giản dị, hiền lành, đam mê sáng tạo, tâm huyết gắn bó và cống hiến  cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn miền núi. Hy vọng tấm gương của anh truyền cảm hứng cho nhiều trí thức, nhất là trí thức trẻ.                                                                             

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.