Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/10/2024 09:17 (GMT+7)

Công nghệ giúp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ngày 21/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội mã số mã vạch Việt Nam (MSMV) tổ chức hội thảo “Mã số mã vạch trong chuyển đổi số và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ”.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia trong lĩnh vực MSMV đến từ Hội MSMV Việt Nam, Trung tâm MSMV quốc gia, các công ty công nghệ, các tổ chức, doanh nghiệp dành sự quan tâm đến MSMV và chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh.

Sau 50 năm ra đời và phát triển, công nghệ MSMV đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số, mã vạch là một công cụ hữu hiệu được ứng dụng phổ biến trong quản lý và được sử dụng bởi tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, bán lẻ, dịch vụ vận chuyển, cơ quan quản lý, người tiêu dùng… Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều quốc gia trên thế giới (Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Thái Lan,...) đã ứng dụng công nghệ, trong đó có mã số, mã vạch trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ghi nhãn điện tử, giúp cho việc kết nối, thu thập, chia sẻ thông tin về sản phẩm, từ đó các bên tham gia trong chuỗi cung ứng có thể ứng dụng để truy xuất nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm, quản lý sản xuất, bán hàng, kho bãi, giao nhận vận chuyển.

MSMV giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế thông qua việc: tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử toàn cầu; giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận lợi, cung cấp dữ liệu sản phẩm cho đối tác thương mại; tích hợp với dữ liệu hải quan và cơ quan thuế nhằm tạo thuận lợi cho khai báo, thông quan, tính thuế; hỗ trợ kiểm soát luồng hàng xuất nhập khẩu.

Hiện nay, các nước đang tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ, trong đó có MSMV. MSMV là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống quản lý trong hoạt động truy xuất nguồn gốc (TXNG).

TXNG là cơ hội để doanh nghiệp thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời là biện pháp tích cực trong công tác chống hàng giả, làm tăng tính minh bạch của thị trường hàng hóa, nâng cao vị thế của sản phẩm, hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp. Thông qua hệ thống TXNG, người tiêu dùng có khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn thông tin liên quan đến sản phẩm, hàng hóa qua các thiết bị di động (smart phone). TXNG cũng là công cụ để các cơ quan quản lý kiểm soát thông tin sản phẩm sản xuất, lưu thông trên thị trường, giúp xác định chính xác, kịp thời nguyên nhân khi sự cố về chất lượng xảy ra, cũng như vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan. TXNG, vì vậy, vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

tm-img-alt

Đại biểu tham dự hội thảo


Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Các tiêu chuẩn quốc tế như: GS1, ISO 22005 đang trở thành thước đo chung để đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp không chỉ cải thiện quy trình sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản...

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Thanh Tùng, Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, Liên hiệp Hội Việt Nam khẳng định, truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ là nhiệm vụ quan trọng, cốt lõi và cũng là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên. Cùng với hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội, truyền thông và phố biến kiến thức đã góp phần tạo ra bản sắc riêng có của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam.

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, trong thời gian qua, Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên đã luôn chủ động tập hợp lực lượng, nguồn lực để triển khai các hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức KH&CN, góp phần trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

tm-img-alt

Ông Lê Thanh Tùng, Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Phó Đức Sơn, Chủ tịch Hội MSMV Việt Nam cho biết, giải pháp truy xuất nguồn gốc thông qua mã QR và hệ thống phần mềm được áp dụng xuyên suốt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiếp thị và phân phối, đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa khỏi vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Đây là yêu cầu cấp bách cho việc tự động hóa toàn bộ quy trình truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm trong chuỗi chế biến, phân phối và minh bạch thông tin về thương hiệu hàng hóa, sản phẩm.

tm-img-alt

Ông Phó Đức Sơn, Chủ tịch Hội MSMV Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Ông Phó Đức Sơn khẳnh định tầm quan trọng của việc xây dựng một chuỗi thông tin đồng nhất, minh bạch và hiệu quả - một chuỗi không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Giải pháp truy xuất nguồn gốc cần gắn kết chặt chẽ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Điều này không chỉ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững mà còn mở ra những cơ hội giao thương và hợp tác quốc tế, giúp sản phẩm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.

Ông Đinh Văn Hoàng, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp và chính sách cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tích hợp mã số mã vạch trong các quy trình quản lý chuỗi cung ứng để bảo đảm sự minh bạch và hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, sự minh bạch và khả năng kiểm chứng nguồn gốc sản phẩm là nền tảng để doanh nghiệp có thể khẳng định chất lượng và bảo vệ thương hiệu của mình.

Ông Đinh Văn Hoàng đề xuất cần có những giải pháp công nghệ đột phá để liên kết hệ thống mã số mã vạch với các nền tảng số hiện đại, từ đó tạo ra cơ chế theo dõi và báo cáo minh bạch hơn cho chuỗi cung ứng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Tại Hội thảo, đại diện nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia đã cập nhật những quy định mới của Thông tư 02/2024/TT-BKHCN về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; bàn các giải pháp và tầm nhìn nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng thông qua việc ứng dụng mã số mã vạch; giới thiệu các giải pháp ứng dụng công nghệ mã số mã vạch trong việc truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả…

tm-img-alt

Đại diện Trung tâm MSMV quốc gia cập nhật những quy định mới của Thông tư 02/2024/TT-BKHCN

tm-img-alt

Đại diện Trung tâm MSMV Việt Nam trình bày về các yếu tố then chốt của chuyển đổi số

Các ý kiến cũng cho rằng truy xuất nguồn gốc là một yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và an toàn của sản phẩm. Các công nghệ như mã QR, mã vạch, blockchain... đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc.

tm-img-alt

Đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo

Hội thảo đã góp phần tạo cơ hội để các doanh nhiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ các cơ quan quản lý nhà nước giới thiệu, trao đổi kinh nghiệm và thảo luận những vấn đề liên quan đến áp dụng công nghệ MSMV trong chuỗi cung ứng và triển khai áp dụng, quản lý hệ thống TXNG cũng như vai trò và trách nhiệm trong việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực thi các chính sách, áp dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

Xem Thêm

Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.
Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Tin mới

Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.
Phụ nữ Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại
“Phía sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Anh em nam giới có được sự thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình là nhờ đức tính hy sinh, lòng vị tha của người phụ nữ luôn ở phía sau của họ - người đã làm cho cả thế giới thay đổi và phát triển thế giới tươi đẹp này…”
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.