Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/12/2005 00:08 (GMT+7)

Sỏi thận bệnh có thể tránh được

Do sự rối loạn trong trao đổi chất khoáng, những gì lẽ ra phải tan lại không tan, mà kết tủa lại, không bị đào thải khỏi cơ thể và tích tụ lại. Từ thành phần của các chất tích tụ này dần dần hình thành ra các hạt cát, sau đó là sỏi. Nếu sự rối loạn trao đổi chất, mà từ đó hình thành ra sỏi, không phải là bẩm sinh, thí nó có thể phát sinh trong cuộc sống, nếu như bạn có chế độ dinh dưỡng không đúng, ít uống nước, uống một số loại thuốc trong một thời gian dài (vitamin D, thuốc canxi, sulphanilamid, ascorbic với liều lượng hơn 4g mỗi ngày…), hay có một loạt bệnh. Kết quả là thành phần hoá học của nước tiểu bị thay đổi: trong đó có sự tăng số lượng các hợp chất làm nước tiểu bị tinh thể hoá.

Nồng độ nước tiểu tăng lên nếu uống ít nước: đôi khi vì bị một bệnh nào đó (ví dụ: bệnh tim), đôi khi vì không thích ứng với nhu cầu (ví dụ, khi người ta uống nước vào trời nóng). Bệnh gút, một số bệnh về máu, việc từ thức ăn có nhiều axit nước tiểu (trước hết từ thịt, gan, cật, cũng như rượu đỏ), nhiều axit axalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) thâm nhập vào cơ thể cũng làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng với hàm lượng lớn các muối canxi cũng thúc đẩy việc tạo ra sỏi. Thức ăn cay và chua nâng cao độ axit của nước tiểu, do đó sỏi dễ hình thành hơn. Các quá trình viêm nhiễm trong thận và đường dẫn nước tiểu làm tình trạng sức khoẻ xấu đi, giống như các bệnh mạn tính của dạ dày và ruột.

Thành phần sỏi có thể khác nhau. Cần biết rõ thành phần này để chọn đúng chiến thuật chữa trị, để biết cách lựa chọn thuốc và cách ăn kiêng.

Đa số sỏi là oxalat (từ muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric), sỏi urat (từ axit uric) ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Hàm lượng này tăng lên khi bị đói, thiết vitamin D, khi tuyến yên hoạt động ở mức độ cao. Thành phần sỏi được xác định theo phân tích nước tiểu.

Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh bắt đầu đau. Cơ đau có thể bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế thân thể sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, đồng thời có thể có rối loạn tiểu, nhiệt độ tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, sình bụng.

Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn hết thiết diện trong của đường tiểu, trong thận bắt đầu tích tụ nước tiểu, và điều đó gây ra cơn đau sỏi thận. Khi đó có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, thường xảy ra sau khi bị cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi tự ra khỏi cơ thể cùng với nước tiểu. Khi thấy những cảm giác khó chịu, dù không năng, ở vùng eo, cần nhanh chóng đến khám ở bác sĩ tiết niệu.

Nghiền nhỏ và cho thải ra

Việc chữa trị có thể theo 2 hướng. Thứ nhất, phá huỷ và cho thải ra ngoài đối với những viên sỏi đã hình thành. Thứ hai, tạo ra các điều kiện để sỏi không hình thành, việc này quan trọng với những ai đã có sỏi, có xu hướng bị tạo sỏi và cần phải phòng ngừa.

Thuốc có thể hoà tan những viên sỏi không lớn, có kích thước không quá 0,5cm. Đôi khi chỉ cần 2-6 tháng cho việc đó là đủ. Thuốc phải do bác sĩ chỉ định, vì việc lựa chọn thuốc tuỳ thuộc vào thành phần sỏi (không phải sỏi nào cũng có thể hòa tan và thải ra ngoài được).

Chế độ ăn uống đối với người bị sỏi thận

Vì phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa sự tạo thành sỏi là pha loãng nước tiểu, cần phải uống nhiều hơn. Trong đa số các trường hợp cần uống ở mức độ để mỗi ngày thải ra 2-2,5 lít nước tiểu (song các khuyến cáo này không thích hợp với những người bị bệnh tim mạch, họ cần phải hạn chế sử dụng nước).

Thức ăn cần không quá nhiều và đa dạng. Trong bữa ăn của bạn cần có những hạn chế nào là tuỳ thuộc vào thành phần của sỏi. Nếu là sỏi urat, nghĩa là từ axit uric, cần loại trừ những thực phẩm là nguồn gốc tạo ra trong cơ thể axit uric (với hàm lượng cao các hợp chất purin). Thuộc loại này có nước nấu thịt, giò, hạt đậu, trà đặc, cà phê, sôcôla, ca cao. Cần giảm bớt số lượng protein động vật và rượu. Lượng nước uống hàng ngày cần vào khoảng 2,5-3 lít.

Nếu sỏi thận thuộc loại oxalat (từ muối của axit oxalic), trong khẩu phần ăn cần giảm thức ăn có hàm lượng cao canxi, axit ascorbic và oxalat: sản phẩm sữa, pho mat, sôcôla, rau xanh, trà đặc, đậu phộng… Cũng cần giới hạn bớt muối và mỡ. Những thực phẩm chứa chất xơ là có lợi. Lượng nước sử dụng trong ngày đêm không được dưới 2 lít. Nếu sỏi thuộc loại phosphat, cần giới hạn bớt sữa và sản phẩm sữa, rau, hoa quả. Mức độ sử dụng nước uống trong một ngày đêm cần vào khoảng 2-2,5 lít.

Phòng tránh và điều trị sỏi thận

Vì không phải tất cả các loại sỏi có thể hoà tan và loại ra khỏi cơ thể bằng thuốc, khi bị bệnh sỏi thận không hiếm khi phải can thiệp cấp thời. Trong 10-15 năm gần đây y học tiến bộ nhiều trong lĩnh vực này, và bây giờ hâu như tất cả các loại sỏi, không phục thuộc vào kích thước và thành phần của chúng, có thể lấy ra mà không cần phẫu thuật. Trong việc chữa bệnh sỏi thận bây giờ người ta áp dụng phương pháp mổ nội soi hay dùng thiết bị chuyên dùng để nghiền nhỏ sỏi nằm trong thận và ống tiểu. Sóng điện từ sử dụng trong mục đích này được lựa chọn tần số phù hợp để sóng xuyên qua các mô của cơ thể mà không gây tổn thương, sau đó sóng phá huỷ sỏi thành những hạt nhỏ để chúng được thải ra theo đường tự nhiên.

Việc can thiệp bằng phẫu thuật được tiến hành khi sỏi có hình thù phức tạp kiểu san hô và có số lượng nhiều.

Trên cơ sở khám nghiệm bác sĩ phẫu thuật là người quyết định về việc có cần lấy sỏi ra hay không. Nếu sỏi nhỏ, trong một thời gian dài không to lên và không gây phiền phức cho bạn, có thể không cần động đến chúng trong một thời gian. Nhưng chúng cần được theo dõi thường xuyên. Để làm việc này mỗi năm đều phải soi siêu âm, nộp mẫu máu và nước tiểu để phân tích chung và phân tích sinh hoá, khi cần tiến hành soi rơn-ghen.

Nếu không theo dõi sức khoẻ của mình, xác xuất tái phát bệnh sỏi thận vào khoảng 10-40%. Nếu người nào biết phòng ngừa đúng cách, khả năng tái phát giảm đi ít nhất 3 lần. Bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, thực hiện các khuyến cáo của bác sĩ trong việc uống thuốc này hay thuốc khác, tránh lao động nặng, cẩn thận với thời tiết lạnh và ẩm ướt.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 266, ngày 21/5/2005, trang 41-43

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.