Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/05/2021 15:21 (GMT+7)

Sáng chế giải quyết bài toán đặt ra từ thực tiễn

Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật cấp tỉnh (gọi tắt là Hội thi), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (gọi tắt Liên hiệp Hội) chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phát động, triển khai và thu hút nhiều đề tài, giải pháp tham gia Hội thi. Trong số các đề tài, giải pháp được trao giải thời gian qua, một số giải pháp sáng tạo được đánh giá cao về tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng; đặc biệt,phần lớngiải pháp sáng tạo này đều xuất phát từ thực tiễn cũng như góp phần giải quyết bài toán đặt ra từ thực tiễn.  

Các giải pháp sáng tạo được triển khai thực hiện trên cơ sở hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo của tác giả hay theo đặt hàng từ một số tổ chức, cá nhân, khách hàng… 

Sáng chế bắt nguồn từ thực tế

Trong số các giải pháp được trao giải Hội thi, nhiều giải pháp được tác giả hiện thực hóa ý tưởng thông qua quá trình trải nghiệm thực tế và việc nghiên cứu cho ra đời giải pháp sáng chế góp phần giải quyết những khó khăn từ thực tế sản xuất và đời sống.

Nhà sáng chế - lương y Đoàn Văn Khanh

Câu chuyện về nhà sáng chế - lương y Đoàn Văn Khanh (Giám đốc DNTN Long Thuận, xã Song Thuận, huyên Châu Thành), người được mệnh danh là “Vua bưởi” xuất phát từ “một tin đồn”. Theo ông Khanh, vào năm 2006, xuất hiện tin đồn ăn bưởi có nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ (làm quả bưởi bán không ai mua) đã gây thiệt hại lớn cho người trồng bưởi ở tỉnh Tiền Giang. Trước tin đồn trên, ông bắt tay vào nghiên cứu, tìm hiểu về dược tính của cây bưởi nhằm tìm cách chế biến chúng thành những sản phẩm hữu ích, vừa giúp làm tăng giá trị, vừa phá thế bế tắc cho nhà vườn. Hơn một năm mài mò, nghiên cứu, ông đã chiết suất thành công tinh dầu hoa bưởi và sau đó là sản phẩm nước bưởi ép với nhiều công dụng nổi trội. 2 sản phẩm này đạt giải Hội thi cấp tỉnh (năm 2008); đồng thời, giải pháp: “Biến vỏ, hoa bưởi thành tinh dầu kích thích mọc tóc” được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam cấp Giấy chứng nhận “Điển hình sáng tạo Việt Nam”.

Thạc sĩ Phạm Hồng Thơm vận hành thử nghiệm giải pháp sáng chế

Đối với thạc sĩ Phạm Hồng Thơm (Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí và Tự động hóa Tân Phước Đông, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông), tác giả giải pháp “Máy cưa CD tự động” (được trao giải Nhất Hội thi cấp tỉnh và giải Khuyến khích Hội thi toàn quốc năm 2017) cùng nhiều giải pháp sáng tạo khác thì ý tưởng sáng chế xuất phát từ quá trình nghiên cứu, tiếp cận với thực tế, anh nhận thấy ngành cơ khí cần phải gắn với ngành điện tử mới tạo ra bước đột phá trong việc tự động hóa các thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vận hành thiết bị, máy móc.

Trong khi đó, người được mệnh danh là “Kỹ sư không bằng cấp” – thợ cơ khí Dương Quốc Thái (xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè), những sáng chế hữu ích của anh (Bộ bông xới, thiết bị đắp bờ, thiết bị đào rãnh nước…) đã góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tế sản xuất nhằm giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và giảm bớt sự cơ cực cho nhà nông…    

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên Tiền Giang cho rằng, các giải pháp sáng chế dù của trí thức hay nông dân đều rất đáng trân trọng; bởi vì chính họ đã gắn kết giữa tri thức khoa học với hoạt động thực tiễn và góp phần giải quyết những nhu cầu, những bài toán đặt ra từ thực tiễn.     

Đánh giá hiệu quả giải pháp sang chế

Kỹ sư Nguyễn Văn Re, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội, Phó trưởng ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh cho biết, theo Thể lệ Hội thi, hiệu quả của một giải pháp sáng chế được đánh giá qua 3 tiêu chí: Tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng. Ngoài ra, giải pháp còn được xem xét về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường khi được triển khai, ứng dụng vào thực tế.

Trong thực tế, giải pháp sáng chế có thể được đánh giá thông qua chi phí đầu tư hay chi phí sử dụng sản phẩm, kết quả sử dụng, vận hành; đặc biệt là sự chấp nhận của thị trường, khách hàng. Chẳng hạn, nhận xét về “Thiết bị đào rãnh nước” của tác giả Dương Quốc Thái (giải Nhì Hội thi cấp tỉnh năm 2019), nhiều nông dân ở trong và ngoài tỉnh đánh giá cao hiệu quả sử dụng của thiết bị như: Trong 1 giờ, thiết bị này có thể đào trên 1.000 mét rãnh nước, gấp hơn 10 lần so với đào bằng biện pháp thủ công, trong khi giá bán chỉ bằng 50-60% sản phẩm nhập khẩu cùng loại.

Hay “Máy mài lưỡi cưa CD tự động” do Thạc sĩ Phạm Hồng Thơm sáng chế (giải Khuyến khích Hội thi cấp tỉnh năm 2019) được khách hàng trong cả nước ưa chuộng bởi một số tính năng ưu việt, như: Mài được nhiều biên dạng răng, bước răng theo yêu cầu; tốc độ mài có thể được điều chỉnh theo ý muốn; có thể linh hoạt điều chỉnh góc nghiêng răng trong quá trình mài; có hệ thống đếm răng và máy tự động dừng lại khi mài hết răng...

Kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng trình diễn “Máy bẻ tay dê” do anh sáng chế.

Nói về “Máy bẻ tay dê” do kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng sáng chế, ông Nguyễn Phan Trường Duy – chủ Cửa hàng vật liệu xây dựng Bảy Sơn (xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho), người đặt hàng anh Tùng thực hiện giải pháp trên phấn khởi cho biết: “Trước đây, khi thực hiện bằng thủ công, tôi phải thuê đến 3 người (thực hiện các công đoạn: cắt, sửa, bẻ) và mỗi ngày chỉ bẻ được khoảng 70 kg tay dê (từ 800-1.000 tay dê các loại). Kể từ khi đầu tư chiếc máy do anh Tùng sáng chế, tôi chỉ cần thuê một người vận hành, mỗi ngày có thể tạo ra 400-500 kg tay dê. Nhờ vậy, mới đảm bảo có đủ hàng để giao cho khách (khoảng 2 tấn tay dê/tuần)...

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Re, việc thẩm định, đánh giá hiệu quả của giải pháp thuộc lĩnh vực cơ khí, tự động hóa được tiến hành trực quan và thường cho kết quả nhanh hơn so với một số lĩnh vực khác. Chẳng hạn, có thể đánh giá hiệu quả của “Máy cưa CD tự động” hay “Thiết bị đào rãnh nước” thông qua nghiên cứu hồ sơ và quan sát sự vận hành của thiết bị, máy móc trong thực tế; trong khi đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm tinh dầu bưởi về trị chứng rụng tóc, kích thích mọc tóc hay hiệu quả giảm cân, giảm mỡ máu… của sản phẩm nước ép bưởi phải mất từ 1-3 tháng (tùy cơ địa người sử dụng); đồng thời, tác giả còn được yêu cầu bổ sung một số chứng cứ xác thực liên quan đến sản phẩm như: Chứng nhận kết quả xét nghiệm của cơ quan chuyên môn, ý kiến nhận xét của khách hàng, hợp đồng cung ứng hay danh sách khách hàng đã sử dụng sản phẩm...   

                                                                                                HUỲNH VĂN XĨ

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.