Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 13/08/2007 21:48 (GMT+7)

Sa mạc hoá và hoang mạc hoá

Sa mạc hoá xảy ra do những hệ sinh thái trên vùng đất khô cằn bị tổn thương vì khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Đói nghèo dẫn đến nạn phá rừng, sự chăn thả quá mức động vật, những phương pháp tưới tiêu lạc hậu làm giảm năng suất của đất.

Theo đánh giá của chương trình môi trường Liên hiệp quốc từ năm 1991, vấn đề sa mạc hoá đã trở nên căng thẳng. Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển (UNCED) được tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 đã đề ra phương pháp tiếp cận mới mang tính tổng hợp đối với vấn đề này, trong đó tập trung vào các hành động nhằm phát triển bền vững tại cộng đồng.

Công ước được thông qua tại Paris ngày 17 - 6 - 1994, ký ngày 14, 15 - 10 - 1994 và có hiệu lực từ ngày 26 - 12 - 1996. Mục tiêu của Công ước là chống sa mạc hoá và giảm thiểu những tác động của hạn hán ở các nước có những trận hạn hán hoặc sa mạc hoá nghiêm trọng thông qua hành động có hiệu quả ở các cấp, với sự hợp tác quốc tế và các quan hệ đối tác, nhằm phát triển bền vững ở những vùng chịu tác động.

Sa mạc hoá trên thế giới

Thế giới có khoảng 6 đến 12 triệu km 2diện tích bị ảnh hưởng do quá trình hoang mạc hoá. Đất khô hạn chiếm diện tích 43% đất canh tác thế giới. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới bị hoang do xói mòn. Hằng năm, có thêm 20 triệu hecta đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức, không trồng trọt được hoặc bị lấy đi mất để mở mang đô thị. Nhu cầu tăng cao sản lượng nông nghiệp cao để nuôi dân số thế giới đang tăng lên đã làm cho áp lực đối với tài nguyên đất và nước càng gia tăng. So với năm 1970, có thêm 2,2 tỷ người cần được nuôi dưỡng. Cho đến nay, sản xuất lương thực dù có đuổi kịp tăng dân số, nhưng dân số tiếp tục tăng. Trong vòng 30 năm nữa, chúng ta cần phải bổ sung hơn 60% lương thực. Hằng năm, ước tính có từ 1,5 đến 2,5 triệu hecta đất nông nghiệp nước trời và khoảng 35 triệu hecta đất thả gia súc, mất toàn bộ hay một phần năng suất do suy thoái đất.

Việc phục hồi đất bị xói mòn là một quá trình rất chậm, có thể mất tới 500 năm mới hình thành được một lớp đất dày 2,5 cm. Bão bụi là một vấn đề nan giải đang tăng ở nhiều vùng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hệ sinh thái.

Sa mạc hóa ở Việt Nam

Quá trình thoái hoá đất và hoang mạc hoá ở Việt nam là kết quả của sự xói mòn đất, đá ong hoá, hạn hán, cát bay, cát nhảy, đất bị nhiễm nặm, nhiễm phèn. Ở Việt Nam, đất sa mạc hoá không tập trung ở một nơi thành hoang mạc rộng hàng trăm ngàn hecta như ở những quốc gia khác, mà phân bố khắp đất nước, nhất là ở khu vực nông thôn miền núi, ở vùng đất trống, đất cát ven biển, đất rừng nghèo đã và đang suy thoái.

Việc đẩy mạnh tốc độ khai thác quỹ đất, quỹ nước cho sản xuất nông công nghiệp và nạn phá rừng trái phép làm cho quá trình suy thoái hoá đất, giảm nguồn nước diễn ra ngày càng nhanh và càng lan rộng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và gây khó khăn cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Theo kết quả điều tra gần đây, Việt Nam có 21 triệu hecta đất canh tác nông lâm nghiệp, nhưng có khoảng 7,85 triệu hecta chịu tác động mạnh bởi sa mạc hoá, phân bố như sau: (xem bảng dưới)

Để chống sa mạc hoá ở Việt Nam

Cần chống phá rừng, chống các hoạt động làm thoái hoá đất, và khắc phục hạn hán như chống xói rừng, chống cát di động, quản lý nguồn nước… phải gắn với xóa đói giảm nghèo.

Một ví dụ điển hình: Phá rừng đước để nuôi tôm, hại nhiều hơn lợi. Có thể trước mắt mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng với thời gian, đẩy hệ sinh thái đến bờ sụp đổ [theo báo các của Viện Tài nguyên thế giới (WRI)]. Các nghiên cứu cho thấy các trại nuôi tôm chỉ tồn tại tối đa 5 năm. Vì quá thời gian đó, nước bị ô nhiễm nặng đến mức phải di dời đi nơi khác. Các vùng duyên hải không còn rừng đước sẽ bị xâm thực và đe doạ sự phát triển bền vững. Việt Nam mất đi một phần lớn rừng đước ven biển:

Các biện phát chống sa mạc hoá ở Việt Nam :

- Trồng cây để tăng độ che phủ rừng, bảo vệ đất (chỉ tiêu đến năm 2010, sẽ nâng độ che phủ rừng toàn quốc lên 43%). Tiếp tục thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và hệ thống cây trồng phân tán ở nông thôn.

- Quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, nước) theo luật định.

- Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là cung cấp nước cho các vùng bị hạn hán nghiêm trọng.

- Phát triển nông thôn, đặc biệt là tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường sự phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế đối với công tác chống sa mạc hoá ở Việt Nam . Đối với chúng ta, mỗi người mỗi năm trồng thêm một cây cũng sẽ giúp ích không nhỏ cho chương trình này.

Loại đất

Diện tích (ha)

Vùng

Đất trống bị thoái hoá mạnh

7.000.000

Toàn quốc

Đất cát và bãi cát di động

400.000

Các tỉnh ven biển miền Trung

Đất khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn

300.000

Nam Trung bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, NamKhánh Hoà)

Đất bị xói mòn

120.000

Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nơi khác

Đất nhiễm mặn, nhiễm phèn

30.000

Đồng bằng sông Cửu Long (Tứ giác Long Xuyên)

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.