Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/06/2006 23:06 (GMT+7)

Rừng Amazon trước nguy cơ xóa sổ

Vùng rừng này còn tồn tại bao lâu nữa? Hàng năm dân số thế giới tăng vài chục triệu người và đến năm 2050, theo các nhà dân số học thì số dân trên trái đất sẽ là hơn 9 tỉ người. Trước tình trạng gia tăng dân số như vậy liệu nhân loại có cho phép mình lãng phí vùng đất tuyệt vời cho canh tác ở vùng rừng Amazon? Khí hậu ôn hoà cộng với đất trở nên phì nhiêu đã tạo cơ hội cho Brazil mỗi năm sản xuất lượng ngũ cốc tương đương 25 tỉ USD, trong đó 1 phần 3 là đậu tương. Về mặt lý thuyết, số lượng đậu có thể tăng hơn nữa nếu như có thể chặt bớt cây rừng…

Dựa vào những bức ảnh do vệ tinh cung cấp, mẫu thiết kế trên máy tính và kết quả nghiên cứu trên địa bàn, một nhóm các nhà khoa học ởBrazilvà Mỹ đã chuẩn bị bản dự báo cho vùng rừng Amazon trong 50 năm tới. Theo dự báo này có thể có hai khả năng – tốt và xấu.

Khả năng xấu, theo GS.Britaldo Soares – Filho (Trường ĐH liên bang Minas Gerais ởBelo Horizonte), trên thực tế là sự tiếp nối những gì đang diễn ra hiện nay: đó là sự mở rộng diện tích đất trồng trọt vào những khu rừng nguyên thuỷ. Cây cối trong rừng bị đốn ngã không thương tiếc, trước sự bất lực của chính quyền địa phương. Những bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, chẳng hạn, vào năm 2004, người ta đã “làm trống trơn” hơn 25.000 kilômét vuông rừng! GS. Soares Filho cảnh báo, tệ phá rừng sẽ còn gia tăng trong thời gian tới, nếu không có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Người ta đã biết khá nhiều về môi trường rừng già Amazon – về những con sông, đất đai, động thực vật; tuy nhiên không phải tất cả bí mật của nó đã được khám phá hết. Nếu biết được hệ sinh thái hoạt động như thế nào, thì chúng ta có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra khi thế cân bằng sinh thái bị phá vỡ.

“Rừng Amazon bị tấn công từ phía đông và phía nam. Nếu không ngăn chặn được cuộc tấn công này, thì sau nửa thế kỷ những cánh rừng nằm ở phía tả ngạn sông Amazon sẽ biến mất” – Nhà khoa học Daniel Nepstad thuộc Viện nghiên cứu Woods Hole khẳng định như vậy. Theo kịch bản đầy bi quan của ông, vùng châu thổ các con sôngXingu(dài 2100 km)Tapajos(dài 2.200 km) vàMadeira(dài 3250 km) sẽ hoàn toàn bị trơ trọi, không còn một bóng cây nào. Diệt tích đất rừng bị biến thành đồng ruộng sẽ kéo dài đến tận tả ngạn sông Purus – một nhánh lớn của sông Amazon, bắt nguồn từ Perus và dài 3211 km. Nhà nghiên cứu Nepstad nói: “Tất nhiên không phải tất cả những khu rừng mọc ở vùng này đều bị chặt phá hết. Một phần rừng sẽ còn sót lại, chủ yếu là rừng bảo tồn và công viên quốc gia. Nhưng đó sẽ không phải là rừng rậm nữa. Chỉ còn cứu được rừng rậm ở phía tây tính từ sông Negro vàPurus. Diện tích rừng rậm sẽ co lại từ 5,3 đến 3,2 triệu km vuông”.

Giữa vùng rừng bị cắt xén và tàn phá này vẫn có đoạn sông Amazon chảy qua. Tuy nhiên, con sông này, từng chuyên chở một phần năm lượng nước ngọt trên hành tinh, sẽ không còn như trước nữa. Bắt đầu từ vùngManaus, con sông sẽ “chia tay” với rừng và trong chặng chảy cuối của mình, nó tiếp xúc chủ yếu với những cánh đồng. “Cùng với vùng lưu vực Amazon, trong những thập kỷ tới, sẽ có khoảng 2 triệu kilômét vuông diện tích rừng biến mất, bằng khoảng 40% diện tích rừng hiện nay” - Ông Nepstad khẳng định.

Cùng biến mất với cây rừng là môi trường sống của hàng ngàn chủng loại động thực vật sinh sống. GS.Soares – Filho và các cộng sự đã hình dung một tương lai dành cho loài động vật có vú sống trong những phần rừng còn sót lại. Ông nói: “Chúng tôi đã nghiên cứu số phận của 382 loài. Phần lớn trong số chúng sẽ gặp thảm hoạ, bởi vì rừng nhỏ không thể bảo vệ chúng như rừng rậm được. Đó là dấu hiệu đáng lo ngại, cho thấy việc thành lập những khu rừng – công viên quốc gia không đủ sức để cứu vãn môi trường độc đáo ở Amazon. Tuy nhiên vẫn cần phải có những công viên này nhằm giảm thiểu thiệt hại. Chúng tôi cũng đã tính được rằng sẽ có khoảng 17 tỉ tấn cácbon hiện tại ẩn chứa trong đất và cây cối sẽ được giải phóng vào khí quyển. Và như vậy thay cho việc kìm hãm sự biến đổi khí hậu hành tinh, chúng ta lại thúc đẩy nó”.

Còn kịch bản lạc quan của nhà nghiên cứu thì sao? Ông dự đoán rằng đến giữa thế kỷ XXI rừng rậm Amazon chỉ bị mất đi cùng lắm là 10-15% diện tích. “Tuy nhiên để điều đó xảy ra, cần phải có những biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng trái phép. Nếu chính phủBrazilkhông bảo vệ được rừng thì chẳng bao lâu rừng rậm sẽ “ngã gục” trước lưỡi rìu lâm tặc”.

Nguồn: gdtd.com.vn, số 66,03/06/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.