Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/06/2011 23:45 (GMT+7)

Quy trình kỹ thuật thâm canh một số giống lúa lai

Quy trình kỹ thuật thâm canh một số giống lúa lai

1. Nguồn gốc giống

Giống lúa lai 3 dòng Syn - 6 được tạo và tuyển chọn bởi sự hợp tác giữa Công ty Syngenta và Viện Khoa học Nông nghiệp Tứ Xuyên (Trung Quốc), đưa vào khảo nghiệm tại Việt Nam từ năm 2001, đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức tháng 8/2006. Giống được đưa vào cơ cấu thời vụ gieo cấy chính thức ở Hưng Yên từ vụ Xuân 2008. Hiện Syn - 6 là một trong số ít giống lúa lai được nông dân trong tỉnh lựa chọn gieo cấy rộng rãi trong vụ Xuân do năng suất cao ổn định, chất lượng gạo ngon.

2. Đặc tính giống

- Thời gian sinh trưởng 125 - 130 ngày.

- Mạ khỏe, có khả năng chịu rét tốt.

- Khả năng đẻ nhánh khỏe, tập trung.

- Chống đổ tốt, khả năng kháng bệnh khá, nhất là bệnh đạo ôn.

- Bông dài, trỗ gọn, thoát cổ bông và tỷ lệ hạt chắc cao.

- Hạt gạo bầu, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ.

- Năng suất trung bình vụ Xuân đạt 7 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt 8 - 9 tấn ha.

3. Kỹ thuật gieo cấy

- Vụ Xuân: Tốt nhất gieo thẳng hoặc cấy mạ non gieo trên nền đất cứng. Gieo thẳng từ : 10 - 15/2; mạ sân gieo từ 5 - 10/2 cấy trong tháng 2, tuổi mạ 2,5 - 3,5 lá.

- Vụ Mùa: Gieo mạ từ 05 - 15/6 cấy khi mạ 15 - 18 ngày tuổi.

- Mật độ cấy : 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm.

4. Chăm sóc

Lượng phân bón: (tính cho 1 sào Bắc bộ).

- Phân chuồng 300 - 400 kg hoặc 20 - 30 kg phân hữu cơ vi sinh.

- Super lân lâm thao: 15 - 20kg.

- Kali Clorua: 6 - 7 kg.

Cách bón: Lót 100% phân lân, phân chuồng hoặc phân vi sinh + ½ tổng lượng đạm Urê.

- Thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh bón ½ tổng lượng đạm + ½ tổng lượng Kali.

- Thúc lần 2: Khi lúa đứng cái làm đòng: bón nốt số đạm và Kali còn lại.

Lưu ý: Vụ Mùa giảm lượng đạm 15 - 20% để hạn chế bệnh bạc lá.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Thăm đồng thường xuyên để phát hiện phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chú ý các đối tượng dịch bệnh chính:

- Bọ trĩ: Xử lý hạt giống bằng Cruiser Plus 31.5 FS.

- Sâu cuốn lá, sâu đục thân: Sử dụng Padan 95 SP.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Trừ bằng Actaran 25 WG hoặc Alika 247 ZC.

- Bệnh khô vằn: Sử dụng Anvil 5 SC hoặc Nevo 330 EC.

- Trừ cỏ: Thuốc Sofit 300 EC.

- Bệnh vàng lá: Sử dụng Tiltsuper 300 EC hoặc Amistar 325 SC.

Giống lúa q.ưu 1

1. Nguồn gốc giống.

Giống lúa lai Q.ưu 1 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty TNHH giống cây trồng thành phố Trùng Khánh lai tạo và tuyển chọn, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức năm 2006.

2. Đặc tính giống

Là giống cảm ôn, thích ứng rộng, cấy được cả 2 vụ trong năm, thích hợp chân ruộng vàn, vàn cao, thời gian sinh trưởng vụ Xuân muộn 125 - 130 ngày, vụ Mùa 105 - 110 ngày. Chiều cao cây trung bình 96 - 105 cm, bông dài chiều hạt, vỏ trấu màu vàng sáng, năng suất trung bình 75 - 80 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 90 tạ/ha.

3. Kỹ thuật gieo cấy.

- Vụ Xuân muộn: Gieo thẳng từ 10 - 15/2, gieo mạ sân trên nền cứng từ 5 - 10/2, cấy khi mạ 2,5 - 3,5 lá.

- Vụ Mùa gieo mạ từ 05 - 10/6, tuổi mạ 15 - 20 ngày.

- Mật độ cấy: 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm.

4. Phân bón và cách bón (tính cho 1 sào Bắc Bộ):

- Phân chuồng : 200 - 300 kg (nếu có) hoặc hữu cơ phân vi sinh 20 - 30 kg.

- Super lân : 15 - 20 kg

- Đạm Urê : 9 - 10 kg (vụ Mùa giảm 10 - 15% đạm Ure).

- Kali Clorua : 7 - 8 kg

- Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng hoặc phân vi sinh + 100% super lân + 40% đạm Ure + 20% Kali Clorua.

- Bón thúc lần 1 : Khi lúa bén rễ hồi xanh: 50% đạm Ure + 30% Kali Clorua, kết hợp làm cỏ sục bùn.

- Bón thúc lần 2: Bón nốt số phân còn lại khi lúa đứng cái làm đòng.

Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại bằng thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành, chú ý các đối tượng sâu bệnh chính: Rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, ốc bươu vàng và chuột hại.

(Lưu ý: Thóc sau khi thu hoạch không làm giống cho vụ sau được)

Giống lúa Nam Dương 99

1.Nguồn gốc giống và đặc điểm giống.

Là giống lúa lai 3 dòng có nguồn gốc từ Trung Quốc được Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên đưa vào cơ cấu chính thức gieo trồng từ vụ Xuân 2011.

* Đặc điểm nông học

- Nam Dương 99 là giống cảm ôn gieo cấy tốt cả 2 vụ xuân và mùa. Thời gian sinh trưởng ngắn, Vụ xuân: 125 - 130 ngày, Vụ mùa: 105 - 108 ngày, khả năng thích ứng rộng, quần thể đồng đều, sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh nhiều, tập trung, cứng cây, chống chịu tốt với những điều kiện bất thuận. Không bạc lá, nhiễm nhẹ khô vằn và rầy nâu, hạt gạo trong, tỷ lệ gạo lật cao, năng suất lúa cao: bình quân 7 - 7,5 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 8 - 9 tấn/ha.

2. Kỹ thuật gieo cấy

Tốt nhất gieo mạ sân trên nền đất cứng hoặc gieo thẳng.

- Thời vụ gieo: Mạ sân, Vụ Xuân gieo 05/10/2 cấy trong tháng 02; Gieo thẳng từ 10 - 15/02.

- Vụ mùa gieo mạ dược, trà sớm: 05 - 10/6; Trà mùa trung từ 15/6 - 25/6.

- Xử lý hạt giống: Thóc giống trước ngâm ủ cần xử lý trong nước nóng 54 0C hoặc hóa chất: farizan, nước vôi trong… để trừ nấm bệnh, sau xử lý hóa chất, tiến hành ngâm ủ bình thường bằng nước sạch.

* Lưu ý:Hạt giống có vỏ trấu mỏng nên vụ Mùa thời gian ngâm: 15 - 18 giờ, khoảng: 3 - 4 giờ, vớt thóc rửa sạch thay nước mới. Kiểm tra nhìn qua vỏ trấu hạt thóc thấy phôi trắng, hạt giống sưng mép tiến hành vớt ra, để ráo nước và ủ bính thường, đảm bảo nhiệt độ 30 - 35 0C, khi hạt giống nẩy mầm dài bằng 1/3 hạt thóc thì đem gieo.

* Chuẩn bị đất, gieo mạ

+ Nền gieo là đất vườn hoặc bờ mương không bị che khuất, đảm bảo không có chim, chuột hại.

+ Đất gieo mạ phải đảm bảo không có mầm mống gây bệnh, tốt nhất là đất màu, ngoài ra có thể dùng bùn ruộng, bùn mương nội đồng, độ dày nền gieo từ 3 - 4 cm (tuyệt đối không dùng bùn ao tù).

+ Diện tích 4 - 5 m2 mạ nền đủ cấy cho 1 sào Bắc bộ.

+ Phân bón : Đất nhỏ (bùn), phân chuồng mục tỉ lệ: 50/50 và 100gr Super lân + 30gr Ure + 30gr kali, hoặc 150 - 200gr NPK Đầu Trâu hoặc Con Cò trộn đều với bùn san phẳng mặt luống, tiến hành gieo đều, sau gieo giữ ẩm thường xuyên cho mạ sinh trưởng phát triển tốt.

+ Cấy khi mạ 2,5 - 3,5 lá.

2.3 Kỹ thuật cấy và chăm sóc lúa:

- Chuẩn bị ruộng cấy: Cày phơi ải ngay sau thu hoạch lúa mùa, trước cấy đổ ải ngầm trong nước 1 - 2 ngày, bừa nhuyễn, bón lót phân, san phẳng mặt ruộng, kiểm tra loại bỏ cỏ dại trước khi cấy.

- Mật độ cấy: 30 - 40 khóm/m2, cấy: 1 - 2 danh/khóm.

- Kỹ thuật cấy: Cấy nông tay 2 - 3 cm, mạ nhổ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm, mạ không để dập nát.

* Phân bón:

Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ:

- Phân chuồng: 200 - 300 kg (nếu có) hoặc 20 - 30 kg phân hữu cơ vi sinh.

- Đạm Urê: 7 - 10 kg.

- Super lân : 12 - 15 kg.

- Kali clorua: 6 - 7 kg.

* Cách bón:Phân chuồng, phân lân bón lót 100%

- Lượng bón đạm và kali chia bón ở các giai đoạn sau:

+ Bón lót 40% đạm + 20% K 2O, vụ Xuân khi cấy gặp rét dưới 15 0C ngừng lót đạm, chuyển sang bón thúc sau khi lúa hồi xanh.

+ Bón thúc kết hợp với làm cỏ sục bùn lần I: (50%N + 40%K2O).

+ Bón nuôi đòng, trước trỗ 18 20 ngày: Toàn bộ số phân còn lại.

3. Kỹ thuật chăm sóc:

Giai đoạn lúa đẻ nhánh duy trì mực nước sâu 2 - 3 cm, khi lúa đẻ được 300 - 350 dảnh/m2 tháo cạn nước để se mặt ruộng 5 - 7 ngày nhằm ức chế đẻ nhanh vô hiệu và tăng độ cứng cây. Khi lúa phân hóa đòng đảm bảo đủ nước cho đến khi lúa chắc xanh thì tháo cạn nước.

Phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật địa phương.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.