Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/08/2007 13:55 (GMT+7)

Quy trình công nghệ mới bảo quản vải tươi

Với kinh nghiệm bảo quản vải tươi của  ấn Độ -  nước có diện tích và sản lượng vải đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc), công nghệ và kỹ thuật xử lý, bảo quản vải đã được nghiên cứu, phát triển rộng rãi, trong đó có kỹ thuật làm lạnh sơ bộ (Precooling), xử lý xông hơi lưu huỳnh (SO 2), xử lý ổn định màu của vỏ quả vải bằng các dung dịch có pH thấp (HCl, Axid citric) và ứng dụng một số bao bì đục lỗ nhỏ (Micro-perforated films) - những biện pháp bảo quản thích hợp với điều kiện Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu rau quả có ứng dụng các kinh nghiệm của  ấn Độ cho thấy quả vải sau khi được xử lý theo quy 1 ± trình mới có thể bảo quản được trên 1 tháng ở nhiệt độ 4 0C, tỷ lệ quả thương phẩm đạt trên 95%, chất lượng tốt, màu sắc tự nhiên, hấp dẫn người tiêu dùng. Quy trình công nghệ xử lý và bảo quản mới đã được ứng dụng thử nghiệm liên tục trong 3 vụ vải 2003 đến 2005 tại huyện Lục Ngạn  cho thấy hiệu quả kinh tế tăng hơn 20% so với không bảo quản. Một số thương lái chuyên kinh doanh hàng hoa quả Bắc-Nam ở Bắc Giang, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh mạnh dạn áp dụng công nghệ bảo quản mới này đã thu lãi lớn nhờ bán được giá cao gấp 3-4 lần do kéo dài được thời gian áp dụng.

ThS. Nguyễn Khắc Anh, cán bộ kỹ thuật của dự án tóm tắt “Quy trình công nghệ xử lý sau thu hoạch và bảo quản quả vải”như sau:

Thu hái:Thu hái vào thời điểm dịu mát trong ngày, lúc trời khô ráo, tránh thu vào ngày mưa. Thời điểm thu hái thích hợp từ 80-85 ngày sau khi đậu quả, khi quả có hàm lượng chất khô hoà tan tổng số đạt 18 1 ± 0 Brix, độ axít đạt khoảng 0,2%.

Làm lạnh sơ bộ:Để ức chế tức thời hoạt động sống của quả vải (hô hấp, trao đổi chất) cũng như sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, quả vải được làm lạnh sơ bộ bằng cách nhúng vào nước đá đang tan trong   5 phút.

Chọn lọc, phân loại:Sau khi làm lạnh sơ bộ, vải được cắt tỉa, lựa chọn và phân loại để loại bỏ quả giập, nứt, khuyết tật, không đạt kích thước (quá bé hoặc quá to); quả không đạt tiêu chuẩn về độ chín (quá xanh hoặc quá chín), quả sâu bệnh. Buộc thành từng chùm (1-2kg/chùm).

Xử  lý hoá chất chống nấm, mốc:Nhúng  chùm vải sau khi đã chọn lựa vào dung dịch thuốc Topsin M pha nồng độ 0,05% trong  2 phút. Trong trường hợp cần xử lý, bảo quản với khối lượng lớn, sau khi xử lý bằng thuốc trừ nấm Topsin M thì  vớt ra để ráo nước rồi tiếp tục xử lý bằng xông hơi lưu huỳnh (SO 2). Mục đích xử lý SO 2 nhằm tiêu diệt một số vi sinh vật gây hại còn sót lại. Vải quả được xông hơi SO 2 bằng cách đốt bột lưu huỳnh trong buồng kín cùng với vải quả với tỷ lệ 550g /1 tấn quả. Quá trình xông hơi lưu huỳnh được tiến hành trong 30 phút.

Xử lý ổn định màu vỏ quả:Sau khi xử lý hoá chất chống nấm mốc, các chùm vải tiếp tục được nhúng vào dung dịch axít pha loãng (pH 3,0-3,5) trong  2 phút như axít citric 5% hoặc HCl 0,1N.

Đóng gói, bảo quản, vận chuyển:Sau khi xử lý để ổn định màu vỏ quả, vải được vớt ra để ráo nước tự nhiên rồi đóng gói bằng túi PE có đục lỗ thoáng khí (3kg/túi),  xếp vào thùng gỗ (25-30 kg/thùng) có lót thảm cói xung quanh đáy và nắp thùng. Vải được bảo quản trong kho lạnh có nhiệt 1 ± độ ổn định 4 0C, ẩm độ không khí 85-90%. Trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển đến nơi tiêu thụ quả vải luôn ở trong môi trường lạnh, vì vậy trước khi đưa ra ngoài cần tăng nhiệt độ từ từ để tránh “sốc nhiệt” gây hư hỏng, đồng thời hạn chế sự ngưng tụ hơi nước trên bề mặt vỏ quả bằng cách đóng trong các hộp xốp kín, tiêu thụ đến đâu mở hộp đến đấy. Nguồn: Kinh tế nông thôn, số 24, 12/06/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.