Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/12/2010 18:30 (GMT+7)

Quan hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Sinh Sắc: Góp phần hình thành tư tưởng yêu nước của Nguyễn Sinh Cung

Uyên bác bất như San

Thông minh bất như Sắc

Tài hoa bất như Quý

Cường trí bất như Lương.

Nghĩa là:

Hiểu rộng không ai bằng Phan Văn San

Thông minh không ai bằng Nguyễn Sinh Sắc

Tài hoa không ai bằng Vương Thúc Quý

Và nhớ giỏi không ai bằng Trần Văn Lương.

Hai cụ có trí tuệ mẫn tiệp, ham học hỏi, thích hát phường vải và cùng học với thầy Đông Khê Nguyễn Thức Tự, cùng soi chung truyền thống hiếu học và yêu nước của xứ Nghệ. Đó là cơ sở để hai cụ có điều kiện gần gũi, am hiểu, thân thiết với nhau. Mối quan hệ này đã góp phần hình thành tư tưởng yêu nước của Nguyễn Sinh Cung.

Những câu chuyện về Nguyễn Sinh Cung ngày nay phần lớn là giai thoại dân gian. Người ta kể rằng Nguyễn Sinh Cung thường được phục vụ bố tiếp khách, nghe các cụ đàm đạo về thời cuộc. Năm lên 10 tuổi, trong một đêm cụ Sắc đang đàm đạo với cụ Phan ở nhà thì có cậu Cung đứng cạnh. Thấy Cung khôi ngô, mẫn tiệp, nhân nhìn thấy trăng lên sáng đẹp, Phan liền ra câu đối cho Cung: “Nguyệt thượng bạch” nghĩa là trăng mọc sáng đẹp thì Nguyễn Sinh Cung ứng khẩu đối ngay “Nhật hạ hồng” nghĩa là mặt trời lặn đỏ. Phan khen ngợi và cho Cung là người có tư chất thông minh và khẩu khí anh hùng.

Nguyễn Sinh Sắc

Rồi ở học, thầy Vương Thúc Quý ra câu đối: “Thắp đèn lên dầu vương ra đế” thì Cung đối lại ngay: “Cưỡi ngựa dong thẳng tấn lên đường” làm chothầy phải chú ý đến trí tuệ của Cung để bồi dưỡng những hiểu biết cần thiết để phát triển. Đặc biệt Nguyễn Sinh Cung đã cảm nhận được hai câu thơ của Mai Viên – Trung Quốc (1716 – 1797) mà cụ Phanthường ngâm:

Khuya sớm những mong ghi sử sách

Lập thân hèn nhất ấy văn chương

Thì các cụ mừng và hy vọng Cụ Sinh Sắc ngày càng chăm lo bồi dưỡng tư tưởng yêu nước cho Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Sinh Cung là con út và được sự chú ý của cha thường cho ngồi phục vụ tiếp khách, đi đâu thì cho đi cùng. Đó là điều kiện để Nguyễn Sinh Cung cảm nhận được thời cuộc qua sự đàm đạo của cha chú đã gợi mở cho Nguyễn Sinh Cung trong suy nghĩ yêu nước.

Tháng 7 năm 1905, Phan Bội Châu từ Nhật Bản bí mật về nước, rồi về quê lựa chọn thanh niên đi du học ở Nhật để mai sau về giúp nước. Trong đó cụ Phan có chọn Nguyễn Sinh Cung. Theo Trần Dân Tiên thì cụ Phan muốn đưa Cung sang Nhật học nhưng Cung từ chối con đường Đông Du. Việc Nguyễn Sinh Cung ý thức được không sang Nhật, không theo Đông Du là tác động của cụ Sắc. Mặc dầu Phan Bội Châu là người khởi động tinh thần yêu nước cho cụ Sắc và thông qua mối quan hệ của hai cụ đã ảnh hưởng đến Nguyễn Sinh Cung. Cụ Sắc rất quý trọng sự nhiệt thành của cụ Phan nhưng ngẫm lại những thất bại của các phong trào yêu nước trước Phan thì cụ trăn trở, không tin phong trào Đông Du do Phan đề xướng và lãnh đạo sẽ thắng lợi.

Giai đoạn 1901 – 1905 là thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc suy ngẫm và tìm hướng đi mới mở đường cho Nguyễn Sinh Cung. Lời văn cụ Nguyễn Sinh Sắc mừng Nguyễn Tài Tuấn đậu cử nhân năm Bính Ngọ - 1906 đã thể hiện điều này:

Ngô bối do vi cức viên tiếp thân

Hiện tại chi khí khám đàm Giáp Ất

Tiên công dĩ đại bút hùng văn minh thế

Tái sinh tằng phủ chí canh tân.

Tạm dịch:

Bọn ta từ chốn nghèo nàn mà nên danh vọng

Thế nhưng giờ đây chỉ ngồi bàn tự thấp cao mà thôi

Các bậc thời trước lấy bút mạnh, văn hùng thức tỉnh đời

Ví bằng có sống lại cũng khó làm nổi chí canh tân (1).

Tháng 5 – 1906, cụ Sắc vào Huế nhận chức Thừa thiên bộ Lễ, rồi cụ cho Nguyễn Sinh Cung vào học trường Pháp - Việt, không học chữ nho của thánh hiền nữa mà học chữ Tây. Theo cụ, muốn đánh Tây thì phải hiểu Tây, muốn hiểu Tây thì phải học chữ Tây. Đây là sự nhạy cảm của cụ Nguyễn Sinh Sắc và nhờ đó Nguyễn Sinh Cung sớm được tiếp thu và hiểu được thực chất của nền văn minh Tự do – Bình đẳng – Bác ái mà Pháp dành cho ta. Như vậy, Nguyễn Sinh Cung càng nung nấu lòng yêu nước và chí căm thù bọn cướp nước và bán nước để quyết tâm đi tìm đường cứu nước. Sau này khi nhắc lại quá trình tìm đường cứu nước, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó cụ thân sinh ra tôi lúc này thường tự hỏi nhau rằng ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi cảnh thống trị. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, người khác nữa nghĩ là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ” (2).

Nguyễn Sinh Cung

Khi 15 tuổi, Nguyễn Sinh Cung đã biết đau xót trước nỗi thống khổ của đồng bào, đã có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng dân tộc, nhưngchưa định được đường hướng. Nay qua tham gia hoạt động thực tế của cuộc biểu tình chống thuế ở Huế và tiếp xúc với nền văn minh Pháp đã giúp Người khẳng định hướng đường đi cứu nước được đúngđắn.

Ôn lại chuyện xưa để thấy được mối quan hệ giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc và Phan Bội Châu đã góp phần hình thành tư tưởng yêu nước của Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh.

Chú thích:

1/ Theo tài liệu của khu di tích Kim Liên.

2/ Báo Nhân dân ngày 18 – 2 – 1965.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.